Xác định công tác hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường cơ hội việc làm, phát triển thị trường lao động.
Địa phương tăng cường đào tạo nghề gắn với thực tiễn.
Duy trì liên tục công tác kết nối việc làm
Dịch bệnh Covid-19 đã đẩy tình trạng thiếu việc làm tại tỉnh Yên Bái lên cao. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của hơn 2.200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bị tác động nghiêm trọng, kéo theo ảnh hưởng sinh kế của gần 23.000 lao động. Trong đó nhiều lao động đã bị giảm giờ làm, tạm dừng hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc. Chưa kể, khó khăn trong công tác giải quyết việc làm của tỉnh Yên Bái từ trước đến nay còn đến từ vị trí, địa hình khó thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Phần lớn cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, nhiều lao động tại địa phương chưa qua trường lớp đào tạo nghề nên yếu về kĩ năng, trình độ chuyên môn... Thực trạng này gây ra nhiều rào cản cho thị trường lao động địa phương phát triển.
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ, trong đó chú trọng công tác kết nối cung - cầu. Ngay cả trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động này cũng không bị gián đoạn mà được chuyển sang hình thức mới phù hợp.
Nhằm giúp người lao động tại địa phương tiếp cận được những thông tin tuyển dụng mới nhất của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Trước dịch bệnh, các phiên giao dịch việc làm định kỳ và lưu động thường xuyên được tổ chức tại các xã, huyện. Ở các phiên giao dịch này, người lao động không chỉ được giới thiệu về các vị trí việc làm mà còn được phổ biến về điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, chính sách bảo hiểm… Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, hoạt động tư vấn, giới thiệu được thực hiện thông qua kênh trực tuyến như điện thoại, website, mạng xã hội, thư điện tử…
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái tăng cường kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng như các trung tâm dịch vụ việc làm tại các địa phương khác để nâng cao cơ hội việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó thường xuyên cập nhật thông báo tuyển dụng của các đơn vị thuộc lĩnh vực chăm sóc y tế, chế biến thực phẩm, xây dựng, chế tạo máy… ở nước ngoài để hỗ trợ những đối tượng đang có nhu cầu.
Nâng cao chất lượng nguồn lực
Thời gian qua, thiếu lao động trình độ cao là một trong những điểm yếu của thị trường lao động Yên Bái, trong khi chất lượng nguồn nhân lực lại là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh. Do đó, tỉnh Yên Bái hiện đang ưu tiên đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho người lao động ở địa phương, bao gồm cả các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Cụ thể, những ngành nghề được đào tạo chủ yếu là nuôi tằm và sơ chế kén tằm, trồng, chăm sóc và gia công các sản phẩm từ quế, quản lý và phát triển trang trại, kỹ thuật xây dựng, may công nghiệp…
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết với các doanh nghiệp như Công ty Lắp đặt điện nước Tây Hồ - Hà Nội, Công ty TNHH Samsung, Công ty TNHH Canon, chuỗi các nhà hàng, khách sạn… đưa học viên tới thực tập, kiến tập nhằm nâng cao tính thực tiễn để mang lại hiệu quả cao nhất.
Từ các chương trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp, nhiều lao động đã tự chủ việc làm cho mình cũng như góp phần tạo công ăn việc làm cho những người lao động khác tại địa phương thông qua những mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Trong quý I/2020, tính riêng trên địa bàn TP. Yên Bái đã có trên 800 lao động được giải quyết việc làm, tăng 67,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, lao động qua đào tạo và học nghề là trên 300 người, lao động chuyển đổi từ nghề nông nghiệp sang phi nông nghiệp là gần 60 người.
Hoạt động đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã tạo điều kiện cho lao động địa phương cải thiện sinh kế, khuyến khích những lao động thiếu kĩ năng tham gia tích cực vào thị trường lao động. Đặc biệt, sự hỗ trợ của tỉnh là rất thiết thực đối với các nhóm yếu thế như người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được bảo trợ xã hội… Từ đó, công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương có nhiều chuyển biến tích cực.
