Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục về phòng, chống mua bán người

02/10/2019 15:38:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT - Đây là một trong những giải pháp được đưa ra trong Chương trình phòng, chống mua bán người (gọi tắt là Chương trình 130/CP) giai đoạn 2016 - 2020.

Ảnh minh họa

Với mục tiêu phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và giảm nguy cơ mua bán người, tội phạm mua bán người, đồng thời thể hiện nỗ lực và cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực này, ngày 31/12/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2546/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người (gọi tắt là Chương trình 130/CP) giai đoạn 2016-2020.

Trọng tâm là tổ chức triển khai thực hiện 05 Đề án gồm: (1) Truyền thông phòng, chống mua bán người, (2) Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, (3) Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, (4) Hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người”, (5) Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người.

Chương trình 130/CP được thực hiện trên phạm vi cả nước và các nước hoặc vùng lãnh thổ khác theo cam kết quốc tế và pháp luật Việt Nam; ưu tiên các tuyến, địa bàn trọng điểm, các tỉnh giáp biên giới Campuchia, Lào, Trung Quốc. Mục tiêu cụ thể của Chương trình là nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực của cá nhân, gia đình và toàn xã hội nhằm chủ động phòng ngừa nguy cơ mua bán người; đẩy mạnh công tác phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán người; tiếp nhận, xác minh, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân kịp thời; an toàn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của nạn nhân; hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả chính sách pháp luật về phòng, chống mua bán người; tăng cường hợp tác và thực hiện các cam kết quốc tế về phòng chống mua bán người.

Những giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống mua bán người; nâng cao năng lực quản lý nhà nước; hoàn thiện pháp luật, lồng ghép vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phỏng, chống mua bán người; tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện, điều tra tội phạm mua bán người, tập trung triệt phá các tổ chức đường dây mua bán người vì mục đích cưỡng bức lao động hoặc vô nhân đạo; truy tố, xét xử nghiêm minh tội phạm mua bán người; thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trạ nạn nhân.

Đồng thời đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục về phòng, chống mua bán người; xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người hiệu quả ở cộng đồng.

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để thực hiện Chương trình, ưu tiên nguồn lực cho các địa phương trọng điểm, địa phương không tự cân đối được ngân sách; thực hiện công tác giám sát, đánh giá theo từng đề án và toàn bộ Chương trình.

Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người; chủ động tham gia và đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế về phòng, chống mua bán người.

Ban Biên tập