Thời gian gần đây, cùng với sự bùng nổ của những mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tel... thì cũng ghi nhận việc ra đời và phát triển mạnh mẽ của các “hội kín” (còn được gọi là nhóm kín). Bên cạnh một số nhóm có tác dụng tích cực như trao đổi công việc, học tập, tâm sự... thì không ít nhóm lại trở thành nơi quy tụ của tội phạm và tệ nạn xã hội.
Nhóm kín cổ súy mua bán, sử dụng ma túy
ừ những group khiêu dâm...
Không thể phủ nhận mạng xã hội Facebook đang gây những tác động, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Trang cá nhân, Fanpage và Group (nhóm) chính là ba nền tảng trụ cột của mạng xã hội này.
Khác với fanpage - cộng đồng do một hay nhiều cá nhân quản lý và chịu trách nhiệm với mỗi bài đăng, group Facebook là một cộng đồng thu nhỏ nơi mọi người có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, video, sở thích hoặc rao bán hàng hóa.
Với mỗi người "chơi" Facebook, việc trở thành thành viên của một group là hết sức bình thường. Đó có thể là một nhóm các thành viên trong một cơ quan, doanh nghiệp; hoặc nhóm yêu điện ảnh, âm nhạc. Group Facebook có thể hạn chế, lọc thành viên chi tiết hơn và có tính cộng đồng rất cao.
Hiện có 3 dạng group gồm public (công khai), private (kín) và secret (bí mật). Trong đó, group kín và bí mật đang là nơi tiềm ẩn nguy hiểm cho người dùng Facebook cũng như chứa chấp nhiều nội dung trái pháp luật.
Qua sự giới thiệu của Hoàng Anh - một "trùm" hội kín và cũng từng là admin của một group nổi đình nổi đám trong lĩnh vực nhạy cảm, chúng tôi đã được join (tham gia) vào một số hội kín và choáng váng trước những hình ảnh, clip bẩn thỉu, độc hại trong những hội này. Thử điểm qua một số cái tên như "hội ấu dâm", "hội những thằng thích đồ lót phụ nữ", "hội some và swing Việt Nam", "hội chăn chuối"... đã có thể tưởng tượng được những nội dung không lành mạnh của nó.
Các hội nhóm ấy tồn tại theo tôn chỉ “hội kín và chỉ mời thành viên quen biết”. Họ chỉ chấp nhận user mới được thành viên trong nhóm giới thiệu và có kiểm duyệt gắt gao. Ví dụ, khi muốn gia nhập “hội chị em” (được đổi tên từ “hội chăn chuối”), người mới sẽ trải qua cuộc phỏng vấn bằng call video từ admin, đảm bảo sàng lọc 100% thành viên là nữ và… có nhu cầu thực sự!
Tương tự, Group V… chuyên đăng tải ảnh khiêu dâm từng làm mưa làm gió trên mạng xã hội Facebook những năm 2018-2019. Khi trở thành thành viên của nhóm này, hễ truy cập là member ngập ngụa trong những hình ảnh, clip có nội dung đồi trụy. Và chỉ trong một thời gian ngắn, group này đã quy tụ hàng trăm ngàn thành viên tham gia.
Sau khi Facebook mở chiến dịch "thanh lọc" nội dung, nhóm này đã bị xóa sổ. Tuy nhiên, một group khác tương tự được tạo ra ngay sau đó. Hiện tại, sau một năm thành lập, nhóm này đã có hơn 1,3 triệu thành viên, “tăng trưởng” gấp đôi con số trước đây của V.
"Việc quản lý những hội nhóm này rất khó. Nếu nhóm cài đặt bí mật thì chỉ thành viên mới có thể thấy được nhóm. Nếu đặt ở chế độ nhóm kín, người dùng muốn thấy được nội dung nhóm phải trả lời một số câu hỏi và chờ xét duyệt của quản trị viên" - Hoàng Anh chia sẻ.
