CTTĐT - Trong những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã xây dựng chương trình, kế hoạch và tập trung thực hiện nhiều giải pháp tạo điều kiện cho phụ nữ phấn đấu, tham gia công tác xã hội và phát triển toàn diện.
Những năm qua, tỉnh đã chú trọng xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phụ nữ ở vùng cao, vùng sâu, phụ nữ là người dân tộc thiểu số
Tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo và tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác phụ nữ, công tác Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của Phụ nữ, các cấp Hội phụ nữ trên toàn tỉnh để triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách đối với phụ nữ thông qua các hoạt động công tác của hội.
Việc thực hiện pháp luật, chính sách, đề án về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, lao động nữ di cư, chuyển đổi nghề..., chính sách nhằm phát huy vai trò của phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ, trong phát triển kinh tế (hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, thành lập hợp tác xã, tổ liên kết do phụ nữ làm chủ).
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được đẩy mạnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, hàng năm có từ 17.000 đến trên 30.000 lao động được tuyển mới và đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 64,83%, trong đó tỷ lệ nữ chiếm khoảng 46% trên tổng số lao động được đào tạo.
Trong 05 năm Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh Yên Bái đã tổ chức khảo sát, nhu cầu học nghề của người lao động, đặc biệt chú ý đến đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu của Hội viên phụ nữ và định hướng phát triển kinh tế của từng địa phương, kết quả đã có hơn 5.000 người đăng ký học nghề. Trung tâm đã xây dựng hồ sơ tham gia đặt hàng đào tạo nghề với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đào tạo 135 lớp cho 4.029 người.
Chính sách đối với lao động nữ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... được đảm bảo thực hiện, về cơ bản các điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ trong một số ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được thực hiện đúng quy định đối với mỗi giới. Các ngành chức năng của tỉnh đã hướng dẫn, cụ thể hóa việc thực hiện Luật Bình đẳng giới trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về tài chính; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm. Các giải pháp bảo đảm các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm thu hút nhiều học viên nữ: Hội phụ nữ các cấp, ngành nông nghiệp, lao động mở nhiều lớp dạy nghề, tập huấn về công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm ở các vùng hồ, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ tham gia. Tỷ lệ nữ tham gia các khóa đào tạo đều cao hơn nam giới.
Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn từ năm 2018 - tháng 6/2023, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 57.083/122.496 lao động nữ (chiếm 46,59% trên tổng số lao động được giải quyết việc làm); toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 47.069/123.865 lao động nữ (chiếm 38% trên tổng số người được đào tạo nghề). Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là 9.880/17.964 lao động nữ (chiếm 55%).
Tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương đạt 36,1%. Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trên tổng số lao động nữ có việc làm là 62,6%. Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 22,5%. Thực hiện chính sách an sinh xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ luôn nhận được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong việc lồng ghép thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới gắn với chương trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Cùng với đó, tỉnh cũng đã chú trọng xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phụ nữ ở vùng cao, vùng sâu, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi, phụ nữ mang thai nuôi con nhỏ, lao động nữ di cư, chuyển đổi nghề.
UBND tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”, Dự án 8 “Thực hiện hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”; tổ chức 06 hội nghị cung cấp thông tin và tuyên truyền, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi trong hôn nhân cho 415 đại biểu là cán bộ xã, đội ngũ cán bộ chủ chốt các thôn, bản và người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đại diện một số hộ gia đình tại xã nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện, thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”; tổ chức 02 Hội nghị tuyên truyền về công tác Dân tộc và chính sách dân tộc cho 118 đại biểu là Bí thư hoặc Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Trưởng thôn, bản, các tổ chức đoàn thể ở các thôn bản thuộc các xã trên địa bàn huyện; Phối phợp tổ chức 05 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng cho 328 đại biểu người có uy tín.
Cũng trong 5 qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, thành lập hợp tác xã, tổ liên kết do phụ nữ làm chủ. Ban hành các văn bản nhằm tổ chức, triển khai thực hiện nội dung liên quan đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo do phụ nữ làm chủ. Tổ chức các hội nghị tập huấn về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, thông qua đó giúp các đoàn viên, thanh niên (trong đó các đoàn viên thanh niên là nữ giới làm chủ các mô hình) nâng cao nhận thức, hiểu biết về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của các địa phương. Tạo lập môi trường khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; áp dụng công nghệ 4.0 vào phát triển các Startup (mô hình sản xuất kinh doanh)...thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách về khoa học và công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ luôn được quan tâm và đẩy mạnh. Nhận thức của xã hội về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, về bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được nâng cao và đạt được những kết quả nhất định, tạo ra động lực mạnh mẽ khuyến khích và thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ cá nhân tích cực chủ động tham gia.
Từ năm 2018 đến nay, tỉnh Yên Bái đã phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức 43 hội nghị tập huấn, tuyên truyền về công nghệ, đổi mới công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ…tại các huyện, thị xã, thành phố. Qua đó tạo động lực mạnh mẽ khuyến khích và thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá nhân do phụ nữ làm chủ tích cực chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ…trong quá trình khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần tạo dựng uy tín, danh tiếng, năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, tiếp cận với khoa học, công nghệ của đội ngũ cán bộ nữ nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước; trong giai đoạn 2018 - 2023 đã có 158 lượt cán bộ là nữ tham gia thực hiện 60 nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc 04 lĩnh vực (sản xuất nông lâm nghiệp: 79 lượt; khoa học xã hội: 49 lượt; lĩnh vực khác: 11 lượt; Công nghệ thông tin: 19 lượt); tổ chức 20 lớp tập huấn kiến thức về khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, kỹ năng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, quản lý doanh nghiệp, các hợp tác xã, thu hút 700 cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia…Thông qua các hoạt động nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, có nhiều cán bộ nữ ngày càng trưởng thành, trình độ chuyên môn được nâng cao, đồng thời cũng đã tiếp thu chuyển giao được những tiến bộ của khoa học công nghệ mới áp dụng vào thực tiễn sản xuất, cũng như áp dụng được những kinh nghiệm thực tế vào quá trình triển khai nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Kết quả của các hoạt động nghiên cứu này góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thu hút đầu tư, tạo công ăn, việc làm ổn định cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các cấp Hội trong tỉnh đã tích cực tổ chức ký kết các chương trình và phối hợp tổ chức các hoạt động trong triển khai thực hiện công tác cán bộ nữ, hoạt động bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, cụ thể các cấp Hội đã ký kết với các đơn vị: Sở Nội vụ, Sở Lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo; Công an tỉnh; Tỉnh đoàn thanh niên; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh…; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho nữ đại biểu dân cử qua các nhiệm kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các văn bản lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới về thực hiện và tổ chức sơ kết, tổng kết Chỉ thị số 21 của Trung ương và của tỉnh về công tác phụ nữ. Tuyên truyền, vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên tham gia các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhất là phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân ổn định tình hình an ninh trật tự ở cơ sở khi có xảy ra điểm nóng; đưa công tác dân vận trở thành nhiệm vụ thường xuyên gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã xây dựng chương trình, kế hoạch và tập trung thực hiện nhiều giải pháp tạo điều kiện cho phụ nữ phấn đấu, tham gia công tác xã hội và phát triển toàn diện. Tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo và tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác phụ nữ, công tác Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của Phụ nữ, các cấp Hội phụ nữ trên toàn tỉnh để triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách đối với phụ nữ thông qua các hoạt động công tác của hội.
Việc thực hiện pháp luật, chính sách, đề án về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, lao động nữ di cư, chuyển đổi nghề..., chính sách nhằm phát huy vai trò của phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ, trong phát triển kinh tế (hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, thành lập hợp tác xã, tổ liên kết do phụ nữ làm chủ).
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được đẩy mạnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, hàng năm có từ 17.000 đến trên 30.000 lao động được tuyển mới và đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 64,83%, trong đó tỷ lệ nữ chiếm khoảng 46% trên tổng số lao động được đào tạo.
Trong 05 năm Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ tỉnh Yên Bái đã tổ chức khảo sát, nhu cầu học nghề của người lao động, đặc biệt chú ý đến đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu của Hội viên phụ nữ và định hướng phát triển kinh tế của từng địa phương, kết quả đã có hơn 5.000 người đăng ký học nghề. Trung tâm đã xây dựng hồ sơ tham gia đặt hàng đào tạo nghề với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đào tạo 135 lớp cho 4.029 người.
Chính sách đối với lao động nữ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... được đảm bảo thực hiện, về cơ bản các điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ trong một số ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được thực hiện đúng quy định đối với mỗi giới. Các ngành chức năng của tỉnh đã hướng dẫn, cụ thể hóa việc thực hiện Luật Bình đẳng giới trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về tài chính; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm. Các giải pháp bảo đảm các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm thu hút nhiều học viên nữ: Hội phụ nữ các cấp, ngành nông nghiệp, lao động mở nhiều lớp dạy nghề, tập huấn về công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm ở các vùng hồ, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ tham gia. Tỷ lệ nữ tham gia các khóa đào tạo đều cao hơn nam giới.
Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn từ năm 2018 - tháng 6/2023, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 57.083/122.496 lao động nữ (chiếm 46,59% trên tổng số lao động được giải quyết việc làm); toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 47.069/123.865 lao động nữ (chiếm 38% trên tổng số người được đào tạo nghề). Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là 9.880/17.964 lao động nữ (chiếm 55%).
Tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương đạt 36,1%. Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trên tổng số lao động nữ có việc làm là 62,6%. Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 22,5%. Thực hiện chính sách an sinh xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ luôn nhận được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong việc lồng ghép thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới gắn với chương trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Cùng với đó, tỉnh cũng đã chú trọng xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phụ nữ ở vùng cao, vùng sâu, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, đơn thân, cao tuổi, phụ nữ mang thai nuôi con nhỏ, lao động nữ di cư, chuyển đổi nghề.
UBND tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”, Dự án 8 “Thực hiện hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”; tổ chức 06 hội nghị cung cấp thông tin và tuyên truyền, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi trong hôn nhân cho 415 đại biểu là cán bộ xã, đội ngũ cán bộ chủ chốt các thôn, bản và người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đại diện một số hộ gia đình tại xã nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện, thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”; tổ chức 02 Hội nghị tuyên truyền về công tác Dân tộc và chính sách dân tộc cho 118 đại biểu là Bí thư hoặc Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Trưởng thôn, bản, các tổ chức đoàn thể ở các thôn bản thuộc các xã trên địa bàn huyện; Phối phợp tổ chức 05 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng cho 328 đại biểu người có uy tín.
Cũng trong 5 qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, thành lập hợp tác xã, tổ liên kết do phụ nữ làm chủ. Ban hành các văn bản nhằm tổ chức, triển khai thực hiện nội dung liên quan đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo do phụ nữ làm chủ. Tổ chức các hội nghị tập huấn về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, thông qua đó giúp các đoàn viên, thanh niên (trong đó các đoàn viên thanh niên là nữ giới làm chủ các mô hình) nâng cao nhận thức, hiểu biết về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của các địa phương. Tạo lập môi trường khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; áp dụng công nghệ 4.0 vào phát triển các Startup (mô hình sản xuất kinh doanh)...thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách về khoa học và công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ luôn được quan tâm và đẩy mạnh. Nhận thức của xã hội về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, về bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được nâng cao và đạt được những kết quả nhất định, tạo ra động lực mạnh mẽ khuyến khích và thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ cá nhân tích cực chủ động tham gia.
Từ năm 2018 đến nay, tỉnh Yên Bái đã phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức 43 hội nghị tập huấn, tuyên truyền về công nghệ, đổi mới công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ…tại các huyện, thị xã, thành phố. Qua đó tạo động lực mạnh mẽ khuyến khích và thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá nhân do phụ nữ làm chủ tích cực chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ…trong quá trình khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần tạo dựng uy tín, danh tiếng, năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, tiếp cận với khoa học, công nghệ của đội ngũ cán bộ nữ nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước; trong giai đoạn 2018 - 2023 đã có 158 lượt cán bộ là nữ tham gia thực hiện 60 nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc 04 lĩnh vực (sản xuất nông lâm nghiệp: 79 lượt; khoa học xã hội: 49 lượt; lĩnh vực khác: 11 lượt; Công nghệ thông tin: 19 lượt); tổ chức 20 lớp tập huấn kiến thức về khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, kỹ năng quảng bá, giới thiệu sản phẩm, quản lý doanh nghiệp, các hợp tác xã, thu hút 700 cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia…Thông qua các hoạt động nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, có nhiều cán bộ nữ ngày càng trưởng thành, trình độ chuyên môn được nâng cao, đồng thời cũng đã tiếp thu chuyển giao được những tiến bộ của khoa học công nghệ mới áp dụng vào thực tiễn sản xuất, cũng như áp dụng được những kinh nghiệm thực tế vào quá trình triển khai nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Kết quả của các hoạt động nghiên cứu này góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thu hút đầu tư, tạo công ăn, việc làm ổn định cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các cấp Hội trong tỉnh đã tích cực tổ chức ký kết các chương trình và phối hợp tổ chức các hoạt động trong triển khai thực hiện công tác cán bộ nữ, hoạt động bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, cụ thể các cấp Hội đã ký kết với các đơn vị: Sở Nội vụ, Sở Lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo; Công an tỉnh; Tỉnh đoàn thanh niên; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh…; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho nữ đại biểu dân cử qua các nhiệm kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các văn bản lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới về thực hiện và tổ chức sơ kết, tổng kết Chỉ thị số 21 của Trung ương và của tỉnh về công tác phụ nữ. Tuyên truyền, vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên tham gia các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhất là phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân ổn định tình hình an ninh trật tự ở cơ sở khi có xảy ra điểm nóng; đưa công tác dân vận trở thành nhiệm vụ thường xuyên gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị