CTTĐT- Trong những năm qua, nhờ chú trọng công tác tuyên truyền về chính sách BHYT mà đến nay tỷ lệ bao phủ BHYT đã đạt 89%, với gần 85 triệu người dân tham gia. Việt Nam đang tiến đến mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ đạt 90% dân số.
Khám bệnh cho người dân xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình.
Đến hết tháng 5-2009, cả nước đã có 84,5 triệu người dân có thẻ BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ là 89%. Trong đó, nhóm đối tượng là người lao động tham gia BHYT với hơn 90%; 100% số người thuộc nhóm hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội tham gia BHYT, với khoảng 3,1 triệu người có thẻ BHYT. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ gồm có hộ cận nghèo, học sinh - sinh viên (HSSV)… cũng đạt tỷ lệ tham gia cao hơn 90%. Nhóm đối tượng thuộc hộ gia đình trước đây phải tham gia BHYT dưới hình thức tự nguyện, theo quy định của Luật BHYT (sửa đổi) năm 2014 chuyển thành đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nhưng theo hình thức hộ gia đình, đến tháng 5-2019 đã có hơn 17 triệu người tham gia… Đó là những con số thể hiện sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cũng như sự quan tâm của người dân đối với chính sách BHYT.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, BHYT cũng như các loại hình bảo hiểm khác tuân theo nguyên lý quản lý và chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên, với ý nghĩa là một trụ cột an sinh xã hội, chính sách BHYT với nhiệm vụ quản lý rủi ro trong lĩnh vực y tế có vai trò quan trọng và ý nghĩa nhân văn rất lớn. Sau 27 năm tổ chức thực hiện, chính sách BHYT được đánh giá như phao cứu sinh để giúp người dân thoát khỏi “bẫy nghèo” y tế. Việc tham gia BHYT, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, mà còn chia sẻ gánh nặng tài chính, chi phí khám, chữa bệnh (KCB) đối với từng người dân.
Thực tế trong những năm qua, việc mở rộng quyền lợi hưởng BHYT giúp cho người có thẻ BHYT tiếp cận cao nhất các dịch vụ, kỹ thuật y tế tiên tiến. Hiện nay, hầu hết thuốc, dịch vụ kỹ thuật đều được Quỹ BHYT chi trả khi KCB đúng tuyến. Mức đóng mỗi năm không cao, nhưng khi không may mắc bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo có chi phí điều trị lớn, người tham gia BHYT sẽ được KCB chu đáo. Người có thẻ BHYT khi đi KCB đúng tuyến được quỹ BHYT chi trả từ 80% đến 100% chi phí KCB theo phạm vi và quyền lợi hưởng tùy thuộc vào nhóm đối tượng.
KCB bằng thẻ BHYT giúp người nghèo và cận nghèo giảm gánh nặng chi tiêu cho gia đình khi ốm đau, tai nạn. Hiện nay, ở nước ta tỷ lệ chi trả chi phí y tế từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ đã giảm từ 49% năm 2012 xuống còn khoảng 40% và đang phấn đấu đạt dưới 30% vào năm 2025. Đây là kết quả có được từ chính sách BHYT và là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe người dân.
Cả nước hiện vẫn còn 11% dân số, tương đương khoảng 10 triệu người chưa tham gia BHYT. Thời gian qua, công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHYT đã được đẩy mạnh; hình thức và nội dung truyền thông cũng được đổi mới nhằm tiếp cận gần hơn tới người dân. Nhận thức của phần lớn người dân về chính sách BHYT đã được nâng lên; nhưng nhiều người vẫn chưa tham gia BHYT do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân khó khăn về kinh tế. Điều này đang tạo ra “lỗ hổng” trong hệ thống an sinh xã hội ở nước ta, khiến nhiều người có nguy cơ rơi vào bẫy nghèo đói nếu chẳng may ốm đau, tai nạn.
Thống kê cho thấy, đến tháng 4-2019, đã có hơn 17 triệu HSSV tham gia BHYT, chiếm hơn 94%, vẫn còn khoảng 6% số người thuộc nhóm đối tượng này chưa tham gia BHYT, chiếm gần một triệu HSSV. Bên cạnh nhóm HSSV, hộ gia đình cận nghèo, còn nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức và một số nhóm doanh nghiệp mà chủ sử dụng lao động có sử dụng lao động nhưng không có quan hệ lao động và không tham gia đóng BHXH, BHYT. Hiện nay, có tới chín triệu lao động có quan hệ tiền lương nhưng không tham gia BHXH, đồng nghĩa với việc không tham gia BHYT.
