CTTĐT - Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến hết tháng 6 năm 2019, đường dây nóng phòng chống mua bán người 111 đã tiếp nhận 764 cuộc gọi, giảm 485 cuộc so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có 607 cuộc gọi cung cấp thông tin chung về hoạt động của đường dây nóng và phòng chống mua bán người, 141 cuộc gọi tư vấn về tâm lý, chính sách, các dịch vụ và hỗ trợ nạn nhân, 16 cuộc gọi chuyển tuyến giải cứu và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người.
Đường dây nóng 111
Đối tượng gọi đến Tổng đài phần lớn là người dân (57,8%), người thân, bạn bè của nạn nhân bị mua bán, nạn nhân của mua bán người. Giới tính gọi đến chủ yếu là nam giới (61,3% nam và 38,7% nữ).
Số lượng cuộc gọi nhiều nhất đến từ khu vực miền núi Phía Bắc, chiếm tỉ lệ 32,7% trong tổng số cuộc gọi đến đường dây nóng. Thứ hai là các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với 22,3%. Tiếp đến là các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với 16,4%; vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với 15,7%; khu vực Nam Trung bộ 6,8%. Các tỉnh khu vực Tây Nguyên có số cuộc gọi tới đường dây nóng chỉ chiếm 5,9% và 1 cuộc gọi từ nước ngoài chiếm 0,1% .
Nội dung cuộc gọi đến Đường dây nóng chiếm phần lớn là cuộc gọi cung cấp thông tin về chức năng hoạt động nhiệm vụ của đường dây nóng. Bên cạnh đó là các cuộc gọi cung cấp thông tin về tình hình buôn bán người tại Việt Nam và các vấn đề khác như di cư, xuất khẩu lao động hoặc việc làm.
Qua đó, đã kịp thời thông tin đến các lực lượng chức năng biết được nội dung của các vụ việc và tìm cách giải quyết, giải cứu nạn nhân; tư vấn về các vấn đề xung quanh việc phòng chống mua bán người, tư vấn tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ tài chính cho đối tượng là nạn nhân của mua bán người, hỗ trợ tư vấn tìm kiếm nơi tạm lánh, hỗ trợ tư vấn pháp lý, tư vấn tâm lý cho nạn nhân và gia đình…
Để tiếp tục phổ biến, tuyên truyền về hiệu quả Đường dây nóng 111 đến người dân, trong thời gian tới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch truyền thông lớn về Đường dây nóng 111 trong đó chú trọng truyền thông tới các trường học, đưa vào sách giáo khoa, đưa vào hệ thống nhà hàng, khách sạn du lịch; Các thiết chế văn hóa; Các ấn phẩm của NXB Kim Đồng liên quan đến sách dành cho trẻ em….Qua đó nhằm thông tin rộng rãi hơn nữa về Tổng đài 111 với 2 chức năng bảo vệ trẻ em và tư vấn, hỗ trợ nạn nhân mua bán người đến với đông đảo người dân.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Dự án “Thành lập Đường dây nóng phòng, chống mua bán người ở Việt Nam” được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu, phù hợp để tăng cường mạng lưới hợp tác, phối hợp về phòng chống mua bán người tại Việt Nam. Dự án được triển khai từ tháng 7-2012 đến tháng 3-2016 tại 3 tỉnh, TP gồm Hà Nội, An Giang và Hà Giang với mục tiêu là tăng cường các chức năng hiện tại Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Đồng thời mở rộng thêm chức năng phòng, chống mua bán người để đóng góp vào những nỗ lực chung của Chính phủ trong công tác phòng, chống mua bán người cũng như tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán.
Giai đoạn 2 của Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 11-2018 đến tháng 11-2021) sẽ hướng đến mục tiêu thành lập hệ thống Đường dây nóng quốc gia để góp phần vào việc tăng cường cơ chế chuyển tuyến các dịch vụ tại Việt Nam, tiến tới hợp tác xuyên biên giới với các quốc gia lân cận trong hoạt động phòng, chống mua bán người.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến hết tháng 6 năm 2019, đường dây nóng phòng chống mua bán người 111 đã tiếp nhận 764 cuộc gọi, giảm 485 cuộc so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có 607 cuộc gọi cung cấp thông tin chung về hoạt động của đường dây nóng và phòng chống mua bán người, 141 cuộc gọi tư vấn về tâm lý, chính sách, các dịch vụ và hỗ trợ nạn nhân, 16 cuộc gọi chuyển tuyến giải cứu và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người.Đối tượng gọi đến Tổng đài phần lớn là người dân (57,8%), người thân, bạn bè của nạn nhân bị mua bán, nạn nhân của mua bán người. Giới tính gọi đến chủ yếu là nam giới (61,3% nam và 38,7% nữ).
Số lượng cuộc gọi nhiều nhất đến từ khu vực miền núi Phía Bắc, chiếm tỉ lệ 32,7% trong tổng số cuộc gọi đến đường dây nóng. Thứ hai là các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với 22,3%. Tiếp đến là các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với 16,4%; vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với 15,7%; khu vực Nam Trung bộ 6,8%. Các tỉnh khu vực Tây Nguyên có số cuộc gọi tới đường dây nóng chỉ chiếm 5,9% và 1 cuộc gọi từ nước ngoài chiếm 0,1% .
Nội dung cuộc gọi đến Đường dây nóng chiếm phần lớn là cuộc gọi cung cấp thông tin về chức năng hoạt động nhiệm vụ của đường dây nóng. Bên cạnh đó là các cuộc gọi cung cấp thông tin về tình hình buôn bán người tại Việt Nam và các vấn đề khác như di cư, xuất khẩu lao động hoặc việc làm.
Qua đó, đã kịp thời thông tin đến các lực lượng chức năng biết được nội dung của các vụ việc và tìm cách giải quyết, giải cứu nạn nhân; tư vấn về các vấn đề xung quanh việc phòng chống mua bán người, tư vấn tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ tài chính cho đối tượng là nạn nhân của mua bán người, hỗ trợ tư vấn tìm kiếm nơi tạm lánh, hỗ trợ tư vấn pháp lý, tư vấn tâm lý cho nạn nhân và gia đình…
Để tiếp tục phổ biến, tuyên truyền về hiệu quả Đường dây nóng 111 đến người dân, trong thời gian tới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch truyền thông lớn về Đường dây nóng 111 trong đó chú trọng truyền thông tới các trường học, đưa vào sách giáo khoa, đưa vào hệ thống nhà hàng, khách sạn du lịch; Các thiết chế văn hóa; Các ấn phẩm của NXB Kim Đồng liên quan đến sách dành cho trẻ em….Qua đó nhằm thông tin rộng rãi hơn nữa về Tổng đài 111 với 2 chức năng bảo vệ trẻ em và tư vấn, hỗ trợ nạn nhân mua bán người đến với đông đảo người dân.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Dự án “Thành lập Đường dây nóng phòng, chống mua bán người ở Việt Nam” được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu, phù hợp để tăng cường mạng lưới hợp tác, phối hợp về phòng chống mua bán người tại Việt Nam. Dự án được triển khai từ tháng 7-2012 đến tháng 3-2016 tại 3 tỉnh, TP gồm Hà Nội, An Giang và Hà Giang với mục tiêu là tăng cường các chức năng hiện tại Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Đồng thời mở rộng thêm chức năng phòng, chống mua bán người để đóng góp vào những nỗ lực chung của Chính phủ trong công tác phòng, chống mua bán người cũng như tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán.
Giai đoạn 2 của Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 11-2018 đến tháng 11-2021) sẽ hướng đến mục tiêu thành lập hệ thống Đường dây nóng quốc gia để góp phần vào việc tăng cường cơ chế chuyển tuyến các dịch vụ tại Việt Nam, tiến tới hợp tác xuyên biên giới với các quốc gia lân cận trong hoạt động phòng, chống mua bán người.