Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Quyền lợi khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng tuyến

30/03/2022 13:42:00 Xem cỡ chữ
Mẹ tôi đủ tuổi nghỉ hưu vào tháng 6/2022. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mẹ tôi mới đóng bảo hiểm xã hội được 21 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu theo tính toán là khá thấp. Tôi được biết, hiện nay người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và nhiều trường hợp được đóng một lần cho nhiều năm sau. Vậy, sau khi đủ tuổi hưu, mẹ tôi có thể đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện và đóng một lần để được hưởng lương hưu với tỷ lệ cao hơn không?

Ảnh minh hoạ.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nghị định 134/2015/NÐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện; Thông tư 01/2016/TT-BLÐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định: Người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng 1 lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Như vậy, trường hợp mẹ của bạn đủ tuổi hưu và đã đóng bảo hiểm xã hội được 21 năm nên không thuộc đối tượng áp dụng quy định đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 1 lần cho đủ 20 năm theo quy định hiện hành.