CTTĐT - Năm 2018, trong rất nhiều nội dung phòng chống ma túy (PCMT) cần triển khai, Chính phủ đã chọn chủ đề "Hãy bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm họa ma túy” trong Tháng hành động PCMT nhằm nhắc nhở về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và của cả xã hội trong việc giúp đỡ thế hệ trẻ có cuộc sống lành mạnh, không sa vào tệ nạn ma túy.
Tạo cho thế hệ trẻ môi trường sống lành mạnh, không ma túy.
Ma túy là nỗi đau của nhiều gia đình và cũng là nỗi kinh hoàng của toàn xã hội. Nhắc đến ma túy, nếu như trước đây, người ta chỉ biết đến thuốc phiện, hêrôin, thuốc lắc... thì nay ma túy đá, ma túy tổng hợp lại đang là những cụm từ được báo chí đề cập tới nhiều nhất.
Tác hại của ma túy đối với con người ai cũng hiểu, thậm chí nắm rất rõ vì: nó đã hủy hoại biết bao cuộc đời, đẩy nhiều gia đình vào hố sâu thảm kịch. Vướng vào ma túy, con người không chỉ bị tàn phá nghiêm trọng về sức khỏe mà nhân cách cũng bị bào mòn, tâm tính biến đổi. Khi đã lạc vào thế giới u mê của ma túy, con nghiện bất chấp tất cả, hành xử nhẫn tâm ngay cả với cha mẹ, vợ con mình.
Trên phạm vi rộng, tệ nạn ma túy gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, xã hội, là nguyên nhân dẫn đến đại dịch HIV/AIDS của thế giới và hàng loạt các loại tội phạm: trộm cắp, cướp của giết người, gây rối trật tự công cộng.
Thế nhưng, vì sự đua đòi, sĩ diện mà nhiều người, trong đó, không ít các bạn trẻ đã dại dột thử để rồi bập vào ma túy lúc nào không hay. Không một gia đình nào lại mong muốn con em mình sa vào con đường nghiện ngập, tội lỗi.
Tuy nhiên, cũng phải đối diện với một sự thật là hàng ngày, hàng giờ vẫn có không ít bạn trẻ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường đó. Để giảm thiểu tệ nạn ma túy lây lan trong cộng đồng cũng như vì môi trường sống an toàn, lành mạnh cho nhân dân, cùng với việc tăng cường kiểm tra, rà soát nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời tội phạm buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy, yếu tố gia đình và cộng đồng hết sức quan trọng.
Chủ đề của Tháng hành động phòng chống ma túy năm 2018 không nằm ngoài mục đích nhắc nhở về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và của cả xã hội trong việc giúp đỡ thế hệ trẻ sống lành mạnh, trong đó gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Một khi gia đình hòa thuận sẽ tạo cho con em ổn định về mặt tâm lý, hình thành nhân cách tốt.
Cha mẹ cũng cần quan tâm đến đời tư của con em mình, định hướng cho các em các mối quan hệ để các em có thể lường trước được mọi vấn đề, nhất là đối với các em đang tuổi vị thành niên. Trường hợp trẻ vị thành niên nghiện ma túy, gia đình thay vì hắt hủi, la mắng, hãy động viên, an ủi cũng như tạo điều kiện để giúp các em cai nghiện thành công. Sau khi cai nghiện trở về, các em vẫn có thể tái nghiện do bản thân chưa đủ quyết tâm, bị bạn bè xấu lôi kéo. Thực tế, có rất nhiều gia đình coi nhẹ việc quản lý, giáo dục con cái, thậm chí ruồng bỏ, né tránh trách nhiệm khi trẻ sa ngã; có gia đình lại quá nuông chiều, khi phát hiện con mình nghiện chỉ một mực tìm cách bao che, dung túng.
Phòng chống tệ nạn ma túy không phải là trách nhiệm của riêng ai mà cần một phong trào quần chúng rộng rãi, có tính xã hội cao. Để công tác PCMT đạt hiệu quả cần phải có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý giáo dục thành viên. Các nhà trường cũng nên tạo nhiều sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho trẻ; tích cực tuyên truyền về hiểm họa của ma túy trong học đường.
