CTTĐT - Trong thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, việc thực hiện bình đẳng giới đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (LĐTBXH) chú trọng thông qua những hoạt động phân tích giới, lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách về bảo vệ trẻ em.
Học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Yên Bái trao đổi kiến thức về Luật Trẻ em
Toàn tỉnh hiện có khoảng trên 228 nghìn trẻ; trong đó: trẻ em nam khoảng trên 123 nghìn, trẻ em nữ khoảng trên 105 nghìn. Trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, việc thực hiện bình đẳng giới đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (LĐTBXH) chú trọng thông qua những hoạt động phân tích giới, lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách về bảo vệ trẻ em.
Bà Lê Hoàng Anh - Phó trưởng Phòng Trẻ em - Bình đẳng giới, Sở LĐTBXH cho biết: "Chúng tôi thực hiện lồng ghép giới trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa trên sự tôn trọng những khác biệt về giới giữa trẻ em nam và trẻ em nữ để lồng ghép đặc điểm này trong các hoạt động bảo vệ trẻ em, hướng tới trẻ em nam và nữ có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau, được tạo điều kiện phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình”.
Sở LĐTBXH đã lồng ghép trong các văn bản (chính sách, kế hoạch, hoạt động) nhằm thúc đẩy sự tham gia của trẻ em nữ trong việc tham gia ý kiến vào các quyết định của gia đình, của nhà trường; đồng thời, hướng dẫn cán bộ cơ sở lồng ghép nội dung này trong các cuộc họp thôn bản; quy định tỷ lệ đảm bảo 50% mỗi giới tham gia vào quyết định đó. Trẻ em gái dễ bị tổn thương hơn trẻ em trai nên khi xây dựng kế hoạch về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em cần thu hút sự tham gia của trẻ em gái nhiều hơn, đặc biệt là trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Bởi vậy, tại các diễn đàn trẻ em các cấp, tỷ lệ tham gia luôn đảm bảo 50% mỗi giới, 30% dân tộc thiểu số.
Trong các lớp tập huấn bảo vệ trẻ em cho người chăm sóc trẻ tại cộng đồng, Sở LĐTBH cũng chủ động chia sẻ các nội dung lồng ghép giới trong sinh hoạt gia đình giúp cho cha mẹ thay đổi nhận thức, cách đối xử với con cái tốt hơn, giảm thiểu bất bình đẳng giới trong gia đình.
Trẻ em bị xâm hại tình dục chủ yếu là là trẻ em gái. Khi tổ chức các lớp tập huấn và sinh hoạt câu lạc bộ cho trẻ em tại cộng đồng, Sở đã ưu tiên các vấn đề về kỹ năng sống và phòng chống xâm hại trẻ em cho trẻ em gái nhiều hơn (thường là trên 60% trẻ em gái tham dự).
Sự bất bình đẳng giới không chỉ với riêng trẻ em gái, khi phân tích giới dựa trên đặc điểm giới sẽ nhận thấy trẻ em nam hiếu động, dễ bị các loại tai nạn thương tích hơn, cần thu hút trẻ em nam tham gia nhiều hơn các hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích.
Trong các kế hoạch, triển khai về chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, Sở đã lồng ghép 60% là trẻ em nam tham dự. Do tâm lý lứa tuổi, trẻ em nam dễ gặp các vấn đề tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, học đường trong độ tuổi 11 - 16 tuổi; sự bùng nổ của công nghệ 4.0 ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ em đặc biệt là trẻ em nam dễ vi phạm pháp luật hơn trẻ em nữ nếu không biết sử dụng, truy cập mạng an toàn.
Hiểu được sự khác biệt về giới thì sẽ xây dựng được các chính sách hỗ trợ, tham vấn, can thiệp phù hợp trong gia đình và nhà trường… Sở LĐTBXH đã lồng ghép sự khác biệt về giới này trong các kế hoạch triển khai bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng, trong nhà trường và cộng đồng, đặt tỷ lệ trẻ em nam tham dự vào các hoạt động này 60%.
"Hoạt động bảo vệ trẻ em chủ yếu là truyền thông, giáo dục, thay đổi nhận thức, hành vi của mọi người. Chúng tôi đã lựa chọn nhiều hơn các chủ đề về giới để mang tới cho trẻ em, người dân, cán bộ các cấp cách nhìn toàn diện hơn về bình đẳng giới trong công tác bảo vệ trẻ em” - bà Lê Hoàng Anh cho biết thêm.
Trẻ em nam và trẻ em nữ cần được bảo vệ và hưởng sự bình đẳng như nhau, tuy nhiên, khi nhìn nhận được sự khác biệt về giới, biết phân tích giới trước mỗi hoạt động bảo vệ trẻ em sẽ biết được cần chú trọng hoạt động đó cho trẻ em nam hoặc trẻ em nữ nhiều hơn thì sẽ đạt kết quả tốt hơn. Những nỗ lực thực hiện bình đẳng giới trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của Sở LĐTBXH đã góp phần thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng như nâng cao chất lượng bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, việc thực hiện bình đẳng giới đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (LĐTBXH) chú trọng thông qua những hoạt động phân tích giới, lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách về bảo vệ trẻ em.Toàn tỉnh hiện có khoảng trên 228 nghìn trẻ; trong đó: trẻ em nam khoảng trên 123 nghìn, trẻ em nữ khoảng trên 105 nghìn. Trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, việc thực hiện bình đẳng giới đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (LĐTBXH) chú trọng thông qua những hoạt động phân tích giới, lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách về bảo vệ trẻ em.
Bà Lê Hoàng Anh - Phó trưởng Phòng Trẻ em - Bình đẳng giới, Sở LĐTBXH cho biết: "Chúng tôi thực hiện lồng ghép giới trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa trên sự tôn trọng những khác biệt về giới giữa trẻ em nam và trẻ em nữ để lồng ghép đặc điểm này trong các hoạt động bảo vệ trẻ em, hướng tới trẻ em nam và nữ có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau, được tạo điều kiện phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình”.
Sở LĐTBXH đã lồng ghép trong các văn bản (chính sách, kế hoạch, hoạt động) nhằm thúc đẩy sự tham gia của trẻ em nữ trong việc tham gia ý kiến vào các quyết định của gia đình, của nhà trường; đồng thời, hướng dẫn cán bộ cơ sở lồng ghép nội dung này trong các cuộc họp thôn bản; quy định tỷ lệ đảm bảo 50% mỗi giới tham gia vào quyết định đó. Trẻ em gái dễ bị tổn thương hơn trẻ em trai nên khi xây dựng kế hoạch về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em cần thu hút sự tham gia của trẻ em gái nhiều hơn, đặc biệt là trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Bởi vậy, tại các diễn đàn trẻ em các cấp, tỷ lệ tham gia luôn đảm bảo 50% mỗi giới, 30% dân tộc thiểu số.
Trong các lớp tập huấn bảo vệ trẻ em cho người chăm sóc trẻ tại cộng đồng, Sở LĐTBH cũng chủ động chia sẻ các nội dung lồng ghép giới trong sinh hoạt gia đình giúp cho cha mẹ thay đổi nhận thức, cách đối xử với con cái tốt hơn, giảm thiểu bất bình đẳng giới trong gia đình.
Trẻ em bị xâm hại tình dục chủ yếu là là trẻ em gái. Khi tổ chức các lớp tập huấn và sinh hoạt câu lạc bộ cho trẻ em tại cộng đồng, Sở đã ưu tiên các vấn đề về kỹ năng sống và phòng chống xâm hại trẻ em cho trẻ em gái nhiều hơn (thường là trên 60% trẻ em gái tham dự).
Sự bất bình đẳng giới không chỉ với riêng trẻ em gái, khi phân tích giới dựa trên đặc điểm giới sẽ nhận thấy trẻ em nam hiếu động, dễ bị các loại tai nạn thương tích hơn, cần thu hút trẻ em nam tham gia nhiều hơn các hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích.
Trong các kế hoạch, triển khai về chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, Sở đã lồng ghép 60% là trẻ em nam tham dự. Do tâm lý lứa tuổi, trẻ em nam dễ gặp các vấn đề tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, học đường trong độ tuổi 11 - 16 tuổi; sự bùng nổ của công nghệ 4.0 ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ em đặc biệt là trẻ em nam dễ vi phạm pháp luật hơn trẻ em nữ nếu không biết sử dụng, truy cập mạng an toàn.
Hiểu được sự khác biệt về giới thì sẽ xây dựng được các chính sách hỗ trợ, tham vấn, can thiệp phù hợp trong gia đình và nhà trường… Sở LĐTBXH đã lồng ghép sự khác biệt về giới này trong các kế hoạch triển khai bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng, trong nhà trường và cộng đồng, đặt tỷ lệ trẻ em nam tham dự vào các hoạt động này 60%.
"Hoạt động bảo vệ trẻ em chủ yếu là truyền thông, giáo dục, thay đổi nhận thức, hành vi của mọi người. Chúng tôi đã lựa chọn nhiều hơn các chủ đề về giới để mang tới cho trẻ em, người dân, cán bộ các cấp cách nhìn toàn diện hơn về bình đẳng giới trong công tác bảo vệ trẻ em” - bà Lê Hoàng Anh cho biết thêm.
Trẻ em nam và trẻ em nữ cần được bảo vệ và hưởng sự bình đẳng như nhau, tuy nhiên, khi nhìn nhận được sự khác biệt về giới, biết phân tích giới trước mỗi hoạt động bảo vệ trẻ em sẽ biết được cần chú trọng hoạt động đó cho trẻ em nam hoặc trẻ em nữ nhiều hơn thì sẽ đạt kết quả tốt hơn. Những nỗ lực thực hiện bình đẳng giới trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của Sở LĐTBXH đã góp phần thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng như nâng cao chất lượng bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh.