CTTĐT - Nhờ sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, sự vào cuộc tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách của tỉnh Yên Bái trong hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn nên hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh trong những tháng đầu năm 2017 đã có nhiều kết quả khả quan.
Hàng hóa xuất khẩu đã có mặt tại hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ
Theo báo cáo của Sở Công thương, 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 50,025 triệu USD, đạt 50,02% kế hoạch, tăng 35,6% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm ngành nông, lâm sản đạt 12,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 25,1%; nhóm ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản ước đạt 18,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 36,5%; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến khác đạt 19,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 38,4%.
Thị trường xuất khẩu của tỉnh cũng được mở rộng, phát triển. Đến nay, hàng hóa xuất khẩu đã có mặt tại hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, khoảng 65,8% hàng hóa xuất khẩu được xuất sang thị trường châu Á với nhóm hàng chính là khoáng sản, nông, lâm sản, lớn nhất là thị trường Ấn Độ ước đạt 12,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 24,6%; thị trường Đài Loan chiếm 10,8%; Hàn Quốc chiếm 8%. Đáng chú ý, thị trường Mỹ đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu chính của tỉnh với nhóm hàng may mặc và đá xây dựng.
Đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh phải kể đến các doanh nghiệp như: Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,97 triệu USD; Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF kim ngạch 7,55 triệu USD; Công ty TNHH Deasung Global kim ngạch đạt 5,26 triệu USD; Công ty Liên doanh Cacbonnat YBB kim ngạch xuất khẩu đạt 1,58 triệu USD; Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Yên Bình với kim ngạch đạt 1,78 triệu USD; Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái kim ngạch đạt 1,93 triệu USD.
Riêng nhóm ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, mặt hàng đá CaCO3 vốn là mặt hàng chủ lực, 6 tháng đầu năm 2017 có sự tăng trưởng mạnh, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhiều hơn, thị trường đa dạng hơn. Còn các mặt hàng đá xây dựng là những mặt hàng xuất khẩu khá ổn định, chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, dự tính tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm. Đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến khai thác đang có xu hướng trở thành nhóm hàng xuất khẩu chính của tỉnh. Các sản phẩm may mặc hiện nay đã có 2 doanh nghiệp FDI đi vào sản xuất, xuất khẩu ổn định là Công ty TNHH Daesung Global và Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF, Công ty TNHH Unico Global đã đi vào sản xuất, bắt đầu xuất khẩu những đơn hàng gia công nhỏ do vậy kim ngạch của nhóm tăng trưởng rất mạnh so với năm 2016 và có triển vọng gia tăng trong thời gian tới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế, thực trạng sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của tỉnh còn nhiều hạn chế như tăng trưởng xuất khẩu hiện nay chủ yếu do tăng trưởng về quy mô; cơ cấu hàng xuất khẩu mặc dù đã có sự chuyển dịch nhưng vẫn chậm, tỷ trọng nguyên liệu thô, hàng chưa chế biến hoặc mới qua sơ chế, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn; sản lượng cung cấp của nhiều doanh nghiệp không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà nhập khẩu lớn nên chủ yếu phải bán hàng qua khâu trung gian. Hiện nay Yên Bái chưa có những mặt hàng xuất khẩu có thương hiệu riêng. Do vậy, tuy nhiều sản phẩm lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị gia tăng không lớn… Nguyên nhân là do đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu Yên Bái có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, khả năng huy động vốn đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị còn hạn chế; Việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ KHKT chưa được doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm quyết liệt; việc đầu tư công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp nhất là lĩnh vực nông, lâm sản…
Cụ thể, cây chè từ lâu là thế mạnh của tỉnh nhưng hiện nay, chỉ có 3 doanh nghiệp xuất khẩu chè trực tiếp, thực tế sản phẩm chè xuất khẩu Yên Bái vẫn chỉ là các sản phẩm sơ chế chứ chưa phân phối cho người tiêu dùng tại thị trường nước ngoài. Hay các sản phẩm tinh bột sắn, so với năm 2015, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu giảm từ 3 doanh nghiệp xuống còn 2 doanh nghiệp năm 2016 và hiện nay chỉ còn 1 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp. Thị trường xuất khẩu biến động theo chiều hướng giảm.
Đến quý III, IV, vào vụ mùa, một số sản phẩm nông sản như sắn, quế, kết hợp với xuất khẩu đá xây dựng dự báo sẽ khả quan hơn. Do đó, kỳ vọng xuất khẩu 2 quý cuối năm đạt 55,25 triệu USD, đưa kim ngạch cả năm 2017 đạt 105,3 triệu uSD, vượt 5,3% kế hoạch, tăng 39% so với cùng kỳ. Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung vào các giải pháp cụ thể như chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm sản phẩm thô và sơ chế. Ưu tiên phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật và ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng nguồn hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Tiếp tục khai thác mở rộng thị trường thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu thương mại định hướng xuất khẩu các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, EU; hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia nhằm đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu…
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhờ sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, sự vào cuộc tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách của tỉnh Yên Bái trong hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn nên hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh trong những tháng đầu năm 2017 đã có nhiều kết quả khả quan.Theo báo cáo của Sở Công thương, 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 50,025 triệu USD, đạt 50,02% kế hoạch, tăng 35,6% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm ngành nông, lâm sản đạt 12,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 25,1%; nhóm ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản ước đạt 18,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 36,5%; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến khác đạt 19,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 38,4%.
Thị trường xuất khẩu của tỉnh cũng được mở rộng, phát triển. Đến nay, hàng hóa xuất khẩu đã có mặt tại hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, khoảng 65,8% hàng hóa xuất khẩu được xuất sang thị trường châu Á với nhóm hàng chính là khoáng sản, nông, lâm sản, lớn nhất là thị trường Ấn Độ ước đạt 12,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 24,6%; thị trường Đài Loan chiếm 10,8%; Hàn Quốc chiếm 8%. Đáng chú ý, thị trường Mỹ đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu chính của tỉnh với nhóm hàng may mặc và đá xây dựng.
Đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh phải kể đến các doanh nghiệp như: Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,97 triệu USD; Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF kim ngạch 7,55 triệu USD; Công ty TNHH Deasung Global kim ngạch đạt 5,26 triệu USD; Công ty Liên doanh Cacbonnat YBB kim ngạch xuất khẩu đạt 1,58 triệu USD; Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Yên Bình với kim ngạch đạt 1,78 triệu USD; Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái kim ngạch đạt 1,93 triệu USD.
Riêng nhóm ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, mặt hàng đá CaCO3 vốn là mặt hàng chủ lực, 6 tháng đầu năm 2017 có sự tăng trưởng mạnh, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhiều hơn, thị trường đa dạng hơn. Còn các mặt hàng đá xây dựng là những mặt hàng xuất khẩu khá ổn định, chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, dự tính tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm. Đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến khai thác đang có xu hướng trở thành nhóm hàng xuất khẩu chính của tỉnh. Các sản phẩm may mặc hiện nay đã có 2 doanh nghiệp FDI đi vào sản xuất, xuất khẩu ổn định là Công ty TNHH Daesung Global và Công ty TNHH Quốc tế Vina KNF, Công ty TNHH Unico Global đã đi vào sản xuất, bắt đầu xuất khẩu những đơn hàng gia công nhỏ do vậy kim ngạch của nhóm tăng trưởng rất mạnh so với năm 2016 và có triển vọng gia tăng trong thời gian tới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế, thực trạng sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của tỉnh còn nhiều hạn chế như tăng trưởng xuất khẩu hiện nay chủ yếu do tăng trưởng về quy mô; cơ cấu hàng xuất khẩu mặc dù đã có sự chuyển dịch nhưng vẫn chậm, tỷ trọng nguyên liệu thô, hàng chưa chế biến hoặc mới qua sơ chế, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn; sản lượng cung cấp của nhiều doanh nghiệp không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà nhập khẩu lớn nên chủ yếu phải bán hàng qua khâu trung gian. Hiện nay Yên Bái chưa có những mặt hàng xuất khẩu có thương hiệu riêng. Do vậy, tuy nhiều sản phẩm lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị gia tăng không lớn… Nguyên nhân là do đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu Yên Bái có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, khả năng huy động vốn đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị còn hạn chế; Việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ KHKT chưa được doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm quyết liệt; việc đầu tư công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp nhất là lĩnh vực nông, lâm sản…
Cụ thể, cây chè từ lâu là thế mạnh của tỉnh nhưng hiện nay, chỉ có 3 doanh nghiệp xuất khẩu chè trực tiếp, thực tế sản phẩm chè xuất khẩu Yên Bái vẫn chỉ là các sản phẩm sơ chế chứ chưa phân phối cho người tiêu dùng tại thị trường nước ngoài. Hay các sản phẩm tinh bột sắn, so với năm 2015, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu giảm từ 3 doanh nghiệp xuống còn 2 doanh nghiệp năm 2016 và hiện nay chỉ còn 1 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp. Thị trường xuất khẩu biến động theo chiều hướng giảm.
Đến quý III, IV, vào vụ mùa, một số sản phẩm nông sản như sắn, quế, kết hợp với xuất khẩu đá xây dựng dự báo sẽ khả quan hơn. Do đó, kỳ vọng xuất khẩu 2 quý cuối năm đạt 55,25 triệu USD, đưa kim ngạch cả năm 2017 đạt 105,3 triệu uSD, vượt 5,3% kế hoạch, tăng 39% so với cùng kỳ. Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung vào các giải pháp cụ thể như chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm sản phẩm thô và sơ chế. Ưu tiên phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật và ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng nguồn hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Tiếp tục khai thác mở rộng thị trường thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu thương mại định hướng xuất khẩu các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, EU; hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia nhằm đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu…