Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Dự án trọng điểm

Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉnh trị tổng thể khu vực Ngòi Thia, tỉnh Yên Bái

06/02/2020 09:47:34 Xem cỡ chữ Google
Dự án chỉnh trị tổng thể khu vực Ngòi Thia, tỉnh Yên Bái: Đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 09/01/201
Chủ đầu tư Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái
Nội dung dự án

I. Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉnh trị tổng thể khu vực Ngòi Thia, tỉnh Yên Bái

           1. Tên dự án : Dự án chỉnh trị tổng thể khu vực Ngòi Thia, tỉnh Yên Bái: Đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 09/01/2018.

a) Quy mô xây dựng:

- Tính toán, đề ra giải pháp chỉnh trị tổng thể toàn bộ khu vực lưu vực suối Thia và các chi lưu chính;

- Xử lý, khắc phục khẩn cấp các đoạn kè kiên cố đã bị sạt lở, hạn chế chống xói lan truyền cho các đoạn kè còn lại;

- Xây dựng các công trình chỉnh trị để điều chỉnh dòng chảy, điều chỉnh lòng dẫn tại các vị trí xung yếu tạo dòng chảy êm thuận hạn chế nguy cơ dòng chảy xâm thực vào bờ nhằm bảo vệ các khu dân cư, các công trình hạ tầng và các đoạn kè đã kiên cố;

- Xây dựng các đoạn kè mới tại các vị trí có nguy cơ sạt lở theo Dự án chỉnh trị tổng thể.

b) Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):

* Suối Thia: Chiều rộng lòng suối chỉnh trị B = 104m với tần suất P = 5%; Lưu lượng tạo lòng Q = 1.316,7m3/s, bao gồm các hạng mục:

a.  Kè bảo vệ bờ: Xây dựng các đoạn kè bảo vệ bờ suối với tổng chiều dài khoảng 4.684,5m. Đỉnh kè: Sử dụng dầm bê tông cốt thép 250#, kết hợp với đường giao thông theo tiêu chuẩn đường cấp B giao thông nông thôn (tại một số vị trí qua đô thị được điều chỉnh cấp đường phù hợp theo quy hoạch được duyệt). Mái kè: sử dụng hệ thống khung dầm dọc, dầm ngang bằng kết cấu bê tông cốt thép 250#, giữa các khung dầm được đổ tấm bê tông 250# trên lớp bê tông lót 100#; độ dốc mái kè m = 1,5; trên mái kè bố trí hệ thống ống nhựa PVC, đầu ống bọc vải địa kỹ thuật để thoát nước. Chân kè: Sử dụng hệ thống ống buy bê tông cốt thép 250#, trong ống buy xếp cuội sỏi suối, đỉnh ống buy đổ dầm bê tông cốt thép 250#; đắp trả móng chân kè bằng cuội sỏi và hộ chân kè bằng rọ đá xếp cuội sỏi lòng suối.

b. Hộ chân các đoạn kè cũ: Gia cố hộ chân các đoạn kè cũ có nguy cơ mất an toàn bằng hình thức rọ đá.

c. Kè mỏ hàn: Xây dựng các cụm kè mỏ hàn nhằm hướng dòng chảy ra xa khu vực bị xói lở. Kè mỏ hàn được đắp bằng cuội lòng suối, gia cố mặt ngoài bằng rọ đá xếp cuội sỏi lòng suối.

d. Đập ngầm: Đập ngầm được đắp bằng cuội lòng suối, gia cố mặt ngoài bằng rọ đá xếp cuội lòng suối nhằm ổn định độ dốc lòng dẫn.

* Suối Nậm Cò Noòng: Xây dựng kè bảo vệ bờ với tổng chiều dài khoảng 600m.

a. Đỉnh kè: Sử dụng dầm bê tông cốt thép 250#, kết hợp với đường giao thông theo tiêu chuẩn đường cấp B giao thông nông thôn (tại một số vị trí qua đô thị được điều chỉnh cấp đường phù hợp theo quy hoạch được duyệt).

b. Mái kè: sử dụng hệ thống khung dầm dọc, dầm ngang bằng kết cấu bê tông cốt thép 250#, giữa các khung dầm được đổ tấm bê tông 250# trên lớp bê tông lót 100#; độ dốc mái kè m = 1,5; trên mái kè bố trí hệ thống ống nhựa PVC, đầu ống bọc vải địa kỹ thuật để thoát nước.

c. Chân kè: Sử dụng hệ thống ống buy bê tông cốt thép 250#, trong ống buy xếp cuội sỏi suối, đỉnh ống buy đổ dầm bê tông cốt thép 250#; đắp trả móng chân kè bằng cuội sỏi và hộ chân kè bằng rọ đá xếp cuội sỏi lòng suối.

*Suối Ngòi Nhì: Xây dựng kè bảo vệ bờ với tổng chiều dài khoảng 210m.

a. Đỉnh kè: Sử dụng dầm bê tông cốt thép 250#, kết hợp với đường giao thông theo tiêu chuẩn đường cấp B giao thông nông thôn (tại một số vị trí qua đô thị được điều chỉnh cấp đường phù hợp theo quy hoạch được duyệt).

b.Mái kè: sử dụng hệ thống khung dầm dọc, dầm ngang bằng kết cấu bê tông cốt thép 250#, giữa các khung dầm được đổ tấm bê tông 250# trên lớp bê tông lót 100#; độ dốc mái kè m = 1,5; trên mái kè bố trí hệ thống ống nhựa PVC, đầu ống bọc vải địa kỹ thuật để thoát nước.

c. Chân kè: Sử dụng hệ thống ống buy bê tông cốt thép 250#, trong ống buy xếp cuội sỏi suối, đỉnh ống buy đổ dầm bê tông cốt thép 250#; đắp trả móng chân kè bằng cuội sỏi và hộ chân kè bằng rọ đá xếp cuội sỏi lòng suối.

* Suối Nung: Chiều rộng lòng suối chỉnh trị B = 40m với tần suất P = 5%; Lưu lượng tạo lòng Q = 192m3/s.

a) Tuyến kè bê tông cốt thép: Xây dựng các đoạn kè bê tông cốt thép bảo vệ bờ với tổng chiều dài khoảng 1.224,6m.

- Đỉnh kè: Sử dụng dầm bê tông cốt thép 250#, kết hợp với đường giao thông theo tiêu chuẩn đường cấp B giao thông nông thôn (riêng đoạn kè bờ phải thượng lưu cầu Nung với chiều dài khoảng 118,5m không thiết kế đường giao thông đỉnh kè do vướng hộ dân).

- Mái kè: sử dụng hệ thống khung dầm dọc, dầm ngang bằng kết cấu bê tông cốt thép 250#, giữa các khung dầm được đổ tấm bê tông 250# trên lớp bê tông lót 100#; độ dốc mái kè m = 1,0; trên mái kè bố trí hệ thống ống nhựa PVC, đầu ống bọc vải địa kỹ thuật để thoát nước.

- Chân kè: Sử dụng hệ thống ống buy bê tông cốt thép 250#, trong ống buy xếp cuội sỏi suối, đỉnh ống buy đổ dầm bê tông cốt thép 250#; đắp trả móng chân kè bằng cuội sỏi và hộ chân kè bằng rọ đá xếp cuội sỏi lòng suối.

b) Tuyến kè rọ đá: Xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ với tổng chiều dài khoảng  1.926,0m. Kết cấu kè bằng rọ đá xếp cuội sỏi lòng suối.

c) Hộ chân các đoạn kè cũ: Gia cố hộ chân các đoạn kè cũ có nguy cơ mất an toàn bằng hình thức rọ đá.

* Suối Nậm Tộc: Chiều rộng lòng suối chỉnh trị B = 24m với tần suất P = 5% ; Lưu lượng tạo lòng Q = 68m3/s.

a) Tuyến kè bê tông cốt thép: Sửa chữa tuyến kè cũ với chiều dài khoảng 140,2m.

            - Đỉnh kè: Tận dụng kết cấu cũ còn tốt.

- Mái kè: Giữ nguyên hệ thống dầm bê tông cốt thép cũ còn tốt, bóc bỏ lớp đá xây gia cố mái cũ thay bằng lớp bê tông cốt thép 250#; trên mái kè bố trí hệ thống ống nhựa PVC, đầu ống bọc vải địa kỹ thuật để thoát nước

 - Chân kè: Gia cố hộ chân các đoạn kè cũ có nguy cơ mất an toàn bằng hình thức rọ đá.

b) Tuyến kè rọ đá: Xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ với tổng chiều dài khoảng  1.198,1m. Kết cấu kè bằng rọ đá xếp cuội sỏi lòng suối.

* Suối Tung Hát: Xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ với tổng chiều dài khoảng 1.586,0m. Kết cấu kè bằng rọ đá xếp cuội sỏi lòng suối.

