CTTĐT – Nhằm đảm bảo sự bình đẳng giới của phụ nữ trong tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội và gia đình; tỷ lệ giới trong tổng số lao động được tạo việc làm đạt tối thiểu 40%, UBND tỉnh ban hành kế hoạch hoạt động công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2017.
Tổ chức Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (từ 15/11/2017 đến 15/12/2017).
Trong năm 2017, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ hoạt động theo nội dung các văn bản lĩnh vực bình đẳng giới giai đoạn đến năm 2020 đã được UBND tỉnh ban hành; Tổ chức phối hợp liên ngành Vì sự tiến bộ phụ nữ với các cấp Hội phụ nữ, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn toàn tỉnh, các địa phương.
Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới. Trong đó, chú trọng việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, từng bước xóa bỏ định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, xóa bỏ các hình thức bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do lựa chọn giới tính thai nhi, ngăn ngừa tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, hôn nhân có yếu tố người nước ngoài không lành mạnh. Đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng “Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”; “Tháng Hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình”.
Đồng thời chú trọng tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu; xây dựng và tổ chức chương trình, chiến dịch truyền thông tại cộng đồng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, các website của các cơ quan, đơn vị và địa phương; xây dựng các sản phẩm sách mỏng, tờ rơi, pano, áp phích, tranh cổ động về bình đẳng giới.
Tổ chức Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (từ 15/11/2017 đến 15/12/2017). Củng cố, kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, các ngành theo quy định; nâng cao chất lượng công tác phối hợp tham mưu chỉ đạo và hoạt động liên ngành của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tổ chức các khóa tập huấn kiến thức giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định và thực thi chính sách cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, cán bộ tư pháp, thành viên Ban vì sự tiến bộ phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện, cán bộ lao động- xã hội và cộng tác viên cấp xã. Tập huấn kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới và công tác thống kê, báo cáo số liệu tách biệt giới trong các lĩnh vực cho cán bộ lao động xã hội và cộng tác viên cấp xã. Tổ chức gặp mặt, biểu dương, động viên các nữ cán bộ quản lý của tỉnh nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2017. Tổ chức các hoạt động thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trong và ngoài tỉnh.
Tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới (2007- 2017) nhằm đánh giá toàn diện về tình hình thực hiện và tác động của việc thi hành Luật Bình đẳng giới, các văn bản hướng dẫn Luật Bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, trong đó bao gồm những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân xuất phát từ việc thực hiện các quy định và tổ chức thực hiện Luật Bình đẳng giới theo hướng dẫn tại Quyết định số 1392/QĐ-LĐTBXH ngày 14/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Triển khai xây dựng điểm mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại cơ sở; giúp người dân trong địa bàn mô hình nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; tạo cơ hội để các nạn nhân của bạo lực được tiếp cận ít nhất một hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng.
Duy trì thường xuyên các hoạt động tại cộng đồng như: Câu lạc bộ ngăn ngừa, giảm thiếu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; Tổ phòng, chống bạo lực giới; “địa chỉ tin cậy”; “nhà tạm lánh” ở cộng đồng. Tập huấn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, cung cấp sản phẩm truyền thông, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền cho người dân.
Triển khai công tác nghiên cứu khoa học với Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giới đối với cán bộ cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Yên Bái” sau khi được cấp có thấm quyền phê duyệt.
Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ tại các cấp, các ngành. Đồng thời kiểm tra, giám sát về sử dụng kinh phí hoạt động Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp.
Xây dựng và nộp báo cáo định kỳ về hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng một lần, trước ngày 10/6 đối với báo cáo sơ kết, trước ngày 15/11/2017 đối với báo cáo tổng kết và các báo cáo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Thu thập các số liệu thống kê tách biệt giới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của sở, ban, ngành và trong phạm vi đơn vị, địa phương để phục vụ cho việc tổng hợp báo cáo, đánh giá cũng như nghiên cứu xây dựng chính sách có nhạy cảm giới.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Nhằm đảm bảo sự bình đẳng giới của phụ nữ trong tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội và gia đình; tỷ lệ giới trong tổng số lao động được tạo việc làm đạt tối thiểu 40%, UBND tỉnh ban hành kế hoạch hoạt động công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2017. Trong năm 2017, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ hoạt động theo nội dung các văn bản lĩnh vực bình đẳng giới giai đoạn đến năm 2020 đã được UBND tỉnh ban hành; Tổ chức phối hợp liên ngành Vì sự tiến bộ phụ nữ với các cấp Hội phụ nữ, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn toàn tỉnh, các địa phương.
Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới. Trong đó, chú trọng việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, từng bước xóa bỏ định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, xóa bỏ các hình thức bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do lựa chọn giới tính thai nhi, ngăn ngừa tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, hôn nhân có yếu tố người nước ngoài không lành mạnh. Đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng “Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”; “Tháng Hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình”.
Đồng thời chú trọng tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu; xây dựng và tổ chức chương trình, chiến dịch truyền thông tại cộng đồng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, các website của các cơ quan, đơn vị và địa phương; xây dựng các sản phẩm sách mỏng, tờ rơi, pano, áp phích, tranh cổ động về bình đẳng giới.
Tổ chức Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (từ 15/11/2017 đến 15/12/2017). Củng cố, kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, các ngành theo quy định; nâng cao chất lượng công tác phối hợp tham mưu chỉ đạo và hoạt động liên ngành của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tổ chức các khóa tập huấn kiến thức giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định và thực thi chính sách cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, cán bộ tư pháp, thành viên Ban vì sự tiến bộ phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện, cán bộ lao động- xã hội và cộng tác viên cấp xã. Tập huấn kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới và công tác thống kê, báo cáo số liệu tách biệt giới trong các lĩnh vực cho cán bộ lao động xã hội và cộng tác viên cấp xã. Tổ chức gặp mặt, biểu dương, động viên các nữ cán bộ quản lý của tỉnh nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2017. Tổ chức các hoạt động thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trong và ngoài tỉnh.
Tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới (2007- 2017) nhằm đánh giá toàn diện về tình hình thực hiện và tác động của việc thi hành Luật Bình đẳng giới, các văn bản hướng dẫn Luật Bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, trong đó bao gồm những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân xuất phát từ việc thực hiện các quy định và tổ chức thực hiện Luật Bình đẳng giới theo hướng dẫn tại Quyết định số 1392/QĐ-LĐTBXH ngày 14/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Triển khai xây dựng điểm mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại cơ sở; giúp người dân trong địa bàn mô hình nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; tạo cơ hội để các nạn nhân của bạo lực được tiếp cận ít nhất một hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng.
Duy trì thường xuyên các hoạt động tại cộng đồng như: Câu lạc bộ ngăn ngừa, giảm thiếu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; Tổ phòng, chống bạo lực giới; “địa chỉ tin cậy”; “nhà tạm lánh” ở cộng đồng. Tập huấn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, cung cấp sản phẩm truyền thông, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền cho người dân.
Triển khai công tác nghiên cứu khoa học với Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giới đối với cán bộ cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Yên Bái” sau khi được cấp có thấm quyền phê duyệt.
Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ tại các cấp, các ngành. Đồng thời kiểm tra, giám sát về sử dụng kinh phí hoạt động Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp.
Xây dựng và nộp báo cáo định kỳ về hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng một lần, trước ngày 10/6 đối với báo cáo sơ kết, trước ngày 15/11/2017 đối với báo cáo tổng kết và các báo cáo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Thu thập các số liệu thống kê tách biệt giới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của sở, ban, ngành và trong phạm vi đơn vị, địa phương để phục vụ cho việc tổng hợp báo cáo, đánh giá cũng như nghiên cứu xây dựng chính sách có nhạy cảm giới.