Ban Biên tập
Xác định công tác hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường cơ hội việc làm, phát triển thị trường lao động. Duy trì liên tục công tác kết nối việc làm
Dịch bệnh Covid-19 đã đẩy tình trạng thiếu việc làm tại tỉnh Yên Bái lên cao. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của hơn 2.200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bị tác động nghiêm trọng, kéo theo ảnh hưởng sinh kế của gần 23.000 lao động. Trong đó nhiều lao động đã bị giảm giờ làm, tạm dừng hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc. Chưa kể, khó khăn trong công tác giải quyết việc làm của tỉnh Yên Bái từ trước đến nay còn đến từ vị trí, địa hình khó thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Phần lớn cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, nhiều lao động tại địa phương chưa qua trường lớp đào tạo nghề nên yếu về kĩ năng, trình độ chuyên môn... Thực trạng này gây ra nhiều rào cản cho thị trường lao động địa phương phát triển.
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ, trong đó chú trọng công tác kết nối cung - cầu. Ngay cả trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động này cũng không bị gián đoạn mà được chuyển sang hình thức mới phù hợp.
Nhằm giúp người lao động tại địa phương tiếp cận được những thông tin tuyển dụng mới nhất của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Trước dịch bệnh, các phiên giao dịch việc làm định kỳ và lưu động thường xuyên được tổ chức tại các xã, huyện. Ở các phiên giao dịch này, người lao động không chỉ được giới thiệu về các vị trí việc làm mà còn được phổ biến về điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, chính sách bảo hiểm… Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, hoạt động tư vấn, giới thiệu được thực hiện thông qua kênh trực tuyến như điện thoại, website, mạng xã hội, thư điện tử…
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái tăng cường kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng như các trung tâm dịch vụ việc làm tại các địa phương khác để nâng cao cơ hội việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó thường xuyên cập nhật thông báo tuyển dụng của các đơn vị thuộc lĩnh vực chăm sóc y tế, chế biến thực phẩm, xây dựng, chế tạo máy… ở nước ngoài để hỗ trợ những đối tượng đang có nhu cầu.
Nâng cao chất lượng nguồn lực
Thời gian qua, thiếu lao động trình độ cao là một trong những điểm yếu của thị trường lao động Yên Bái, trong khi chất lượng nguồn nhân lực lại là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh. Do đó, tỉnh Yên Bái hiện đang ưu tiên đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp cho người lao động ở địa phương, bao gồm cả các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Cụ thể, những ngành nghề được đào tạo chủ yếu là nuôi tằm và sơ chế kén tằm, trồng, chăm sóc và gia công các sản phẩm từ quế, quản lý và phát triển trang trại, kỹ thuật xây dựng, may công nghiệp…
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết với các doanh nghiệp như Công ty Lắp đặt điện nước Tây Hồ - Hà Nội, Công ty TNHH Samsung, Công ty TNHH Canon, chuỗi các nhà hàng, khách sạn… đưa học viên tới thực tập, kiến tập nhằm nâng cao tính thực tiễn để mang lại hiệu quả cao nhất.
Từ các chương trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp, nhiều lao động đã tự chủ việc làm cho mình cũng như góp phần tạo công ăn việc làm cho những người lao động khác tại địa phương thông qua những mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Trong quý I/2020, tính riêng trên địa bàn TP. Yên Bái đã có trên 800 lao động được giải quyết việc làm, tăng 67,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, lao động qua đào tạo và học nghề là trên 300 người, lao động chuyển đổi từ nghề nông nghiệp sang phi nông nghiệp là gần 60 người.
Hoạt động đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã tạo điều kiện cho lao động địa phương cải thiện sinh kế, khuyến khích những lao động thiếu kĩ năng tham gia tích cực vào thị trường lao động. Đặc biệt, sự hỗ trợ của tỉnh là rất thiết thực đối với các nhóm yếu thế như người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được bảo trợ xã hội… Từ đó, công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương có nhiều chuyển biến tích cực.