CTTĐT - 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc phát hiện 89 vụ mua bán người, liên quan đến 142 đối tượng, lừa bán 169 nạn nhân (giảm khoảng 10% số vụ, tăng 12,7% số đối tượng và giảm 28,4% số nạn nhân so với cùng kỳ 2018).
Lực lượng Công an tuyên truyền phòng chống mua bán người cho đồng bào vùng sâu, vùng xa (Ảnh minh họa)
Thủ đoạn nổi lên của loại tội phạm này là các đối tượng người Việt Nam móc nối, cấu kết với các đối tượng người Trung Quốc quen thuộc địa bàn biên giới để lừa, dụ dỗ các nạn nhân (kể cả người thân trong gia đình) đưa sang Trung Quốc bán.
Cùng với đó, các đối tượng thông qua mạng xã hội, giả danh là cán bộ công an, bộ đội gọi điện tán tỉnh, làm quen với nạn nhân (chủ yếu là phụ nữ người dân tộc Mông, trong độ tuổi từ 16-23), giả vờ yêu, tổ chức đám cưới, hẹn hò, rủ đi chơi hoặc khống chế, đe dọa nạn nhân, sau đó bán họ ra nước ngoài. Cơ quan chức năng đã phát hiện một số vụ sử dụng chiêu thức này tại Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái…
Không chỉ mua bán người, tình trạng mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể cũng diễn biến phức tạp. Đáng chú ý xuất hiện thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người dưới hình thức mang thai hộ, mua bán bào thai…
Quá trình điều tra, khám phá, các lực lượng chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã điều tra, khám phá 67 vụ, bắt 112 đối tượng mua bán người. Đã tổ chức giải cứu, tiếp nhận 137 nạn nhân bị mua bán trở về. Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp đã khởi tố 86 vụ, 152 bị can về tội mua bán người; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trong 6 tháng, công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật đối với loại tội phạm mua bán người tiếp tục được các cơ quan, đơn vị thành viên của Ban Chỉ đạo 138 tập trung triển khai.
Bộ Tư pháp phối hợp Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và các bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai thi hành Bộ luật Hình sự và xây dựng kết quả pháp điển Luật phòng, chống mua bán người.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các nghị định, thông tư chính sách, quy trình, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng. Bộ cũng tiếp tục phối hợp Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai dự án tăng cường hoạt động của đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2 tại Việt Nam; phối hợp với Liên minh châu Âu tổ chức Hội thảo “Tăng cường tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân của nạn mua bán người”.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc phát hiện 89 vụ mua bán người, liên quan đến 142 đối tượng, lừa bán 169 nạn nhân (giảm khoảng 10% số vụ, tăng 12,7% số đối tượng và giảm 28,4% số nạn nhân so với cùng kỳ 2018).Thủ đoạn nổi lên của loại tội phạm này là các đối tượng người Việt Nam móc nối, cấu kết với các đối tượng người Trung Quốc quen thuộc địa bàn biên giới để lừa, dụ dỗ các nạn nhân (kể cả người thân trong gia đình) đưa sang Trung Quốc bán.
Cùng với đó, các đối tượng thông qua mạng xã hội, giả danh là cán bộ công an, bộ đội gọi điện tán tỉnh, làm quen với nạn nhân (chủ yếu là phụ nữ người dân tộc Mông, trong độ tuổi từ 16-23), giả vờ yêu, tổ chức đám cưới, hẹn hò, rủ đi chơi hoặc khống chế, đe dọa nạn nhân, sau đó bán họ ra nước ngoài. Cơ quan chức năng đã phát hiện một số vụ sử dụng chiêu thức này tại Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái…
Không chỉ mua bán người, tình trạng mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể cũng diễn biến phức tạp. Đáng chú ý xuất hiện thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người dưới hình thức mang thai hộ, mua bán bào thai…
Quá trình điều tra, khám phá, các lực lượng chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã điều tra, khám phá 67 vụ, bắt 112 đối tượng mua bán người. Đã tổ chức giải cứu, tiếp nhận 137 nạn nhân bị mua bán trở về. Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp đã khởi tố 86 vụ, 152 bị can về tội mua bán người; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trong 6 tháng, công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật đối với loại tội phạm mua bán người tiếp tục được các cơ quan, đơn vị thành viên của Ban Chỉ đạo 138 tập trung triển khai.
Bộ Tư pháp phối hợp Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và các bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai thi hành Bộ luật Hình sự và xây dựng kết quả pháp điển Luật phòng, chống mua bán người.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các nghị định, thông tư chính sách, quy trình, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng. Bộ cũng tiếp tục phối hợp Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai dự án tăng cường hoạt động của đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2 tại Việt Nam; phối hợp với Liên minh châu Âu tổ chức Hội thảo “Tăng cường tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân của nạn mua bán người”.