CTTĐT - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái đã nhận được nhiều ý kiến hỏi về chế độ, quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện. Sau đây là một số giải đáp của ngành BHXH xung quanh vấn đề này.
Tuyên truyền người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bạn Nguyễn Vân Anh ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái hỏi: Tôi muốn hỏi nếu tôi bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và chọn mức thu nhập là 700.000 đồng/tháng và đóng một lần 5 năm. Nếu chẳng may trong thời gian chưa được 5 năm, tôi rủi ro qua đời thì người thân của tôi có được hưởng tiền trợ cấp mai táng không? Hay chỉ được nhận tiền tuất một lần?
BHXH tỉnh Yên Bái trả lời: 1. Về chế độ mai táng phí: Theo Điểm b, Khoản 2, điều 8, Nghị định 134/NĐ-CP ngày 29/12/2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ mai táng phí khi: "Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ tử tuất từ đủ 60 tháng trở lên”.
Nếu bạn tham gia BHXH tự nguyện chọn phương thức đóng một lần cho 5 năm nhưng chẳng may trong thời gian chưa được 5 năm mà bạn qua đời thì thân nhân của bạn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ mai táng phí.
2. Về chế độ tuất một lần: Tại Điểm b, Khoản 4, Điều 7, Thông tư số 01/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ LĐ-TB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH tự nguyện quy định: "Mức trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 của Luật BHXH”.
Tại Khoản 2 Điều 81, Luật BHXH 2014 quy định: "Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của luật này cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đóng từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH”.
Như vậy, trong trường hợp này thân nhân của bạn sẽ được hưởng chế độ tuất một lần.
Chị Lò Thị Sen ở xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn hỏi: Gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo thì tôi có được hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện không?
BHXH tỉnh Yên Bái trả lời: Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ: Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể: bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác.
2. không quá 10 năm (120 tháng). Ngoài ra, Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện (Nghị định số 134/2015/NĐ-CP) quy định về hiệu lực thi hành như sau: Việc hỗ trợ tiền đóng BHXH của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 1/1/2018. Không hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đóng BHXH tự nguyện trước ngày 1/1/2018, trừ trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu theo phương thức đóng quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
Như vậy, từ ngày 1/1/2018, chị tham gia BHXH tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái đã nhận được nhiều ý kiến hỏi về chế độ, quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện. Sau đây là một số giải đáp của ngành BHXH xung quanh vấn đề này.Bạn Nguyễn Vân Anh ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái hỏi: Tôi muốn hỏi nếu tôi bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và chọn mức thu nhập là 700.000 đồng/tháng và đóng một lần 5 năm. Nếu chẳng may trong thời gian chưa được 5 năm, tôi rủi ro qua đời thì người thân của tôi có được hưởng tiền trợ cấp mai táng không? Hay chỉ được nhận tiền tuất một lần?
BHXH tỉnh Yên Bái trả lời: 1. Về chế độ mai táng phí: Theo Điểm b, Khoản 2, điều 8, Nghị định 134/NĐ-CP ngày 29/12/2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ mai táng phí khi: "Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ tử tuất từ đủ 60 tháng trở lên”.
Nếu bạn tham gia BHXH tự nguyện chọn phương thức đóng một lần cho 5 năm nhưng chẳng may trong thời gian chưa được 5 năm mà bạn qua đời thì thân nhân của bạn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ mai táng phí.
2. Về chế độ tuất một lần: Tại Điểm b, Khoản 4, Điều 7, Thông tư số 01/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ LĐ-TB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH tự nguyện quy định: "Mức trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 của Luật BHXH”.
Tại Khoản 2 Điều 81, Luật BHXH 2014 quy định: "Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của luật này cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đóng từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH”.
Như vậy, trong trường hợp này thân nhân của bạn sẽ được hưởng chế độ tuất một lần.
Chị Lò Thị Sen ở xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn hỏi: Gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo thì tôi có được hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện không?
BHXH tỉnh Yên Bái trả lời: Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ: Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể: bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác.
2. không quá 10 năm (120 tháng). Ngoài ra, Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện (Nghị định số 134/2015/NĐ-CP) quy định về hiệu lực thi hành như sau: Việc hỗ trợ tiền đóng BHXH của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 1/1/2018. Không hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đóng BHXH tự nguyện trước ngày 1/1/2018, trừ trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu theo phương thức đóng quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
Như vậy, từ ngày 1/1/2018, chị tham gia BHXH tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH.