CTTĐT - Nhận thức rõ vai trò công tác đào tạo, bồi dưỡng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và cập nhật kiến thức cần thiết đối với cán bộ, trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ là người DTTS, Đảng bộ xã Việt Hồng luôn quan tâm chú trọng, ưu tiên, hướng đến đối tượng nữ là người DTTS, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, giúp đội ngũ này được trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng hoạt động cần thiết trong việc quản lý, điều hành, thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến nay, chất lượng cán bộ nữ người DTTS cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn.
Cán bộ Trạm Y tế xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên hướng dẫn người dân thôn Bản Vần các biện pháp phòng dịch
Thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đại hội Đảng bộ xã khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã bầu 13 đồng chí tham gia Ủy viên Ban Chấp hành, có 3 đồng chí là nữ, trong đó 1 đồng chí tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy.
Cùng với các cấp lãnh đạo trên địa bàn xã, thời gian qua, các đồng chí lãnh đạo được phân công phụ trách ở các lĩnh vực đã bám sát địa bàn, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực lãnh, chỉ đạo để đưa kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Cụ thể, trong 8 tháng qua, lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp của xã tiếp tục được phát triển ổn định và đạt kết quả tốt. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng loạt; các chương trình, chính sách hỗ trợ được triển khai kịp thời, phát huy có hiệu quả.
Xã đã phát triển các chương trình kinh tế trọng điểm như mô hình chăn nuôi vịt sạch duy trì từ 3.000 - 4.000 con cho thu nhập từ 75 - 100 triệu đồng; 10 mô hình chăn nuôi trâu bò tập trung với quy mô từ 10 con/hộ trở lên. Năm 2020, Việt Hồng tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, phấn đấu tháng 10/2020, bản Vần được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, Hội Phụ nữ xã Việt Hồng đã cùng với các cấp hội phụ nữ trong toàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội với phụ nữ. Hội phụ nữ xã cùng Hội phụ nữ huyện Trấn Yên vận động hội viên phụ nữ xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình có thu nhập cao, đã có 21 mô hình mới có thu nhập trên 200 triệu đồng/hộ/năm; hỗ trợ 15 phụ nữ khởi sự kinh doanh; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện duy trì tốt hoạt động ủy thác vốn vay tại cơ sở.
Tuy nhiên, hiện nay, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, nữ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn như: Chưa mở được nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng tại vùng sâu, vùng xa. Một số nội dung, kiến thức được đào tạo còn nặng về tính lý luận mà thiếu tính thực tế, trình độ đội ngũ cán bộ nữ dân tộc thiểu số còn thấp. Đa số cán bộ nữ dân tộc thiểu sống ở huyện miền núi, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu, điều kiện kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng nữ cán bộ người dân tộc thiểu số, làm cho họ không yên tâm công tác. Sự cố gắng của một bộ phận nữ cán bộ người dân tộc thiểu số ở cơ sở còn chưa cao, thiếu tính bền vững.
Để công tác cán bộ nữ, cán bộ người DTTS đạt kết quả cao hơn, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ người dân tộc thiểu số. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở và bản thân cán bộ nữ người dân tộc thiểu số hiểu được lợi ích của việc học tập, bồi dưỡng. Huy động các nguồn lực để hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các cơ sở đào tạo cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở... góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhận thức rõ vai trò công tác đào tạo, bồi dưỡng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và cập nhật kiến thức cần thiết đối với cán bộ, trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ là người DTTS, Đảng bộ xã Việt Hồng luôn quan tâm chú trọng, ưu tiên, hướng đến đối tượng nữ là người DTTS, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, giúp đội ngũ này được trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng hoạt động cần thiết trong việc quản lý, điều hành, thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến nay, chất lượng cán bộ nữ người DTTS cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn. Thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đại hội Đảng bộ xã khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã bầu 13 đồng chí tham gia Ủy viên Ban Chấp hành, có 3 đồng chí là nữ, trong đó 1 đồng chí tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy.
Cùng với các cấp lãnh đạo trên địa bàn xã, thời gian qua, các đồng chí lãnh đạo được phân công phụ trách ở các lĩnh vực đã bám sát địa bàn, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực lãnh, chỉ đạo để đưa kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Cụ thể, trong 8 tháng qua, lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp của xã tiếp tục được phát triển ổn định và đạt kết quả tốt. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng loạt; các chương trình, chính sách hỗ trợ được triển khai kịp thời, phát huy có hiệu quả.
Xã đã phát triển các chương trình kinh tế trọng điểm như mô hình chăn nuôi vịt sạch duy trì từ 3.000 - 4.000 con cho thu nhập từ 75 - 100 triệu đồng; 10 mô hình chăn nuôi trâu bò tập trung với quy mô từ 10 con/hộ trở lên. Năm 2020, Việt Hồng tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, phấn đấu tháng 10/2020, bản Vần được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, Hội Phụ nữ xã Việt Hồng đã cùng với các cấp hội phụ nữ trong toàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội với phụ nữ. Hội phụ nữ xã cùng Hội phụ nữ huyện Trấn Yên vận động hội viên phụ nữ xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình có thu nhập cao, đã có 21 mô hình mới có thu nhập trên 200 triệu đồng/hộ/năm; hỗ trợ 15 phụ nữ khởi sự kinh doanh; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện duy trì tốt hoạt động ủy thác vốn vay tại cơ sở.
Tuy nhiên, hiện nay, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, nữ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn như: Chưa mở được nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng tại vùng sâu, vùng xa. Một số nội dung, kiến thức được đào tạo còn nặng về tính lý luận mà thiếu tính thực tế, trình độ đội ngũ cán bộ nữ dân tộc thiểu số còn thấp. Đa số cán bộ nữ dân tộc thiểu sống ở huyện miền núi, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu, điều kiện kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng nữ cán bộ người dân tộc thiểu số, làm cho họ không yên tâm công tác. Sự cố gắng của một bộ phận nữ cán bộ người dân tộc thiểu số ở cơ sở còn chưa cao, thiếu tính bền vững.
Để công tác cán bộ nữ, cán bộ người DTTS đạt kết quả cao hơn, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ người dân tộc thiểu số. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở và bản thân cán bộ nữ người dân tộc thiểu số hiểu được lợi ích của việc học tập, bồi dưỡng. Huy động các nguồn lực để hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các cơ sở đào tạo cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở... góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.