Đặc biệt, từng có thời gian mạng xã hội Zalo cũng có nhiều nhóm chuyên đăng ảnh, clip khoe da thịt hoặc nội dung khiêu dâm. Thời gian gần đây những group này đã bị "quét" và chặn khá nhiều thì lại nổi lên một mạng xã hội khác, đó là Tel... Mạng xã hội này có những nhóm kín còn "khủng" hơn Facebook, Zalo rất nhiều lần. Nguy hiểm hơn, việc tham gia nhóm kín của Tel... lại rất đơn giản. Sau khi đã cài đặt app Tel và đăng nhập bằng một số điện thoại thì chỉ cần có link của nhóm, bấm "join" (gia nhập) là có thể trở thành thành viên.
Dù mục đích của các admin là bán hàng (đa số là bán thuốc kích dục) hoặc môi giới mại dâm, thì những hình ảnh clip độc hại được đăng tải hàng ngày, hàng giờ đang đầu độc giới trẻ. Cũng theo Hoàng Anh, có không ít học sinh THCS, THPT hàng ngày say sưa đăng nhập vào những group này để thỏa mãn trí tò mò.
... đến cổ súy mua bán, sử dụng ma túy
Bên cạnh sự phát triển rầm rộ của những group kín có nội dung đồi trụy thì cũng tồn tại một số nhóm cổ súy mua bán, sử dụng ma túy. Những nhóm này chứa đựng mối nguy hại rất lớn. Trong tất cả các nhóm Facebook có nội dung liên quan đến chất kích thích, có lẽ "Tâm sự..." là một trong những group nổi tiếng nhất với hơn 200 nghìn thành viên.
"Hội chỉ nói về chủ đề phê, không mua bán, tổ chức sử dụng các chất ma tuý, không khuyến khích sử dụng ma tuý mà chỉ chia sẻ nhạc - video giúp bạn văn minh và chìm trong hưởng, chia sẻ về cuộc đời, cuộc chơi, suy nghĩ trong cơn phê của bạn", phần mô tả của group Facebook này viết.
Tuy nhiên khi xem những hình ảnh, video đăng tải trên nhóm Facebook này khiến không ít người rợn gáy. Một nam thanh niên cầm hung khí với mô tả: "Khi phê đồ chúng mày làm gì. Tao vác đồ xuống đường tìm chỗ xả...".
Ngoài group trên, nhiều hội nhóm khác như "Tạp chí C...", "Bay cùng..." cũng là những group chia sẻ hình ảnh về chất kích thích và quá trình sử dụng. Trong số đó, có nhiều nhóm Facebook ghi rõ ở phần nội quy: “Các thành viên không được đăng bài mua bán chất kích thích” song lại vẽ đường: “Nếu có nhu cầu chủ động ra ngoài thương lượng!”.
Đồng thời trong các nhóm này luôn có những hướng dẫn chi tiết cách trồng và chiết xuất cần sa. Điển hình như nhóm "Canh tác chiết xuất..." có hàng chục ngàn thành viên. Nội dung chính của nhóm là hướng dẫn trồng, chiết xuất và mua bán cần sa. Group này đã hoạt động từ năm 2017 và vi phạm chính sách về tuyên truyền chất kích thích của Facebook nhưng vẫn tồn tại.
Nhóm kín cổ súy mua bán, sử dụng ma túy
Còn nhớ tháng 2/2020, Công an huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã bóc gỡ một đường dây chuyên bán ma túy qua một nhóm kín trên mạng xã hội Facebook. Tổ công tác Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy Công an huyện bất ngờ tiến hành kiểm tra hành chính ông N.T.V. trú tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm, Hà Nội) làm nghề xe ôm và phát hiện một túi giấy “lạ”. Bên ngoài túi có ghim một tờ giấy cùng dòng chữ “Đại học Thành Đô, thu 600K”.
Bên trong túi giấy có một hộp nhựa màu trắng chứa thảo mộc khô và một bao thuốc lá chứa 5 điếu thuốc lá. Qua giám định, cơ quan công an kết luận thảo mộc bên trong hộp nhựa màu trắng có khối lượng 5,150g là ma túy loại cần sa. Thảo mộc bên trong 5 điếu thuốc có khối lượng 2,807g. Ông V. khai mình là shipper đi giao hàng cho khách theo yêu cầu của một nam thanh niên tên là Cao.
Cơ quan công an lập tức tổ chức lực lượng truy ngược đối tượng gửi hàng. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ cùng sự kiên trì không ngại khó khăn, trinh sát đã xác định kẻ gửi hàng là Nguyễn Nam Cao (sinh năm 1998, trú tại xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Qua đấu tranh, thủ đoạn buôn bán tinh vi của đối tượng này đã bị cơ quan công an bóc trần.
Nhiều tháng trước, qua các mối quan hệ xã hội, Cao được các đối tượng rủ tham gia nhóm kín trên mạng để buôn bán ma túy. Đây là những nhóm mà muốn trở thành thành viên thì phải được admin (người quản lý trang) đồng ý. Khi đăng nội dung lên các nhóm này cũng phải được sự phê duyệt của admin. Sau khi đăng bài, thành viên nào có nhu cầu hàng thì inbox (nhắn tin riêng) cho người bán, nhưng cũng phải là người quen biết thì mới thỏa thuận mua bán. Thấy hình thức mua bán dạng này khá an toàn, Cao đã tự mình lập một group để nhảy ra buôn bán riêng.
Sáng ngày 21/2/2020, do có nhu cầu sử dụng ma túy, đối tượng Đỗ Văn Đông đã nhắn tin đến nhóm kín có tên là “Thảo dược...” với nội dung hỏi mua ma túy cần sa. Chủ của nhóm này là Nguyễn Nam Cao đã đồng ý bán cho Đông một hộp ma túy cần sa và 5 điếu thuốc lá chứa ma túy cần sa với giá 600 ngàn đồng. Cao đã thuê ông N.T.V đi ship hàng cho mình chuyển đến cho Đông. Khi ông V. đang giao hàng cho Đông thì bị cơ quan công an kiểm tra bắt giữ.
Cơ quan điều tra cũng xác định người bán ma túy cần sa cho Nguyễn Cao Nam là Dương Quang Huy (sinh năm 1981, trú tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội). Triệu tập Dương Quang Huy đến cơ quan công an, đối tượng này cũng đang trên đường bán ma túy.
“Đáng chú ý, các đối tượng luôn sử dụng tài khoản "ảo" để trao đổi nên rất khó xác định được chủ sở hữu thật sự của các trang mạng cá nhân này.
Khi xong thỏa thuận, các đối tượng lại thuê những người shipper giao hàng và nói hàng hóa là những mặt hàng thông thường như nước hoa, mỹ phẩm để tránh bị nghi ngờ. Do đó, lực lượng phá án đã phải dày công trinh sát, thu thập tài liệu chứng cứ cũng như xác định rõ chủ nhân của các nickname thì mới có thể phá án.” - Trung tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về kinh tê, ma túy Công an huyện Hoài Đức chia sẻ. Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Nam Cao và Dương Quang Huy để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Liên tiếp xử lý nhiều admin nhóm kín vi phạm pháp luật
Ngày 25/6/2020, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP.Hà Nội cho biết đã xử lý một trường hợp thường xuyên báo “chốt” 141 trên mạng xã hội facebook.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Cơ quan công an phát hiện nhóm chuyên lên mạng xã hội để “Báo chốt 141 Hà Nội”, có đăng tải các bài biết, hình ảnh về vị trí các tổ công tác 141 và lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên địa bàn thành phố.
Tiến hành xác minh, lực lượng chức năng đã làm rõ và triệu tập kiểm duyệt viên của nhóm là V.N.A. (sinh năm 1994, thường trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lên làm việc.
