Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách an sinh xã hội nhiều ưu việt, tạo điều kiện cho người lao động làm nông nghiệp hoặc làm các công việc không có hợp đồng lao động có lương hưu khi hết tuổi lao động. Tuy vậy, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn rất thấp so với tiềm năng. Để tiếp tục đưa chính sách này vào cuộc sống, các cơ quan, đơn vị chức năng đã, đang triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả.
Người dân tìm hiểu về BHTN.
Số người tham gia thấp so với tiềm năng
Việc phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Đối với người lao động, sau khi đóng đủ 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng tiền lương hưu hằng tháng; được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, người thân được hưởng chế độ tử tuất...
Một người nông dân trên địa bàn xã Mường Lai huyện Lục Yên bộc bạch: Trước đây, tôi cứ nghĩ mình là nông dân thì làm gì có cơ hội được hưởng lương hưu, được chăm sóc y tế như cán bộ khi về già nhưng từ khi được cán bộ BHXH huyện tuyên truyền về BHXH, BHYT tự nguyện, tôi đã hiểu được ý nghĩa và lợi ích của việc sớm tham gia BHXH tự nguyện, thời gian tới tôi cũng sẽ tham gia để về già được hưởng lương hưu.
Theo số liệu thống kê của BHXH Yên Bái, tính đến hết tháng 4/2021 toàn tỉnh Yên bái có 17.678 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) đạt 71% kế hoạch, tăng 9.322 người so với cùng kỳ năm 2020.
Cùng thời điểm cuối tháng 4-2021, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên phạm vi cả nước đạt 1,12 triệu người, tăng 527.000 người so với cùng kỳ năm 2020. “Dù đạt những kết quả khả quan, song số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện còn quá ít so với tiềm năng. Bởi, cả nước hiện còn hơn 30 triệu người chưa tham gia bảo hiểm xã hội”, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu thông tin.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, nguyên nhân chính khiến bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hấp dẫn người dân là do mức hỗ trợ tiền đóng cho một số đối tượng còn thấp, thời gian đóng quá dài (20 năm trở lên), trong khi còn một bộ phận không nhỏ người dân chưa có điều kiện tham gia chính sách này. Hơn nữa, ở một số nơi, chính quyền địa phương cũng như cơ quan bảo hiểm xã hội chưa dành sự quan tâm đúng mức đến việc triển khai chính sách, khiến người dân chưa hiểu rõ tính ưu việt của bảo hiểm xã hội tự nguyện...
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách
Ông Nguyễn Trí Đại, Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: Những năm qua, cùng với các ngành thực hiện cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BHXH tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đẩy mạnh CCTTHC bằng việc luôn luôn đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc giải quyết các chế độ chính sách về BHXH, BHYT, BHTN.
Thực hiện phong trào thi đua, bảo hiểm xã hội huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã, đang nỗ lực đưa chính sách vào đời sống để thu hút thêm người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đại diện BHXH huyện Văn Yên chia sẻ: Trong công tác phát triển BHXH tự nguyện, chúng tôi thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyền truyền, thông qua nhiều kênh, nhiều hội nghị; hội nghị được tổ chức ở huyện, ở xã và ở các thôn bản. Hầu hết 25/25 xã, thị trấn trên địa bàn, chúng tôi đều đã có các đại lý và nhân viên tư vấn bảo hiểm; bên cạnh việc tư vấn ở các hội nghị, đại lý dưới các địa bàn còn tới tận nhà người dân để tư vấn, giúp họ hiểu sâu hơn về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ở phạm vi toàn quốc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa của chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể tham gia. Đặc biệt, để chính sách ngày càng hấp dẫn, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho hay, đơn vị đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng đề nghị tăng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đề xuất, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng từ 30% lên 50% đối với người thuộc hộ nghèo; từ 25% lên 30% đối với người thuộc hộ cận nghèo; từ 10% lên 20% đối với các trường hợp còn lại. Đặc biệt, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến góp ý để hoàn thiện có đề xuất bổ sung nhiều quyền lợi cho người tham gia chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Với nhiều giải pháp được triển khai, năm 2021, cả nước phấn đấu phát triển thêm khoảng 600.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nâng tổng số người tham gia chính sách này lên hơn 1,7 triệu người vào cuối năm nay.
Ban Biên tập
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách an sinh xã hội nhiều ưu việt, tạo điều kiện cho người lao động làm nông nghiệp hoặc làm các công việc không có hợp đồng lao động có lương hưu khi hết tuổi lao động. Tuy vậy, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn rất thấp so với tiềm năng. Để tiếp tục đưa chính sách này vào cuộc sống, các cơ quan, đơn vị chức năng đã, đang triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả.Số người tham gia thấp so với tiềm năng
Việc phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Đối với người lao động, sau khi đóng đủ 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng tiền lương hưu hằng tháng; được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, người thân được hưởng chế độ tử tuất...
Một người nông dân trên địa bàn xã Mường Lai huyện Lục Yên bộc bạch: Trước đây, tôi cứ nghĩ mình là nông dân thì làm gì có cơ hội được hưởng lương hưu, được chăm sóc y tế như cán bộ khi về già nhưng từ khi được cán bộ BHXH huyện tuyên truyền về BHXH, BHYT tự nguyện, tôi đã hiểu được ý nghĩa và lợi ích của việc sớm tham gia BHXH tự nguyện, thời gian tới tôi cũng sẽ tham gia để về già được hưởng lương hưu.
Theo số liệu thống kê của BHXH Yên Bái, tính đến hết tháng 4/2021 toàn tỉnh Yên bái có 17.678 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) đạt 71% kế hoạch, tăng 9.322 người so với cùng kỳ năm 2020.
Cùng thời điểm cuối tháng 4-2021, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên phạm vi cả nước đạt 1,12 triệu người, tăng 527.000 người so với cùng kỳ năm 2020. “Dù đạt những kết quả khả quan, song số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện còn quá ít so với tiềm năng. Bởi, cả nước hiện còn hơn 30 triệu người chưa tham gia bảo hiểm xã hội”, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu thông tin.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, nguyên nhân chính khiến bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hấp dẫn người dân là do mức hỗ trợ tiền đóng cho một số đối tượng còn thấp, thời gian đóng quá dài (20 năm trở lên), trong khi còn một bộ phận không nhỏ người dân chưa có điều kiện tham gia chính sách này. Hơn nữa, ở một số nơi, chính quyền địa phương cũng như cơ quan bảo hiểm xã hội chưa dành sự quan tâm đúng mức đến việc triển khai chính sách, khiến người dân chưa hiểu rõ tính ưu việt của bảo hiểm xã hội tự nguyện...
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách
Ông Nguyễn Trí Đại, Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: Những năm qua, cùng với các ngành thực hiện cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BHXH tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đẩy mạnh CCTTHC bằng việc luôn luôn đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc giải quyết các chế độ chính sách về BHXH, BHYT, BHTN.
Thực hiện phong trào thi đua, bảo hiểm xã hội huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã, đang nỗ lực đưa chính sách vào đời sống để thu hút thêm người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đại diện BHXH huyện Văn Yên chia sẻ: Trong công tác phát triển BHXH tự nguyện, chúng tôi thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyền truyền, thông qua nhiều kênh, nhiều hội nghị; hội nghị được tổ chức ở huyện, ở xã và ở các thôn bản. Hầu hết 25/25 xã, thị trấn trên địa bàn, chúng tôi đều đã có các đại lý và nhân viên tư vấn bảo hiểm; bên cạnh việc tư vấn ở các hội nghị, đại lý dưới các địa bàn còn tới tận nhà người dân để tư vấn, giúp họ hiểu sâu hơn về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ở phạm vi toàn quốc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa của chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể tham gia. Đặc biệt, để chính sách ngày càng hấp dẫn, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho hay, đơn vị đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng đề nghị tăng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đề xuất, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng từ 30% lên 50% đối với người thuộc hộ nghèo; từ 25% lên 30% đối với người thuộc hộ cận nghèo; từ 10% lên 20% đối với các trường hợp còn lại. Đặc biệt, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến góp ý để hoàn thiện có đề xuất bổ sung nhiều quyền lợi cho người tham gia chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Với nhiều giải pháp được triển khai, năm 2021, cả nước phấn đấu phát triển thêm khoảng 600.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nâng tổng số người tham gia chính sách này lên hơn 1,7 triệu người vào cuối năm nay.