CTTĐT - Đền Đông Cuông được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận định là vùng khởi nguồn của Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt, là hàng Mẫu đệ nhị trong Tam Tòa Thánh Mẫu.
Trình duyệt không hỗ trợ xem trực tuyến
Nằm ở bờ tả sông Thao, Đền Đông Cuông cách thành phố Yên Bái 55 km, cách trung tâm huyện Văn Yên 15 km về phía Tây Bắc, thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Đền thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, thờ các vị thần có công bảo vệ Tổ Quốc, nên các tác giả Đại Nam Nhất Thống Chí ghi là Đền Vệ Quốc và đặc biệt là nhà bác học Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII đã xếp đền Đông Cuông vào danh mục “Dấu tích linh thiêng”. Với những giá trị về văn hoá lịch sử, ngày 3/02/2009, Đền Đông Cuông đã đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” và Thần Tích của dòng mo họ Hà coi việc giữ đền, thì ngôi đền Mẫu Đông Cuông ngày nay, trước đây thờ Đông Quang công chúa nổi tiếng anh linh. Đông Quang Công chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cho cai quản Đông Cuông. Như vậy, Mẫu Thượng Ngàn nơi đây đã được hình tượng hóa bởi một nhân vật có thật trong lịch sử đó là Đông Quang Công Chúa. Nơi đây, bà Lê Thị Kiểm được hóa thân vào Mẫu Thượng Ngàn. Sử sách truyền lại rằng chiến công của nhiều triều đại Việt Nam có sự phù hộ của Mẫu Thượng Ngàn. Vua Lê Lợi là người đã sắc phong Mẫu Thượng Ngàn là Lê Mại Đại Vương. Như vậy, ở Đông Cuông, Mẫu Thượng ngàn là Lâm Cung Thánh Mẫu vừa là bậc tôi tú anh linh, quyền cao tối thượng vừa gần gũi, bình dị trong hình hài một người vợ, người mẹ trần thế có lai lịch, gốc tích rõ ràng.
Đền Đông Cuông được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận định là vùng khởi nguồn của Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt, là hàng Mẫu đệ nhị trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Tại đền Mẫu Đông Cuông có một nghi lễ hết sức đặc biệt, đó là nghi lễ chầu văn - hầu đồng, một nghi lễ diễn xướng dân gian mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh huyền bí. Hàng năm, các thanh đồng trên mọi miền đất nước thường hành hương về đền Đông Cuông để lễ Mẫu và "bắc ghế hầu Thánh, nhằm cầu lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống.
“Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản này, từ ngày 20 đến 21/5/2017 tại tại di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia Đền Đông Cuông tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên sẽ diễn ra Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn. Đây trong những chương trình mang quy mô lớn và mới nhất thuộc khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc của tỉnh Yên Bái. Đây là dịp quy tụ những bản hội, thanh đồng, cung văn và các nghệ nhân hát chầu văn từ các tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, diễn xướng hầu đồng, trình diễn trang phục truyền thống trong nghi lễ thờ Mẫu Thượng Ngàn, nhằm tạo dựng cách tiếp nhận mới cho du khách và nhân dân địa phương đối với một di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc.
Song song với những hoạt động trong Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn là Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế của huyện Văn Yên. Những hoạt động trên sẽ hứa hẹn mang tới những trải nghiệm thú vị về vùng đất Văn Yên - Yên Bái rất truyền thống mà cũng rất mới lạ cho du khách và người dân nơi đây./.
Đài TT - TH Văn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đền Đông Cuông được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận định là vùng khởi nguồn của Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt, là hàng Mẫu đệ nhị trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Nằm ở bờ tả sông Thao, Đền Đông Cuông cách thành phố Yên Bái 55 km, cách trung tâm huyện Văn Yên 15 km về phía Tây Bắc, thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Đền thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, thờ các vị thần có công bảo vệ Tổ Quốc, nên các tác giả Đại Nam Nhất Thống Chí ghi là Đền Vệ Quốc và đặc biệt là nhà bác học Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII đã xếp đền Đông Cuông vào danh mục “Dấu tích linh thiêng”. Với những giá trị về văn hoá lịch sử, ngày 3/02/2009, Đền Đông Cuông đã đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” và Thần Tích của dòng mo họ Hà coi việc giữ đền, thì ngôi đền Mẫu Đông Cuông ngày nay, trước đây thờ Đông Quang công chúa nổi tiếng anh linh. Đông Quang Công chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cho cai quản Đông Cuông. Như vậy, Mẫu Thượng Ngàn nơi đây đã được hình tượng hóa bởi một nhân vật có thật trong lịch sử đó là Đông Quang Công Chúa. Nơi đây, bà Lê Thị Kiểm được hóa thân vào Mẫu Thượng Ngàn. Sử sách truyền lại rằng chiến công của nhiều triều đại Việt Nam có sự phù hộ của Mẫu Thượng Ngàn. Vua Lê Lợi là người đã sắc phong Mẫu Thượng Ngàn là Lê Mại Đại Vương. Như vậy, ở Đông Cuông, Mẫu Thượng ngàn là Lâm Cung Thánh Mẫu vừa là bậc tôi tú anh linh, quyền cao tối thượng vừa gần gũi, bình dị trong hình hài một người vợ, người mẹ trần thế có lai lịch, gốc tích rõ ràng.
Đền Đông Cuông được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận định là vùng khởi nguồn của Mẫu Thượng Ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt, là hàng Mẫu đệ nhị trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Tại đền Mẫu Đông Cuông có một nghi lễ hết sức đặc biệt, đó là nghi lễ chầu văn - hầu đồng, một nghi lễ diễn xướng dân gian mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh huyền bí. Hàng năm, các thanh đồng trên mọi miền đất nước thường hành hương về đền Đông Cuông để lễ Mẫu và "bắc ghế hầu Thánh, nhằm cầu lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống.
“Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản này, từ ngày 20 đến 21/5/2017 tại tại di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia Đền Đông Cuông tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên sẽ diễn ra Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn. Đây trong những chương trình mang quy mô lớn và mới nhất thuộc khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc của tỉnh Yên Bái. Đây là dịp quy tụ những bản hội, thanh đồng, cung văn và các nghệ nhân hát chầu văn từ các tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, diễn xướng hầu đồng, trình diễn trang phục truyền thống trong nghi lễ thờ Mẫu Thượng Ngàn, nhằm tạo dựng cách tiếp nhận mới cho du khách và nhân dân địa phương đối với một di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc.
Song song với những hoạt động trong Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn là Hội chợ giới thiệu các sản phẩm Quế của huyện Văn Yên. Những hoạt động trên sẽ hứa hẹn mang tới những trải nghiệm thú vị về vùng đất Văn Yên - Yên Bái rất truyền thống mà cũng rất mới lạ cho du khách và người dân nơi đây./.
Đài TT - TH Văn Yên