2. Tổ chức tư vấn khảo sát, lập dự án: Liên danh Công ty TNHH tư vấn trường Đại học Thủy lợi và Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Yên Bái.

3. Tổng mức đầu tư: 600.000 triệu đồng.

Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 459.151 triệu đồng;

- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 15.000 triệu đồng;

- Chi phí quản lý dự án: 6.086 triệu đồng;

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 21.514 triệu đồng;

- Chi phí khác: 28.923 triệu đồng;

- Chi phí dự phòng: 69.326 triệu đồng.

Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn ngân sách nhà nước khắc phục hậu quả thiên tai và các nguồn vốn hợp pháp khác.

4. Thời gian thực hiện dự án: Phân kỳ đầu tư đối với dự án cụ thể như sau:

- Giai đoạn I (triển khai thực hiện các hạng mục xung yếu, cấp bách): Hoàn thành năm 2018, gồm các hạng mục:

+ Xây dựng khóa đầu kè tại các đoạn kè còn lại hiện đã bị hư hỏng để chống xói lở lan truyền;

+ Cải tạo lòng dẫn suối Thia (10 điểm) và hộ chân kè tại các vị trí xung yếu đã xuất hiện hư hỏng 9khoangr 2.000m);

+ Xử lý khắc phục 05 vị trí kè suối Thia, suối Nung, cụ thể: Kè bờ trái suối Thia khu vực tổ 1, tổ 5, phường cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ; Kè suối Nung (thượng lưu cầu Nung), khu vực tổ 2, tổ 22 (bản Ngoa), phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ; Kè bờ trái suối Thia khu vực bản Sang Hán, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (dọc theo đường vành đai suối Thia); Kè bờ phải Suối Thia khu vực thôn cầu Thia, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn; Kè bờ trái suối Thia khu vực bản Viềng Công, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn.

- Giai đoạn II: từ năm 2018 (thực hiện trên cơ sở phù hợp với điều kiện nguồn lực đầu tư).

II. DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

- Đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 28/3/2019, với nội dung như sau:

1. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.

2. Nội dung và Quy mô đầu tư xây dựng:

 - Tính toán, đề ra giải pháp chỉnh trị tổng thể toàn bộ khu vực lưu vực suối Thia và các chi lưu chính;

- Xử lý, khắc phục khẩn cấp các đoạn kè kiên cố đã bị sạt lở, hạn chế chống xói lan truyền cho các đoạn kè còn lại;

- Xây dựng các công trình chỉnh trị để điều chỉnh dòng chảy, điều chỉnh lòng dẫn tại các vị trí xung yếu tạo dòng chảy êm thuận hạn chế nguy cơ dòng chảy xâm thực vào bờ nhằm bảo vệ các khu dân cư, các công trình hạ tầng và các đoạn kè đã kiên cố;

- Xây dựng các đoạn kè mới tại các vị trí có nguy cơ sạt lở theo Dự án chỉnh trị tổng thể.

3. Phương án xây dựng điều chỉnh, bổ sung:

* Suối Thia: (Bổ sung 05 hạng mục), gồm:

a) Kè bờ trái suối Thia, khu vực xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn (điểm sạt lở số 16).

Tổng chiều dài đoạn kè L = 297m. Kết cấu thân kè bằng rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC kích thước rọ đá (2x1x0,5)m, tận dụng cuội sỏi lòng suối để xếp rọ; Phía dưới chân kè đóng 02 hàng cọc ray P43 để tăng liên kết giữa các rọ và hàn thanh I100 để giữ các thanh ray.

b) Kè bờ trái suối Thia khu vực thượng lưu cầu Bản Xa và nhà máy Sắn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (từ vị trí 12 đến vị trí 13 kè suối Thia) (điểm sạt lở số 17). Tổng chiều dài đoạn kè L = 1.158,52m.

- Đỉnh kè: Là hệ thống dầm bê tông cốt thép M250, phía dưới là lớp bê tông lót M100. Trên đỉnh kè bố trí hành lang bảo vệ kết cấu bê tông M250.   

- Mái kè: Hệ số mái m = 1,5. Mái kè gồm hệ thống khung dầm BTCT M250, giữa các ô khung dầm đổ tấm bê tông cốt thép M250 dày 15cm; dưới là lớp bê tông lót M100 dày 10cm. Trong mỗi ô khung mái kè đặt hệ thống thoát nước bằng ống nhựa.

- Chân kè: Chân kè là hệ thống ống buy BTCT M250, trong ống buy xếp cuội sỏi suối, trên đỉnh ống buy đổ dầm BTCT M250. Hộ chân ống buy bằng rọ đá (tận dụng khai thác cuội sỏi lòng suối để xếp rọ), mặt rọ đá được phủ lớp bê tông M250 bảo vệ dày 15cm.

c) Kè bờ trái suối Thia, khu vực hạ lưu cầu treo Bản Xa (điểm sạt lở số 18). Tổng chiều dài đoạn kè L = 355,30m.

- Đỉnh kè: Là tường bê tông cốt thép M250, phía dưới là lớp bê tông lót M100. Trên đỉnh kè bố trí hành lang bảo vệ kết cấu bê tông M200 rộng trung bình 4m.

- Mái kè: Hệ số mái m = 1,5. Mái kè gồm hệ thống khung dầm BTCT M250, giữa các ô khung dầm đổ tấm bê tông M250 dày 15cm; dưới là lớp bê tông lót M100 dày 10cm. Trong mỗi ô khung mái kè đặt hệ thống thoát nước bằng ống nhựa.

- Chân kè: Chân kè là hệ thống ống buy BTCT M250, trong ống buy xếp cuội sỏi suối, trên đỉnh ống buy đổ dầm BTCT M250. Hộ chân ống buy bằng rọ đá (tận dụng khai thác cuội sỏi lòng suối để xếp rọ), mặt rọ đá được phủ lớp bê tông M250 bảo vệ dày 15cm.

d) Kè bờ trái suối Thia, khu vực bản Xà Rèn, xã Nghĩa Lợi (điểm sạt lở số 19). Tổng chiều dài đoạn kè L = 198,0m.

- Đỉnh kè: Là tường bê tông cốt thép M250, phía dưới là lớp bê tông lót M100.

- Mái kè: Hệ số mái m = 1,5. Mái kè gồm hệ thống khung dầm BTCT M250, giữa các ô khung dầm đổ tấm bê tông M250 dày 15cm; dưới là lớp bê tông lót M100 dày 10cm. Trong mỗi ô khung mái kè đặt hệ thống thoát nước bằng ống nhựa.

- Chân kè: Chân kè là hệ thống ống buy BTCT M250, trong ống buy xếp cuội sỏi suối, trên đỉnh ống buy đổ dầm BTCT M250. Hộ chân ống buy bằng rọ đá (tận dụng khai thác cuội sỏi lòng suối để xếp rọ), mặt rọ đá được phủ lớp bê tông M250 bảo vệ dày 15cm.

e) Nâng cao độ đỉnh đoạn kè cũ bờ trái suối Thia khu vực từ vị trí tiếp giáp điểm số 5 tại Bản Viềng Công, xã Hạnh Sơn về vị trí tiếp giáp điểm số 6 tại bản Phai Lò, xã Hạnh Sơn.

Nâng cao độ đỉnh kè vị trí này để đảm bảo chống lũ với tần suất P = 5% và phù hợp với cao độ đỉnh kè các vị trí sạt lở số 5 và số 6, tổng chiều dài L = 637,7m được chi làm 02 đoạn, cụ thể như sau:

- Đoạn số 1: Từ điểm sạt lở số 6 về điểm sạt lở số 5, chiều dài L = 517,7m. Xây dựng tường bê tông cốt thép M250 trên đỉnh tuyến kè cũ đã có. Cao độ đỉnh tường đoạn đầu tuyến bằng cao độ đỉnh kè cọc K0 điểm sạt lở số 6 tại cao độ 277,68m; cao độ đỉnh tường đoạn cuối tuyến ở cọc Kc (thuộc điểm sạt lở số 5) tại cao độ 275,30 m. Hoàn trả đường bê tông cũ trên đỉnh kè.

+ Đoạn số 2: Từ điểm sạt lở số 5 về cầu treo Bản Viềng, chiều dài L = 120m. Đắp cuội sỏi tôn cao đỉnh kè, kết hợp xây dựng tường bê tông cốt thép M250 trên đỉnh tuyến kè cũ đã có. Cao độ đỉnh tường đoạn đầu tuyến bằng cao độ đỉnh kè cọc K0 điểm sạt lở số 5 tại cao độ 281,50m; Cao độ đỉnh tường đoạn cuối tuyến ở mặt đường dẫn lên cầu treo Bản Viềng tại cao độ 280,50 m. Gia cố phần mái đắp bù bằng đá xây M100 dày 30cm. Hoàn trả đường bê tông cũ trên đỉnh kè.

* Suối Nung: (Bổ sung 01 hạng mục), cụ thể:

a) Kè bờ trái suối Nung khu vực bản Ngoa, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ (điểm sạt lở số 4A). Chiều dài tuyến kè L = 80,3m.

- Đỉnh kè: Là hệ thống dầm bê tông cốt thép M250, phía dưới là lớp bê tông lót M100. Bố trí hệ thống đường hành lang bảo vệ trên đỉnh kè theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn cấp B.

- Mái kè: Hệ số mái m = 1,0. Mái kè gồm hệ thống khung dầm BTCT M250. Giữa các ô khung dầm đổ tấm bê tông M250 dày 15cm; dưới là lớp bê tông lót M100 dày 10cm. Trong mỗi ô khung mái kè đặt hệ thống thoát nước bằng ống nhựa.

- Chân kè: Chân kè là hệ thống ống buy BTCT M250, trong ống buy xếp cuội sỏi suối, trên đỉnh ống buy đổ dầm BTCT M250. Hộ chân ống buy bằng rọ đá (Tận dụng khai thác cuội sỏi lòng suối để xếp rọ), mặt rọ đá được phủ lớp bê tông M250 bảo vệ dày 15cm.

* Suối Nậm Tộc:

Điều chỉnh, bổ sung tuyến kè bê tông cốt thép tại suối Nậm Tộc (vị trí 1), cụ thể như sau:

- Tổng chiều dài tuyến kè L = 166,57m.

- Đỉnh kè: Là hệ thống dầm bê tông cốt thép M250, phía dưới là lớp bê tông lót M100.

- Mái kè: Hệ số mái m = 1,5. Mái kè gồm hệ thống khung dầm BTCT M250. Giữa các ô khung dầm đổ tấm bê tông M250 dày 15cm; dưới là lớp bê tông lót M100 dày 10cm. Trong mỗi ô khung mái kè đặt hệ thống thoát nước bằng ống nhựa.

- Chân kè: Đoạn chân kè đã hư hỏng thay mới bằng hệ thống ống buy BTCT M250, trong ống buy xếp cuội sỏi suối, trên đỉnh ống buy đổ dầm BTCT M250. Đoạn chân kè còn tốt giữ nguyên bổ sung dầm BTCT M250 để liên kết với hệ thống khung mái kè. Hộ chân kè bằng rọ đá (tận dụng khai thác cuội sỏi lòng suối để xếp rọ), mặt rọ đá được phủ lớp bê tông M250 bảo vệ dày 15cm.

4. Các nội dung khác: Giữ nguyên theo các nội dung đã được phê duyệt tại quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 09/01/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

5. Tổng mức đầu tư: 600.000 triệu đồng.

Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 513.414 triệu đồng;

- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 6.000 triệu đồng;

- Chi phí quản lý dự án: 7.120 triệu đồng;

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 27.972 triệu đồng;

- Chi phí khác: 33.106 triệu đồng;

- Chi phí dự phòng: 13.388 triệu đồng.

Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn ngân sách nhà nước (Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) và các nguồn vốn hợp pháp khác.

 6. Thời gian thực hiện và phân kỳ đầu tư dự án:

* Giai đoạn I: Đã triển khai thực hiện các hạng mục xung yếu, cấp bách trong năm 2018 là 139.178 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương gồm:

- Xây dựng khóa đầu kè tại các đoạn kè còn lại hiện đã bị hư hỏng để chống xói lở lan truyền;

- Cải tạo lòng dẫn suối Thia và hộ chân kè tại các vị trí xung yếu;

- Xử lý khắc phục 05 vị trí kè suối Thia, suối Nung, cụ thể: Kè bờ trái suối Thia khu vực tổ 1, tổ 5, phường cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ; Kè suối Nung (thượng lưu cầu Nung), khu vực tổ 2, tổ 22 (bản Ngoa), phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ; Kè bờ trái suối Thia khu vực bản Sang Hán, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (dọc theo đường vành đai suối Thia); Kè bờ phải Suối Thia khu vực thôn cầu Thia, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn; Kè bờ trái suối Thia khu vực bản Viềng Công, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn.

* Giai đoạn II: Thực hiện từ năm 2019 trên cơ sở phù hợp với điều kiện về nguồn lực đầu tư.

7. Tổng giá trị dự toán được duyệt đến nay:

- Tổng giá trị dự toán đã được phê duyệt đến nay là 429.877 triệu đồng, trong đó:

+ Chi phí xây dựng: 365.659 triệu đồng;

+ Chi phí quản lý dự án: 4.759 triệu đồng;

+ Chi phí tư vấn đầu: 23.617 triệu đồng;

+ Chi phí khác: 22.454 triệu đồng;

+ Chi phí dự phòng: 13.388 triệu đồng.

- Tổng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (tạm tính) là: 6.000 triệu đồng;

* Như vậy, tổng giá trị dự toán + chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư được phê duyệt đến nay (không bao gồm chi phí dự phòng) là: 422.489 triệu đồng.

8.  Kế hoạch vốn đầu tư:

* Kế hoạch đầu tư công trung hạn: đã được giao với tổng số vốn: 410.000 triệu đồng, trong đó: NSTW: 375.000 triệu đồng; NSĐP: 35.000 triệu đồng;

* Kế hoạch hằng năm:

- Kế hoạch vốn giải ngân đến hết niên độ năm 2018: 168.535 triệu đồng;

- Kế hoạch vốn năm 2019 đã giao từ nguồn vốn dự phòng NSTW là 206.465 triệu đồng: Đã giải ngân 174.253 triệu đồng, đạt 84,4%.

9. Các thủ tục đang triển khai thực hiện:

- Dự án được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đợt 2 - Giai đoạn 2 tại Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 26/4/2019; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán tại Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 30/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Chủ đầu tư đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp, đã thực hiện khởi công ngày 01/10/2019.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Báo cáo giám sát số 973/BC-SKHĐT ngày 18/10/2019  (trong đó: kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho phép điều chỉnh, bổ sung hộ chân 7A suối Thia do bão lũ, với giá trị điều chỉnh bổ sung phát sinh tăng khoảng 2.300 triệu đồng).

- Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Báo cáo giám sát số 1018/BC-SKHĐT ngày 30/10/2019 (Trong đó: kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho phép Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tổ chức lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư điều chỉnh, bổ sung, cụ thể gồm: (i) Bổ sung hạng mục Đê kết hợp kè chống sạt lở bờ phải suối Thia (khu vực Bản Ngoa; bản Lanh; bản Năng Phai xã Phúc Sơn; bản Đường, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn) với chiều dài đê khoảng 2.000 m nối tiếp từ vị trí cách điểm sạt lở số 1 khoảng 300m kéo dài lên thượng lưu tới khu vực đập Năng Phai. Phần mái đê và bờ suối được kiên cố bởi hệ thống kè bê tông cốt thép chống sạt lở; (ii) Bổ sung đập tràn điều tiết: Hình thức dạng đập tràn trọng lực bê tông cốt thép; Chiều dài đập khoảng 20m; chiều cao đập dự kiến h = 5,0m; (iii) Bổ sung cống lấy nước dưới đê: Hình thức cống hộp bê tông cốt thép, điều tiết bằng van phẳng, đóng mở trục vít, với giá trị điều chỉnh, bố sung phát sinh tăng 105.000 triệu đồng).

10. Tình hình triển khai thực hiện:

- Giai đoạn 1: Đã triển khai hoàn thành.

- Giai đoạn 2:

+ Phần công việc thi công xây dựng thuộc đợt 1- giai đoạn 2 của dự án được phân chia thành 04 gói thầu với tổng giá trị hợp đồng là 145.001 triệu đồng đã được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1 năm 2019. Chủ đầu tư đã chỉ đạo các nhà thầu tập trung nhân lực, trang thiết bị thi công để thực hiện theo đúng tiến độ chi tiết đã được thống nhất giữa các bên. Giá trị thực hiện đến nay 143.550 triệu đồng, đạt 99% giá trị hợp đồng (đang thực hiện hoàn thiện phần đường trên đỉnh kè).

+ Phần công việc thi công xây dựng thuộc đợt 2 - giai đoạn 2 của dự án được chia thành 03 gói thầu với tổng giá trị hợp đồng là 93.581 triệu đồng, đang thực hiện thi công lắp đặt ống buy, đào móng và đào dẫn dòng phục vụ thi công (giá trị thực hiện ước đạt 33% so với hợp đồng đã ký kết).

Tổng mức đầu tư 600.000 triệu đồng
Thời gian thực hiện

2018 - 2020

 
0 lượt xem