Tại cơ quan Công an, V.N.A khai nhận đã lập tài khoản facebook là “V.N.A” để kết bạn, bán hàng online và đến cuối tháng 5/2020, trở thành kiểm duyệt viên của nhóm “Báo chốt 141 Hà Nội”.
Trong thời gian hoạt động trong nhóm, V.N.A. đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh có nội dung "chỉ điểm", cung cấp thông tin, vị trí của các tổ công tác 141, CSGT hoạt động trên các tuyến đường, phố cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mục đích đăng tải là để thông báo tới các thành viên trong nhóm vị trí các tổ công tác, để khi tham gia giao thông các thành viên có thể tránh được việc bị cơ quan chức năng kiểm tra xử phạt khi có vi phạm. V.N.A. đã nhận thức được hành vi sai phạm, cam kết không tái phạm, tự gỡ tất cả các bài viết của mình đăng trên nhóm.
Ngày 18/6/2020, Phòng An ninh Chính trị Nội bộ Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với Công an huyện Thanh Ba đã làm rõ và xử lý nhóm thanh niên có hành vi thu thập, đăng tải thông tin liên quan đến hoạt động tuần tra, kiểm soát của CSGT, trật tự cơ động Công an huyện Thanh Ba lên nhóm kín Facebook "Chốt-thanh ba".
Nhóm này chuyên đăng tải nhiều nội dung bôi nhọ, phản ánh sai sự thật về lực lượng CSGT nói riêng và lực lượng công an nói chung; làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chuyên môn và tình hình an ninh trật tự địa bàn.
Tại Thanh Hóa, đối tượng L.N.T. (sinh năm 2001, ở tại phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa) đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân để tạo lập nhóm “Thông chốt, báo chốt, trêu Cảnh sát Cơ động Thanh Hóa”, sau đó đổi tên thành “Thông chốt, báo chốt TP. Thanh Hóa”.
(Theo Báo Công an Nhân dân)
Thời gian gần đây, cùng với sự bùng nổ của những mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tel... thì cũng ghi nhận việc ra đời và phát triển mạnh mẽ của các “hội kín” (còn được gọi là nhóm kín). Bên cạnh một số nhóm có tác dụng tích cực như trao đổi công việc, học tập, tâm sự... thì không ít nhóm lại trở thành nơi quy tụ của tội phạm và tệ nạn xã hội.ừ những group khiêu dâm...
Không thể phủ nhận mạng xã hội Facebook đang gây những tác động, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Trang cá nhân, Fanpage và Group (nhóm) chính là ba nền tảng trụ cột của mạng xã hội này.
Khác với fanpage - cộng đồng do một hay nhiều cá nhân quản lý và chịu trách nhiệm với mỗi bài đăng, group Facebook là một cộng đồng thu nhỏ nơi mọi người có thể chia sẻ thông tin, hình ảnh, video, sở thích hoặc rao bán hàng hóa.
Với mỗi người "chơi" Facebook, việc trở thành thành viên của một group là hết sức bình thường. Đó có thể là một nhóm các thành viên trong một cơ quan, doanh nghiệp; hoặc nhóm yêu điện ảnh, âm nhạc. Group Facebook có thể hạn chế, lọc thành viên chi tiết hơn và có tính cộng đồng rất cao.
Hiện có 3 dạng group gồm public (công khai), private (kín) và secret (bí mật). Trong đó, group kín và bí mật đang là nơi tiềm ẩn nguy hiểm cho người dùng Facebook cũng như chứa chấp nhiều nội dung trái pháp luật.
Qua sự giới thiệu của Hoàng Anh - một "trùm" hội kín và cũng từng là admin của một group nổi đình nổi đám trong lĩnh vực nhạy cảm, chúng tôi đã được join (tham gia) vào một số hội kín và choáng váng trước những hình ảnh, clip bẩn thỉu, độc hại trong những hội này. Thử điểm qua một số cái tên như "hội ấu dâm", "hội những thằng thích đồ lót phụ nữ", "hội some và swing Việt Nam", "hội chăn chuối"... đã có thể tưởng tượng được những nội dung không lành mạnh của nó.
Các hội nhóm ấy tồn tại theo tôn chỉ “hội kín và chỉ mời thành viên quen biết”. Họ chỉ chấp nhận user mới được thành viên trong nhóm giới thiệu và có kiểm duyệt gắt gao. Ví dụ, khi muốn gia nhập “hội chị em” (được đổi tên từ “hội chăn chuối”), người mới sẽ trải qua cuộc phỏng vấn bằng call video từ admin, đảm bảo sàng lọc 100% thành viên là nữ và… có nhu cầu thực sự!
Tương tự, Group V… chuyên đăng tải ảnh khiêu dâm từng làm mưa làm gió trên mạng xã hội Facebook những năm 2018-2019. Khi trở thành thành viên của nhóm này, hễ truy cập là member ngập ngụa trong những hình ảnh, clip có nội dung đồi trụy. Và chỉ trong một thời gian ngắn, group này đã quy tụ hàng trăm ngàn thành viên tham gia.
Sau khi Facebook mở chiến dịch "thanh lọc" nội dung, nhóm này đã bị xóa sổ. Tuy nhiên, một group khác tương tự được tạo ra ngay sau đó. Hiện tại, sau một năm thành lập, nhóm này đã có hơn 1,3 triệu thành viên, “tăng trưởng” gấp đôi con số trước đây của V.
"Việc quản lý những hội nhóm này rất khó. Nếu nhóm cài đặt bí mật thì chỉ thành viên mới có thể thấy được nhóm. Nếu đặt ở chế độ nhóm kín, người dùng muốn thấy được nội dung nhóm phải trả lời một số câu hỏi và chờ xét duyệt của quản trị viên" - Hoàng Anh chia sẻ.
Đặc biệt, từng có thời gian mạng xã hội Zalo cũng có nhiều nhóm chuyên đăng ảnh, clip khoe da thịt hoặc nội dung khiêu dâm. Thời gian gần đây những group này đã bị "quét" và chặn khá nhiều thì lại nổi lên một mạng xã hội khác, đó là Tel... Mạng xã hội này có những nhóm kín còn "khủng" hơn Facebook, Zalo rất nhiều lần. Nguy hiểm hơn, việc tham gia nhóm kín của Tel... lại rất đơn giản. Sau khi đã cài đặt app Tel và đăng nhập bằng một số điện thoại thì chỉ cần có link của nhóm, bấm "join" (gia nhập) là có thể trở thành thành viên.
Dù mục đích của các admin là bán hàng (đa số là bán thuốc kích dục) hoặc môi giới mại dâm, thì những hình ảnh clip độc hại được đăng tải hàng ngày, hàng giờ đang đầu độc giới trẻ. Cũng theo Hoàng Anh, có không ít học sinh THCS, THPT hàng ngày say sưa đăng nhập vào những group này để thỏa mãn trí tò mò.
... đến cổ súy mua bán, sử dụng ma túy
Bên cạnh sự phát triển rầm rộ của những group kín có nội dung đồi trụy thì cũng tồn tại một số nhóm cổ súy mua bán, sử dụng ma túy. Những nhóm này chứa đựng mối nguy hại rất lớn. Trong tất cả các nhóm Facebook có nội dung liên quan đến chất kích thích, có lẽ "Tâm sự..." là một trong những group nổi tiếng nhất với hơn 200 nghìn thành viên.
"Hội chỉ nói về chủ đề phê, không mua bán, tổ chức sử dụng các chất ma tuý, không khuyến khích sử dụng ma tuý mà chỉ chia sẻ nhạc - video giúp bạn văn minh và chìm trong hưởng, chia sẻ về cuộc đời, cuộc chơi, suy nghĩ trong cơn phê của bạn", phần mô tả của group Facebook này viết.
Tuy nhiên khi xem những hình ảnh, video đăng tải trên nhóm Facebook này khiến không ít người rợn gáy. Một nam thanh niên cầm hung khí với mô tả: "Khi phê đồ chúng mày làm gì. Tao vác đồ xuống đường tìm chỗ xả...".
Ngoài group trên, nhiều hội nhóm khác như "Tạp chí C...", "Bay cùng..." cũng là những group chia sẻ hình ảnh về chất kích thích và quá trình sử dụng. Trong số đó, có nhiều nhóm Facebook ghi rõ ở phần nội quy: “Các thành viên không được đăng bài mua bán chất kích thích” song lại vẽ đường: “Nếu có nhu cầu chủ động ra ngoài thương lượng!”.
Đồng thời trong các nhóm này luôn có những hướng dẫn chi tiết cách trồng và chiết xuất cần sa. Điển hình như nhóm "Canh tác chiết xuất..." có hàng chục ngàn thành viên. Nội dung chính của nhóm là hướng dẫn trồng, chiết xuất và mua bán cần sa. Group này đã hoạt động từ năm 2017 và vi phạm chính sách về tuyên truyền chất kích thích của Facebook nhưng vẫn tồn tại.
Nhóm kín cổ súy mua bán, sử dụng ma túy
Còn nhớ tháng 2/2020, Công an huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã bóc gỡ một đường dây chuyên bán ma túy qua một nhóm kín trên mạng xã hội Facebook. Tổ công tác Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy Công an huyện bất ngờ tiến hành kiểm tra hành chính ông N.T.V. trú tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm, Hà Nội) làm nghề xe ôm và phát hiện một túi giấy “lạ”. Bên ngoài túi có ghim một tờ giấy cùng dòng chữ “Đại học Thành Đô, thu 600K”.
Bên trong túi giấy có một hộp nhựa màu trắng chứa thảo mộc khô và một bao thuốc lá chứa 5 điếu thuốc lá. Qua giám định, cơ quan công an kết luận thảo mộc bên trong hộp nhựa màu trắng có khối lượng 5,150g là ma túy loại cần sa. Thảo mộc bên trong 5 điếu thuốc có khối lượng 2,807g. Ông V. khai mình là shipper đi giao hàng cho khách theo yêu cầu của một nam thanh niên tên là Cao.
Cơ quan công an lập tức tổ chức lực lượng truy ngược đối tượng gửi hàng. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ cùng sự kiên trì không ngại khó khăn, trinh sát đã xác định kẻ gửi hàng là Nguyễn Nam Cao (sinh năm 1998, trú tại xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Qua đấu tranh, thủ đoạn buôn bán tinh vi của đối tượng này đã bị cơ quan công an bóc trần.
Nhiều tháng trước, qua các mối quan hệ xã hội, Cao được các đối tượng rủ tham gia nhóm kín trên mạng để buôn bán ma túy. Đây là những nhóm mà muốn trở thành thành viên thì phải được admin (người quản lý trang) đồng ý. Khi đăng nội dung lên các nhóm này cũng phải được sự phê duyệt của admin. Sau khi đăng bài, thành viên nào có nhu cầu hàng thì inbox (nhắn tin riêng) cho người bán, nhưng cũng phải là người quen biết thì mới thỏa thuận mua bán. Thấy hình thức mua bán dạng này khá an toàn, Cao đã tự mình lập một group để nhảy ra buôn bán riêng.
Sáng ngày 21/2/2020, do có nhu cầu sử dụng ma túy, đối tượng Đỗ Văn Đông đã nhắn tin đến nhóm kín có tên là “Thảo dược...” với nội dung hỏi mua ma túy cần sa. Chủ của nhóm này là Nguyễn Nam Cao đã đồng ý bán cho Đông một hộp ma túy cần sa và 5 điếu thuốc lá chứa ma túy cần sa với giá 600 ngàn đồng. Cao đã thuê ông N.T.V đi ship hàng cho mình chuyển đến cho Đông. Khi ông V. đang giao hàng cho Đông thì bị cơ quan công an kiểm tra bắt giữ.
Cơ quan điều tra cũng xác định người bán ma túy cần sa cho Nguyễn Cao Nam là Dương Quang Huy (sinh năm 1981, trú tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội). Triệu tập Dương Quang Huy đến cơ quan công an, đối tượng này cũng đang trên đường bán ma túy.
“Đáng chú ý, các đối tượng luôn sử dụng tài khoản "ảo" để trao đổi nên rất khó xác định được chủ sở hữu thật sự của các trang mạng cá nhân này.
Khi xong thỏa thuận, các đối tượng lại thuê những người shipper giao hàng và nói hàng hóa là những mặt hàng thông thường như nước hoa, mỹ phẩm để tránh bị nghi ngờ. Do đó, lực lượng phá án đã phải dày công trinh sát, thu thập tài liệu chứng cứ cũng như xác định rõ chủ nhân của các nickname thì mới có thể phá án.” - Trung tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về kinh tê, ma túy Công an huyện Hoài Đức chia sẻ. Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Nam Cao và Dương Quang Huy để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Liên tiếp xử lý nhiều admin nhóm kín vi phạm pháp luật
Ngày 25/6/2020, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP.Hà Nội cho biết đã xử lý một trường hợp thường xuyên báo “chốt” 141 trên mạng xã hội facebook.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Cơ quan công an phát hiện nhóm chuyên lên mạng xã hội để “Báo chốt 141 Hà Nội”, có đăng tải các bài biết, hình ảnh về vị trí các tổ công tác 141 và lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên địa bàn thành phố.
Tiến hành xác minh, lực lượng chức năng đã làm rõ và triệu tập kiểm duyệt viên của nhóm là V.N.A. (sinh năm 1994, thường trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lên làm việc.
Tại cơ quan Công an, V.N.A khai nhận đã lập tài khoản facebook là “V.N.A” để kết bạn, bán hàng online và đến cuối tháng 5/2020, trở thành kiểm duyệt viên của nhóm “Báo chốt 141 Hà Nội”.
Trong thời gian hoạt động trong nhóm, V.N.A. đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh có nội dung "chỉ điểm", cung cấp thông tin, vị trí của các tổ công tác 141, CSGT hoạt động trên các tuyến đường, phố cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mục đích đăng tải là để thông báo tới các thành viên trong nhóm vị trí các tổ công tác, để khi tham gia giao thông các thành viên có thể tránh được việc bị cơ quan chức năng kiểm tra xử phạt khi có vi phạm. V.N.A. đã nhận thức được hành vi sai phạm, cam kết không tái phạm, tự gỡ tất cả các bài viết của mình đăng trên nhóm.
Ngày 18/6/2020, Phòng An ninh Chính trị Nội bộ Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với Công an huyện Thanh Ba đã làm rõ và xử lý nhóm thanh niên có hành vi thu thập, đăng tải thông tin liên quan đến hoạt động tuần tra, kiểm soát của CSGT, trật tự cơ động Công an huyện Thanh Ba lên nhóm kín Facebook "Chốt-thanh ba".
Nhóm này chuyên đăng tải nhiều nội dung bôi nhọ, phản ánh sai sự thật về lực lượng CSGT nói riêng và lực lượng công an nói chung; làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chuyên môn và tình hình an ninh trật tự địa bàn.
Tại Thanh Hóa, đối tượng L.N.T. (sinh năm 2001, ở tại phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa) đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân để tạo lập nhóm “Thông chốt, báo chốt, trêu Cảnh sát Cơ động Thanh Hóa”, sau đó đổi tên thành “Thông chốt, báo chốt TP. Thanh Hóa”.
(Theo Báo Công an Nhân dân)