CTTĐT - Ngày 12/6, đoàn công tác của tỉnh Yên Bái do đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh Yên Bái tham dự Diễn đàn Hành lang kinh tế Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), tổ chức tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị
Tham dự diễn đàn có lãnh đạo tỉnh Vân Nam - Địa phương đăng cai tổ chức diễn đàn và lãnh đạo 20 tỉnh thuộc các nước Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã giới thiệu những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Yên Bái, với vị trí thuận lợi nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; tài nguyên du lịch đặc sắc, độc đáo; tài nguyên đất đai trù phú với diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tới 85,4% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bên cạnh đó, Yên Bái có nguồn nhân lực dồi dào với 520 nghìn người trong độ tuổi lao động, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tới 51%; tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP những năm qua bình quân khoảng 7%/năm...
Quang cảnh Hội nghị diễn ra ngày 12/6
Giới thiệu với Diễn đàn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Yên Bái ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển lâm nghiệp bền vững; các ngành công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các ngành dịch vụ du lịch, giao thông vận tải, logistics, tài chính ngân hàng.
Cũng trong bài phát biểu, đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cũng đề xuất 2 dự án đầu tư theo chủ đề của Diễn đàn, bao gồm: Dự án xây dựng Nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ Quế, đặt tại huyện Văn Yên, quy mô công suất khoảng 10.000 tấn nguyên liệu, tương đương khoảng 20.000 tấn sản phẩm mỗi năm, sử dụng khoảng 300 - 500 lao động, tổng mức đầu tư 30 - 35 triệu USD; Dự án sản xuất rau, củ, quả sạch công nghệ cao tại khu vực các xã của thành phố Yên Bái, quy mô diện tích có thể lên tới 200 ha, công suất 20.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư khoảng 13,2 triệu USD.
Bên lề diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy cũng đã gặp gỡ, trao đổi với đồng chí Nguyễn Thành Phát - Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đề xuất một số lĩnh vực có thể hợp tác giữa hai bên, trong đó có việc Yên Bái có thể cử cán bộ, nhất là cán bộ trẻ sang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của tỉnh bạn về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng nông thôn mới, quản lý phát triển đô thị, quản trị kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) được khởi xướng từ năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), gồm các nước thành viên là Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Chiến lược GMS dựa trên ba trụ cột gồm: (1) Kết nối hạ tầng: Nâng cao khả năng kết nối qua phát triển bền vững hạ tầng vật chất và chuyển đổi các hành lang giao thông thành các hành lang kinh tế xuyên quốc gia; (2) Cải thiện năng lực cạnh tranh qua hỗ trợ hiệu quả vận tải hành khách và hàng hóa xuyên biên giới, hội nhập thị trường, các quy trình sản xuất, các chuỗi giá trị; (3) Nâng cao ý thức cộng đồng thông qua các chương trình và dự án giải quyết những quan ngại chung.
Về xã hội và môi trường: Việt Nam tham gia GMS từ năm 1992, mang lại nhiều hiệu quả tích cực về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tính đến tháng 12/2017, các dự án trong GMS của Việt Nam có quy mô đạt khoảng 6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng số khoản nợ vay/trợ cấp của GMS. Trong đó lĩnh vực giao thông chiếm 87%; phát triển đô thị 7,9%; y tế và bảo trợ xã hội 2,7%; nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên 3,7%; công nghiệp và thương mại 0,4%.
|
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 12/6, đoàn công tác của tỉnh Yên Bái do đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh Yên Bái tham dự Diễn đàn Hành lang kinh tế Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), tổ chức tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tham dự diễn đàn có lãnh đạo tỉnh Vân Nam - Địa phương đăng cai tổ chức diễn đàn và lãnh đạo 20 tỉnh thuộc các nước Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã giới thiệu những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Yên Bái, với vị trí thuận lợi nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; tài nguyên du lịch đặc sắc, độc đáo; tài nguyên đất đai trù phú với diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tới 85,4% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bên cạnh đó, Yên Bái có nguồn nhân lực dồi dào với 520 nghìn người trong độ tuổi lao động, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tới 51%; tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP những năm qua bình quân khoảng 7%/năm...
Quang cảnh Hội nghị diễn ra ngày 12/6
Giới thiệu với Diễn đàn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Yên Bái ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển lâm nghiệp bền vững; các ngành công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các ngành dịch vụ du lịch, giao thông vận tải, logistics, tài chính ngân hàng.
Cũng trong bài phát biểu, đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cũng đề xuất 2 dự án đầu tư theo chủ đề của Diễn đàn, bao gồm: Dự án xây dựng Nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ Quế, đặt tại huyện Văn Yên, quy mô công suất khoảng 10.000 tấn nguyên liệu, tương đương khoảng 20.000 tấn sản phẩm mỗi năm, sử dụng khoảng 300 - 500 lao động, tổng mức đầu tư 30 - 35 triệu USD; Dự án sản xuất rau, củ, quả sạch công nghệ cao tại khu vực các xã của thành phố Yên Bái, quy mô diện tích có thể lên tới 200 ha, công suất 20.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư khoảng 13,2 triệu USD.
Bên lề diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy cũng đã gặp gỡ, trao đổi với đồng chí Nguyễn Thành Phát - Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đề xuất một số lĩnh vực có thể hợp tác giữa hai bên, trong đó có việc Yên Bái có thể cử cán bộ, nhất là cán bộ trẻ sang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của tỉnh bạn về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng nông thôn mới, quản lý phát triển đô thị, quản trị kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) được khởi xướng từ năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), gồm các nước thành viên là Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Chiến lược GMS dựa trên ba trụ cột gồm: (1) Kết nối hạ tầng: Nâng cao khả năng kết nối qua phát triển bền vững hạ tầng vật chất và chuyển đổi các hành lang giao thông thành các hành lang kinh tế xuyên quốc gia; (2) Cải thiện năng lực cạnh tranh qua hỗ trợ hiệu quả vận tải hành khách và hàng hóa xuyên biên giới, hội nhập thị trường, các quy trình sản xuất, các chuỗi giá trị; (3) Nâng cao ý thức cộng đồng thông qua các chương trình và dự án giải quyết những quan ngại chung.
Về xã hội và môi trường: Việt Nam tham gia GMS từ năm 1992, mang lại nhiều hiệu quả tích cực về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tính đến tháng 12/2017, các dự án trong GMS của Việt Nam có quy mô đạt khoảng 6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng số khoản nợ vay/trợ cấp của GMS. Trong đó lĩnh vực giao thông chiếm 87%; phát triển đô thị 7,9%; y tế và bảo trợ xã hội 2,7%; nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên 3,7%; công nghiệp và thương mại 0,4%.