CTTĐT - Năm 2024, BHXH tỉnh Yên Bái phấn đấu đạt trên 24% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH.
Năm 2024, BHXH tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu phấn đấu đạt trên 24% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH
Với quyết tâm “Xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội hiện đại, chuyên nghiệp hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp”, trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã chủ động, tích cực, tập trung nguồn lực, bám sát chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể; chủ động triển khai nhiều biện pháp, giải pháp để thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Diện bao phủ BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái đã có trên 87.430 người tham gia BHXH; trong đó, có trên 57.260 người tham gia BHXH bắt buộc, gần 30.170 người tham gia BHXH tự nguyện; đạt tỷ lệ bao phủ BHXH 21,1% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; trong đó riêng tỷ lệ bao phủ BHXH tự nguyện đạt 7,3% (vượt chỉ tiêu Nghị quyết 28/NQ-TW đề ra).
Hàng năm, BHXH tỉnh đã phối hợp với các sở ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức dịch vụ thu để đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, vận động và phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Cùng với việc mở rộng diện bao phủ BHXH, số thu BHXH, BHYT, BHTN hàng năm cũng tăng khá nhanh, hết năm 2023 tổng số thu toàn tỉnh là 1.947 tỷ đồng, đạt 100,6% kế hoạch giao; tỷ lệ nợ BHXH giảm còn 1,81% (thấp hơn chỉ tiêu phấn đấu giảm nợ BHXH Việt Nam giao).
Cùng với đó, BHXH tỉnh đã giải quyết, thanh toán đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách, quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Theo đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và các hoạt động nghiệp vụ có nhiều đột phá. Đến nay, BHXH tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin trong hầu hết các hoạt động nghiệp vụ như: giao dịch điện tử trong công tác thu, giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; giám định điện tử chi phí khám, chữa bệnh BHYT thông qua Hệ thống thông tin giám định BHYT; số hóa hồ sơ lưu trữ; các phần mềm phục vụ công tác tài chính - kế toán, quản lý văn bản...
Bên cạnh đó, BHXH tỉnh đã tích cực thực hiện cải cách TTHC, cắt giảm từ 32 thủ tục hành chính xuống còn 25 thủ tục hành chính, đưa 13 thủ tục hành chính ra thực hiện tại Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh. Hiện nay có trên 93,1% đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký giao dịch hồ sơ điện tử; 100% cơ sở khám, chữa bệnh có ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT đã đảm bảo việc kết nối liên thông dữ liệu trên phần mềm Hệ thống thông tin giám định BHYT, góp phần đảm bảo tính chính xác, thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT; đồng thời ngăn ngừa tình trạng trục lợi, lạm dụng quỹ BHYT.
Để tiếp tục hoàn thành mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW đã đề ra, năm 2024, BHXH tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu phấn đấu đạt trên 24% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH.
Theo đó, thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp; trong đó, tăng cường công tác phối hợp hơn nữa với các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức dịch vụ thu đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN, nhất là chính sách BHXH tự nguyện nhằm tăng nhanh diện bao phủ BHXH trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện tốt công tác cấp sổ BHXH cho người lao động để làm cơ sở giải quyết hưởng các chế độ BHXH đúng quy định. Phối hợp tốt với các sở, ban, ngành thống kê, điều tra, rà soát các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề ra các giải pháp để khai thác, mở rộng nguồn thu, phát triển người tham gia; tích cực đôn đốc thu hồi số tiền chậm đóng, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ BHXH xuống mức thấp nhất.
