CTTĐT - Tại Yên Bái, công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ của tỉnh đã có nhiều thay đổi, một số mục tiêu, chỉ tiêu đã tăng so với giai đoạn trước, trong đó có lĩnh vực chính trị.
Tỷ lệ nữ tỉnh Yên Bái tham gia cấp ủy các cấp chiếm 22,6%.
Cụ thể, tổng số nữ cán bộ, công chức, viên chức chiếm 62,3% tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp chiếm 22,5%, cao hơn nhiệm kỳ trước và thuộc nhóm cao trong khu vực; tỷ lệ nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý chiếm 19,6%; tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Đề án số 11 của Tỉnh ủy chiếm 61,9%; tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 50% và tham gia đại biểu HĐND, lãnh đạo UBND các cấp nhiệm kỳ 2021-2025 chiếm 34,4% đều tăng cao hơn so với nhiệm kỳ trước; 18/37 cơ quan, đơn vị có cán bộ lãnh đạo là nữ. Hiện nay, trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tập thể lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đều có cán bộ nữ. Tỉ lệ này cơ bản cao hơn mặt bằng chung cả nước, nhưng thực sự vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và năng lực của đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được xem là một trong những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ được nói tiếng nói đại diện cho giới mình, được phát huy trình độ năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vực khác nhau của quốc gia. Thông qua đó, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo quản lý luôn là một giải pháp đặc biệt quan trọng của mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, đây cũng là chỉ số đánh giá mức độ tiến bộ của từng quốc gia trong lĩnh vực này./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Yên Bái, công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ của tỉnh đã có nhiều thay đổi, một số mục tiêu, chỉ tiêu đã tăng so với giai đoạn trước, trong đó có lĩnh vực chính trị. Cụ thể, tổng số nữ cán bộ, công chức, viên chức chiếm 62,3% tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp chiếm 22,5%, cao hơn nhiệm kỳ trước và thuộc nhóm cao trong khu vực; tỷ lệ nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý chiếm 19,6%; tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Đề án số 11 của Tỉnh ủy chiếm 61,9%; tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 50% và tham gia đại biểu HĐND, lãnh đạo UBND các cấp nhiệm kỳ 2021-2025 chiếm 34,4% đều tăng cao hơn so với nhiệm kỳ trước; 18/37 cơ quan, đơn vị có cán bộ lãnh đạo là nữ. Hiện nay, trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tập thể lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đều có cán bộ nữ. Tỉ lệ này cơ bản cao hơn mặt bằng chung cả nước, nhưng thực sự vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và năng lực của đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được xem là một trong những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ được nói tiếng nói đại diện cho giới mình, được phát huy trình độ năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vực khác nhau của quốc gia. Thông qua đó, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo quản lý luôn là một giải pháp đặc biệt quan trọng của mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, đây cũng là chỉ số đánh giá mức độ tiến bộ của từng quốc gia trong lĩnh vực này./.