CTTĐT - BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Chính sách này giúp những đối tượng lao động tự do, người dân ở các khu vực nông thôn được nhận lương hưu, chế độ tử tuất giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già.
Cán bộ BHXH huyện Trấn Yên hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH tự nguyện
Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển BHXH tự nguyện gặp nhiều khó khăn một phần do những đặc điểm riêng của nhóm đối tượng lao động thuộc khu vực phi chính thức và một phần do chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn, bởi khi tham gia người lao động chỉ được hưởng hai chế độ hưu trí và tử tuất, thời gian đóng còn dài, chưa linh hoạt nên chưa thu hút được người dân. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Để mở rộng đối tượng tham gia, BHXH tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền; mở rộng, đào tạo, phát triển hệ thống đại lý thu BHXH đến tận phường, xã, thôn, bản; giao chỉ tiêu đến từng đơn vị, cá nhân. Cùng với đó, cơ quan BHXH tỉnh tập trung cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, đa dạng các hình thức, phương thức nhận hồ sơ, trả kết quả, thu tiền đóng, chuyển tiền đóng vào quỹ, tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
Đến hết tháng 5/2020, toàn tỉnh có 9.242 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 59,53% so với kế hoạch BHXH Việt Nam; tăng 886 người so với tháng trước, tăng 3.927 người so với cùng kỳ năm 2019.
Chị Vũ Thị Tâm ở tổ 4, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái cho biết: “Hiện tại tôi đang làm nghề tự do, tôi mong muốn khi về già có đồng lương hưu để chủ động trong cuộc sống, phòng lúc ốm đau bệnh tật không phải dựa nhiều vào con, cháu nên khi được tuyên truyền về BHXH tự nguyện tôi tham gia ngay với mức đóng 880.000 đ/tháng. Với mức đóng này khi đủ 20 năm đóng tôi nhận được số tiền lương hưu trên 3,3 triệu đ/tháng, số tiền khi về già tôi có thể yên tâm về chi phí sinh hoạt hàng ngày, hơn thế còn có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh”.
Thời gian qua, để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ các giải pháp, như: Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng đến từng cán bộ, từng đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới đại lý thu trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền trực tiếp để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, trong đó đối tượng hướng đến là những người trong độ tuổi lao động, có thu nhập ổn định, chưa tham gia đóng BHXH bắt buộc.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Phạm Quốc Tuấn - Phó Giám đốc BHXH tỉnh hiện nay số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn mới đạt khoảng 1,8% lực lượng lao động tham gia BHXH tự nguyện. Nguyên nhân là do tỉnh ta là tỉnh miềm núi, đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh gặp khó khăn, thu nhập thấp, không ổn định, hơn nữa nhận thức của người dân về với chính sách BHXH tự nguyện còn hạn chế, còn nhầm lẫn với một số loại hình bảo hiểm thương mại khác. Chính quyền địa phương một số nơi chưa thực sự vào cuộc, sự phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện của các cấp, các ngành ở địa phương với cơ quan BHXH chưa thường xuyên.
Để tiếp tục phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ông Phạm Quốc Tuấn - Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: "Trong thời gian tới BHXH tỉnh tập trung làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; tăng cường công tác phối hợp với các ngành, các cấp, các cơ quan truyền thông tổ chức hoạt động truyên truyền chính sách pháp luật BHXH tự nguyện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ liên quan đến chính sách BHXH tự nguyện để nhân dân biết khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng quyền lợi như: Hưởng lương hưu (khi nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên và có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên); được cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT khi đang hưởng lương hưu (không phải mua BHYT). Tăng cường hoạt động của các hệ thống đại lý thu, ký kết hợp đồng đại lý thu với các tổ chức chính trị- xã hội; Tiếp tục làm tốt công tác đào tạo nhân viên đại lý thu. Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng; niêm yết công khai tên, địa điểm, số điện thoại đại lý thu, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia; giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho từng đại lý thu, hằng quý, tổ chức đánh giá và khen thưởng kịp thời. Tăng cường mở các hội nghị tuyên truyền trực tiếp tới đối tượng, đến tận nhà để vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, giao dịch điện tử hồ sơ đóng và giải quyết hưởng chế độ chính sách BHXH tự nguyện kịp thời.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Chính sách này giúp những đối tượng lao động tự do, người dân ở các khu vực nông thôn được nhận lương hưu, chế độ tử tuất giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già.Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển BHXH tự nguyện gặp nhiều khó khăn một phần do những đặc điểm riêng của nhóm đối tượng lao động thuộc khu vực phi chính thức và một phần do chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn, bởi khi tham gia người lao động chỉ được hưởng hai chế độ hưu trí và tử tuất, thời gian đóng còn dài, chưa linh hoạt nên chưa thu hút được người dân. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Để mở rộng đối tượng tham gia, BHXH tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền; mở rộng, đào tạo, phát triển hệ thống đại lý thu BHXH đến tận phường, xã, thôn, bản; giao chỉ tiêu đến từng đơn vị, cá nhân. Cùng với đó, cơ quan BHXH tỉnh tập trung cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, đa dạng các hình thức, phương thức nhận hồ sơ, trả kết quả, thu tiền đóng, chuyển tiền đóng vào quỹ, tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
Đến hết tháng 5/2020, toàn tỉnh có 9.242 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 59,53% so với kế hoạch BHXH Việt Nam; tăng 886 người so với tháng trước, tăng 3.927 người so với cùng kỳ năm 2019.
Chị Vũ Thị Tâm ở tổ 4, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái cho biết: “Hiện tại tôi đang làm nghề tự do, tôi mong muốn khi về già có đồng lương hưu để chủ động trong cuộc sống, phòng lúc ốm đau bệnh tật không phải dựa nhiều vào con, cháu nên khi được tuyên truyền về BHXH tự nguyện tôi tham gia ngay với mức đóng 880.000 đ/tháng. Với mức đóng này khi đủ 20 năm đóng tôi nhận được số tiền lương hưu trên 3,3 triệu đ/tháng, số tiền khi về già tôi có thể yên tâm về chi phí sinh hoạt hàng ngày, hơn thế còn có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh”.
Thời gian qua, để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ các giải pháp, như: Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng đến từng cán bộ, từng đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới đại lý thu trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền trực tiếp để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, trong đó đối tượng hướng đến là những người trong độ tuổi lao động, có thu nhập ổn định, chưa tham gia đóng BHXH bắt buộc.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Phạm Quốc Tuấn - Phó Giám đốc BHXH tỉnh hiện nay số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn mới đạt khoảng 1,8% lực lượng lao động tham gia BHXH tự nguyện. Nguyên nhân là do tỉnh ta là tỉnh miềm núi, đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh gặp khó khăn, thu nhập thấp, không ổn định, hơn nữa nhận thức của người dân về với chính sách BHXH tự nguyện còn hạn chế, còn nhầm lẫn với một số loại hình bảo hiểm thương mại khác. Chính quyền địa phương một số nơi chưa thực sự vào cuộc, sự phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện của các cấp, các ngành ở địa phương với cơ quan BHXH chưa thường xuyên.
Để tiếp tục phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ông Phạm Quốc Tuấn - Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: "Trong thời gian tới BHXH tỉnh tập trung làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; tăng cường công tác phối hợp với các ngành, các cấp, các cơ quan truyền thông tổ chức hoạt động truyên truyền chính sách pháp luật BHXH tự nguyện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ liên quan đến chính sách BHXH tự nguyện để nhân dân biết khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng quyền lợi như: Hưởng lương hưu (khi nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên và có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên); được cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT khi đang hưởng lương hưu (không phải mua BHYT). Tăng cường hoạt động của các hệ thống đại lý thu, ký kết hợp đồng đại lý thu với các tổ chức chính trị- xã hội; Tiếp tục làm tốt công tác đào tạo nhân viên đại lý thu. Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng; niêm yết công khai tên, địa điểm, số điện thoại đại lý thu, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia; giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho từng đại lý thu, hằng quý, tổ chức đánh giá và khen thưởng kịp thời. Tăng cường mở các hội nghị tuyên truyền trực tiếp tới đối tượng, đến tận nhà để vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, giao dịch điện tử hồ sơ đóng và giải quyết hưởng chế độ chính sách BHXH tự nguyện kịp thời.