Để hoàn thành mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, các giải pháp đồng bộ đã được cơ quan BHXH tổ chức triển khai. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức, phù hợp từng nhóm đối tượng. BHXH các tỉnh, thành phố thường xuyên báo cáo, xin ý kiến của các cấp ủy, chính quyền địa phương để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Phối hợp ngành y tế và các đơn vị liên quan xây dựng, hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật, từ nghị định, thông tư và những quy định rất cụ thể về mặt chuyên môn để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế từ y tế cơ sở đến y tế chuyên sâu. Đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình phục vụ. Hiện nay, toàn bộ người tham gia BHYT được quản lý trên hệ thống công nghệ thông tin, với cơ sở dữ liệu khá đầy đủ, chính xác.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Trong những năm qua, nhờ chú trọng công tác tuyên truyền về chính sách BHYT mà đến nay tỷ lệ bao phủ BHYT đã đạt 89%, với gần 85 triệu người dân tham gia. Việt Nam đang tiến đến mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ đạt 90% dân số. Đến hết tháng 5-2009, cả nước đã có 84,5 triệu người dân có thẻ BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ là 89%. Trong đó, nhóm đối tượng là người lao động tham gia BHYT với hơn 90%; 100% số người thuộc nhóm hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội tham gia BHYT, với khoảng 3,1 triệu người có thẻ BHYT. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ gồm có hộ cận nghèo, học sinh - sinh viên (HSSV)… cũng đạt tỷ lệ tham gia cao hơn 90%. Nhóm đối tượng thuộc hộ gia đình trước đây phải tham gia BHYT dưới hình thức tự nguyện, theo quy định của Luật BHYT (sửa đổi) năm 2014 chuyển thành đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nhưng theo hình thức hộ gia đình, đến tháng 5-2019 đã có hơn 17 triệu người tham gia… Đó là những con số thể hiện sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cũng như sự quan tâm của người dân đối với chính sách BHYT.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, BHYT cũng như các loại hình bảo hiểm khác tuân theo nguyên lý quản lý và chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên, với ý nghĩa là một trụ cột an sinh xã hội, chính sách BHYT với nhiệm vụ quản lý rủi ro trong lĩnh vực y tế có vai trò quan trọng và ý nghĩa nhân văn rất lớn. Sau 27 năm tổ chức thực hiện, chính sách BHYT được đánh giá như phao cứu sinh để giúp người dân thoát khỏi “bẫy nghèo” y tế. Việc tham gia BHYT, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, mà còn chia sẻ gánh nặng tài chính, chi phí khám, chữa bệnh (KCB) đối với từng người dân.
Thực tế trong những năm qua, việc mở rộng quyền lợi hưởng BHYT giúp cho người có thẻ BHYT tiếp cận cao nhất các dịch vụ, kỹ thuật y tế tiên tiến. Hiện nay, hầu hết thuốc, dịch vụ kỹ thuật đều được Quỹ BHYT chi trả khi KCB đúng tuyến. Mức đóng mỗi năm không cao, nhưng khi không may mắc bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo có chi phí điều trị lớn, người tham gia BHYT sẽ được KCB chu đáo. Người có thẻ BHYT khi đi KCB đúng tuyến được quỹ BHYT chi trả từ 80% đến 100% chi phí KCB theo phạm vi và quyền lợi hưởng tùy thuộc vào nhóm đối tượng.
KCB bằng thẻ BHYT giúp người nghèo và cận nghèo giảm gánh nặng chi tiêu cho gia đình khi ốm đau, tai nạn. Hiện nay, ở nước ta tỷ lệ chi trả chi phí y tế từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ đã giảm từ 49% năm 2012 xuống còn khoảng 40% và đang phấn đấu đạt dưới 30% vào năm 2025. Đây là kết quả có được từ chính sách BHYT và là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe người dân.
Cả nước hiện vẫn còn 11% dân số, tương đương khoảng 10 triệu người chưa tham gia BHYT. Thời gian qua, công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHYT đã được đẩy mạnh; hình thức và nội dung truyền thông cũng được đổi mới nhằm tiếp cận gần hơn tới người dân. Nhận thức của phần lớn người dân về chính sách BHYT đã được nâng lên; nhưng nhiều người vẫn chưa tham gia BHYT do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân khó khăn về kinh tế. Điều này đang tạo ra “lỗ hổng” trong hệ thống an sinh xã hội ở nước ta, khiến nhiều người có nguy cơ rơi vào bẫy nghèo đói nếu chẳng may ốm đau, tai nạn.
Thống kê cho thấy, đến tháng 4-2019, đã có hơn 17 triệu HSSV tham gia BHYT, chiếm hơn 94%, vẫn còn khoảng 6% số người thuộc nhóm đối tượng này chưa tham gia BHYT, chiếm gần một triệu HSSV. Bên cạnh nhóm HSSV, hộ gia đình cận nghèo, còn nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức và một số nhóm doanh nghiệp mà chủ sử dụng lao động có sử dụng lao động nhưng không có quan hệ lao động và không tham gia đóng BHXH, BHYT. Hiện nay, có tới chín triệu lao động có quan hệ tiền lương nhưng không tham gia BHXH, đồng nghĩa với việc không tham gia BHYT.
Để hoàn thành mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, các giải pháp đồng bộ đã được cơ quan BHXH tổ chức triển khai. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức, phù hợp từng nhóm đối tượng. BHXH các tỉnh, thành phố thường xuyên báo cáo, xin ý kiến của các cấp ủy, chính quyền địa phương để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Phối hợp ngành y tế và các đơn vị liên quan xây dựng, hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật, từ nghị định, thông tư và những quy định rất cụ thể về mặt chuyên môn để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế từ y tế cơ sở đến y tế chuyên sâu. Đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình phục vụ. Hiện nay, toàn bộ người tham gia BHYT được quản lý trên hệ thống công nghệ thông tin, với cơ sở dữ liệu khá đầy đủ, chính xác.