Toàn ngành tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng có hiệu quả các phần mềm trong công tác quản lý và giải quyết nhiệm vụ chuyên môn của ngành; nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ nhân dân, phấn đấu giảm số giờ giao dịch của các đơn vị, doanh nghiệp với cơ quan BHXH theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam và UBND tỉnh, tổ chức triển khai hiệu quả Đề án 06, chuyển số của ngành. Cùng với đó, tập trung đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ chính sách cho người lao động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Năm 2024 xác định là một năm tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng với sự quyết tâm cao của toàn thể công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh và có sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của các đơn vị sử dụng lao động và người dân trong tỉnh.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2024, BHXH tỉnh Yên Bái phấn đấu đạt trên 24% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH. Với quyết tâm “Xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội hiện đại, chuyên nghiệp hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp”, trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã chủ động, tích cực, tập trung nguồn lực, bám sát chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể; chủ động triển khai nhiều biện pháp, giải pháp để thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Diện bao phủ BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái đã có trên 87.430 người tham gia BHXH; trong đó, có trên 57.260 người tham gia BHXH bắt buộc, gần 30.170 người tham gia BHXH tự nguyện; đạt tỷ lệ bao phủ BHXH 21,1% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; trong đó riêng tỷ lệ bao phủ BHXH tự nguyện đạt 7,3% (vượt chỉ tiêu Nghị quyết 28/NQ-TW đề ra).
Hàng năm, BHXH tỉnh đã phối hợp với các sở ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức dịch vụ thu để đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, vận động và phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Cùng với việc mở rộng diện bao phủ BHXH, số thu BHXH, BHYT, BHTN hàng năm cũng tăng khá nhanh, hết năm 2023 tổng số thu toàn tỉnh là 1.947 tỷ đồng, đạt 100,6% kế hoạch giao; tỷ lệ nợ BHXH giảm còn 1,81% (thấp hơn chỉ tiêu phấn đấu giảm nợ BHXH Việt Nam giao).
Cùng với đó, BHXH tỉnh đã giải quyết, thanh toán đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách, quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Theo đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và các hoạt động nghiệp vụ có nhiều đột phá. Đến nay, BHXH tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin trong hầu hết các hoạt động nghiệp vụ như: giao dịch điện tử trong công tác thu, giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; giám định điện tử chi phí khám, chữa bệnh BHYT thông qua Hệ thống thông tin giám định BHYT; số hóa hồ sơ lưu trữ; các phần mềm phục vụ công tác tài chính - kế toán, quản lý văn bản...
Bên cạnh đó, BHXH tỉnh đã tích cực thực hiện cải cách TTHC, cắt giảm từ 32 thủ tục hành chính xuống còn 25 thủ tục hành chính, đưa 13 thủ tục hành chính ra thực hiện tại Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh. Hiện nay có trên 93,1% đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký giao dịch hồ sơ điện tử; 100% cơ sở khám, chữa bệnh có ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT đã đảm bảo việc kết nối liên thông dữ liệu trên phần mềm Hệ thống thông tin giám định BHYT, góp phần đảm bảo tính chính xác, thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT; đồng thời ngăn ngừa tình trạng trục lợi, lạm dụng quỹ BHYT.
Để tiếp tục hoàn thành mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW đã đề ra, năm 2024, BHXH tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu phấn đấu đạt trên 24% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH.
Theo đó, thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp; trong đó, tăng cường công tác phối hợp hơn nữa với các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức dịch vụ thu đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN, nhất là chính sách BHXH tự nguyện nhằm tăng nhanh diện bao phủ BHXH trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện tốt công tác cấp sổ BHXH cho người lao động để làm cơ sở giải quyết hưởng các chế độ BHXH đúng quy định. Phối hợp tốt với các sở, ban, ngành thống kê, điều tra, rà soát các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề ra các giải pháp để khai thác, mở rộng nguồn thu, phát triển người tham gia; tích cực đôn đốc thu hồi số tiền chậm đóng, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ BHXH xuống mức thấp nhất.
Toàn ngành tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng có hiệu quả các phần mềm trong công tác quản lý và giải quyết nhiệm vụ chuyên môn của ngành; nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ nhân dân, phấn đấu giảm số giờ giao dịch của các đơn vị, doanh nghiệp với cơ quan BHXH theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam và UBND tỉnh, tổ chức triển khai hiệu quả Đề án 06, chuyển số của ngành. Cùng với đó, tập trung đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ chính sách cho người lao động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Năm 2024 xác định là một năm tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng với sự quyết tâm cao của toàn thể công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh và có sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của các đơn vị sử dụng lao động và người dân trong tỉnh.