Các cấp, ngành cần quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên khu vực nông thôn để hạn chế sự tự do, vô kỷ luật. Song đầu tiên, mỗi bạn trẻ cần nhận thức đúng đắn về ma túy, có thái độ sống tích cực cũng như dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ, nói không với ma túy để đẩy lùi tệ nạn ma túy trên địa bàn.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2018, trong rất nhiều nội dung phòng chống ma túy (PCMT) cần triển khai, Chính phủ đã chọn chủ đề "Hãy bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm họa ma túy” trong Tháng hành động PCMT nhằm nhắc nhở về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và của cả xã hội trong việc giúp đỡ thế hệ trẻ có cuộc sống lành mạnh, không sa vào tệ nạn ma túy. Ma túy là nỗi đau của nhiều gia đình và cũng là nỗi kinh hoàng của toàn xã hội. Nhắc đến ma túy, nếu như trước đây, người ta chỉ biết đến thuốc phiện, hêrôin, thuốc lắc... thì nay ma túy đá, ma túy tổng hợp lại đang là những cụm từ được báo chí đề cập tới nhiều nhất.
Tác hại của ma túy đối với con người ai cũng hiểu, thậm chí nắm rất rõ vì: nó đã hủy hoại biết bao cuộc đời, đẩy nhiều gia đình vào hố sâu thảm kịch. Vướng vào ma túy, con người không chỉ bị tàn phá nghiêm trọng về sức khỏe mà nhân cách cũng bị bào mòn, tâm tính biến đổi. Khi đã lạc vào thế giới u mê của ma túy, con nghiện bất chấp tất cả, hành xử nhẫn tâm ngay cả với cha mẹ, vợ con mình.
Trên phạm vi rộng, tệ nạn ma túy gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, xã hội, là nguyên nhân dẫn đến đại dịch HIV/AIDS của thế giới và hàng loạt các loại tội phạm: trộm cắp, cướp của giết người, gây rối trật tự công cộng.
Thế nhưng, vì sự đua đòi, sĩ diện mà nhiều người, trong đó, không ít các bạn trẻ đã dại dột thử để rồi bập vào ma túy lúc nào không hay. Không một gia đình nào lại mong muốn con em mình sa vào con đường nghiện ngập, tội lỗi.
Tuy nhiên, cũng phải đối diện với một sự thật là hàng ngày, hàng giờ vẫn có không ít bạn trẻ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường đó. Để giảm thiểu tệ nạn ma túy lây lan trong cộng đồng cũng như vì môi trường sống an toàn, lành mạnh cho nhân dân, cùng với việc tăng cường kiểm tra, rà soát nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời tội phạm buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy, yếu tố gia đình và cộng đồng hết sức quan trọng.
Chủ đề của Tháng hành động phòng chống ma túy năm 2018 không nằm ngoài mục đích nhắc nhở về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và của cả xã hội trong việc giúp đỡ thế hệ trẻ sống lành mạnh, trong đó gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Một khi gia đình hòa thuận sẽ tạo cho con em ổn định về mặt tâm lý, hình thành nhân cách tốt.
Cha mẹ cũng cần quan tâm đến đời tư của con em mình, định hướng cho các em các mối quan hệ để các em có thể lường trước được mọi vấn đề, nhất là đối với các em đang tuổi vị thành niên. Trường hợp trẻ vị thành niên nghiện ma túy, gia đình thay vì hắt hủi, la mắng, hãy động viên, an ủi cũng như tạo điều kiện để giúp các em cai nghiện thành công. Sau khi cai nghiện trở về, các em vẫn có thể tái nghiện do bản thân chưa đủ quyết tâm, bị bạn bè xấu lôi kéo. Thực tế, có rất nhiều gia đình coi nhẹ việc quản lý, giáo dục con cái, thậm chí ruồng bỏ, né tránh trách nhiệm khi trẻ sa ngã; có gia đình lại quá nuông chiều, khi phát hiện con mình nghiện chỉ một mực tìm cách bao che, dung túng.
Phòng chống tệ nạn ma túy không phải là trách nhiệm của riêng ai mà cần một phong trào quần chúng rộng rãi, có tính xã hội cao. Để công tác PCMT đạt hiệu quả cần phải có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý giáo dục thành viên. Các nhà trường cũng nên tạo nhiều sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho trẻ; tích cực tuyên truyền về hiểm họa của ma túy trong học đường.
Các cấp, ngành cần quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên khu vực nông thôn để hạn chế sự tự do, vô kỷ luật. Song đầu tiên, mỗi bạn trẻ cần nhận thức đúng đắn về ma túy, có thái độ sống tích cực cũng như dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ, nói không với ma túy để đẩy lùi tệ nạn ma túy trên địa bàn.