Có hiệu lực từ ngày 01/6/2021, Nghị định số 43/2021/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng thống nhất trên toàn quốc và lưu trữ đầy đủ các thông tin được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ về bảo hiểm của công dân. Qua đó, giúp người tham gia bảo hiểm có thể tra cứu thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhanh nhất.
Các cá nhân có thể khai thác nhiều thông tin BHXH, BHYT, BHTN qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
Theo Nghị định số 43/2021/NĐ-CP, các cá nhân tham gia bảo hiểm được phép khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; đồng thời, cá nhân được trích xuất thông tin của mình, dữ liệu trích xuất được ký số bởi Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và có giá trị như văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, ngoài các cách tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đang áp dụng hiện nay là qua website của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, qua việc gửi tin nhắn đến đầu số 8079 hoặc qua ứng dụng VssID, thì từ ngày 01/6, người tham gia bảo hiểm còn có thêm một cách khác là tra cứu thông tin qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
Cụ thể, về bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm có thể tra cứu mã mức hưởng, loại đối tượng, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thời điểm hết hạn, thời điểm đủ 05 năm liên tục,quá trình đóng, hưởng bảo hiểm
Về bảo hiểm xã hội, người tham gia có thể tra cứu Mã số bảo hiểm xã hội, phương thức đóng, quá trình đóng, hưởng bảo hiểm xã hội…
Về bảo hiểm thất nghiệp người tham gia có thể tra cứu quá trình đóng, hưởng,thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp…
Việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan Nhà nước. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức không được yêu cầu cá nhân cung cấp các giấy tờ liên quan nếu đã khai thác được thông tin cá nhân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xây dựng được Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm sẽ tạo điều kiện và phục vụ việc quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện chính sách, nhu cầu của cơ quan, tổ chức và người dân; góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Có hiệu lực từ ngày 01/6/2021, Nghị định số 43/2021/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng thống nhất trên toàn quốc và lưu trữ đầy đủ các thông tin được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ về bảo hiểm của công dân. Qua đó, giúp người tham gia bảo hiểm có thể tra cứu thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhanh nhất.Theo Nghị định số 43/2021/NĐ-CP, các cá nhân tham gia bảo hiểm được phép khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; đồng thời, cá nhân được trích xuất thông tin của mình, dữ liệu trích xuất được ký số bởi Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và có giá trị như văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, ngoài các cách tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đang áp dụng hiện nay là qua website của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, qua việc gửi tin nhắn đến đầu số 8079 hoặc qua ứng dụng VssID, thì từ ngày 01/6, người tham gia bảo hiểm còn có thêm một cách khác là tra cứu thông tin qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
Cụ thể, về bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm có thể tra cứu mã mức hưởng, loại đối tượng, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thời điểm hết hạn, thời điểm đủ 05 năm liên tục,quá trình đóng, hưởng bảo hiểm
Về bảo hiểm xã hội, người tham gia có thể tra cứu Mã số bảo hiểm xã hội, phương thức đóng, quá trình đóng, hưởng bảo hiểm xã hội…
Về bảo hiểm thất nghiệp người tham gia có thể tra cứu quá trình đóng, hưởng,thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp…
Việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan Nhà nước. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức không được yêu cầu cá nhân cung cấp các giấy tờ liên quan nếu đã khai thác được thông tin cá nhân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xây dựng được Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm sẽ tạo điều kiện và phục vụ việc quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện chính sách, nhu cầu của cơ quan, tổ chức và người dân; góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.