Thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ (BĐG và VSTBPN).
Ảnh minh họa
Các cấp, ngành cũng chú trọng lồng ghép các vấn đề BĐG và VSTBPN gắn với thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội được giao, nhất là các lĩnh vực lao động việc làm, dạy nghề, y tế, giáo dục, giảm nghèo…
Ở các địa phương, các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tổ chức thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật liên quan đến công tác BĐG và VSTBPN với nhiều hoạt động thông tin truyền thông, hội thảo, tọa đàm, biểu dương gương phụ nữ điển hình trên các lĩnh vực trong cuộc sống và trong công tác xã hội, góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động.
Ngoài ra, các cấp cơ sở còn phối hợp sở, ngành tiếp tục quản lý, duy trì và mở rộng hoạt động hiệu quả các mô hình thí điểm, câu lạc bộ, nhóm về BĐG, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng… nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực giới, bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trong những năm qua, các cấp Hội phụ nữ tỉnh Yên Bái đã có nhiều hoạt động thể hiện quyết tâm và hành động trong việc giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình và thực hiện mục tiêu “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ hạnh phúc”, trong đó tập trung tham mưu với UBND tỉnh thực hiện đề án “Tuyên truyền giáo dục vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”; tập trung đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm chuyển đổi nhận thức hành vi phòng chống bạo lực gia đình với các hoạt động như: Truyền thông, tập huấn, hội thảo, hội thi, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền chính sách luật pháp và các vấn đề gia đình trên các hệ thống trang Web, thông tin nội bộ của Hội. Đẩy mạnh hoạt động giải quyết đơn thư và hoạt động của “Trung tâm hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng” tư vấn hỗ trợ trực tiếp qua đường dây nóng; duy trì trên 500 mô hình “địa chỉ tin cậy tại công đồng’ và các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình” câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc” hỗ trợ các nhóm phụ nữ có nguy cơ cao trong việc phát triển kinh tế nhằm hạn chế bạo lực gia đình thông qua các hình thức vay vốn, mô hình làm thổ cẩm, đan rọ tôm, đan cói, chăn nuôi dê, bò, lợn, gà tại các địa phương. Phối hợp tốt với Chính quyền đặc biệt là Công an các địa phương trong việc cung cấp thông tin, ngăn chặn xử lý kịp thời, trách nhiệm các vụ việc nhằm bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình và xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình theo pháp luật.
Ngoài ra, việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe… cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chủ động tham mưu với cấp ủy đảng quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về công tác phụ nữ và BĐG; bồi dưỡng, phát hiện nguồn, tham mưu và đóng góp ý kiến về cơ cấu, số lượng nhân sự nữ; tham mưu đưa các chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham gia cấp ủy và HĐND các cấp theo Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”.
Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu với cấp ủy Đảng tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác bình và vì sự tiến bộ của phụ nữ; tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm cho mọi tầng lớp nhân dân và gia đình, cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng và các mục tiêu cần đạt được của công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ban Biên tập
Thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ (BĐG và VSTBPN).Các cấp, ngành cũng chú trọng lồng ghép các vấn đề BĐG và VSTBPN gắn với thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội được giao, nhất là các lĩnh vực lao động việc làm, dạy nghề, y tế, giáo dục, giảm nghèo…
Ở các địa phương, các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tổ chức thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật liên quan đến công tác BĐG và VSTBPN với nhiều hoạt động thông tin truyền thông, hội thảo, tọa đàm, biểu dương gương phụ nữ điển hình trên các lĩnh vực trong cuộc sống và trong công tác xã hội, góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động.
Ngoài ra, các cấp cơ sở còn phối hợp sở, ngành tiếp tục quản lý, duy trì và mở rộng hoạt động hiệu quả các mô hình thí điểm, câu lạc bộ, nhóm về BĐG, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng… nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực giới, bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trong những năm qua, các cấp Hội phụ nữ tỉnh Yên Bái đã có nhiều hoạt động thể hiện quyết tâm và hành động trong việc giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình và thực hiện mục tiêu “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ hạnh phúc”, trong đó tập trung tham mưu với UBND tỉnh thực hiện đề án “Tuyên truyền giáo dục vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”; tập trung đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm chuyển đổi nhận thức hành vi phòng chống bạo lực gia đình với các hoạt động như: Truyền thông, tập huấn, hội thảo, hội thi, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền chính sách luật pháp và các vấn đề gia đình trên các hệ thống trang Web, thông tin nội bộ của Hội. Đẩy mạnh hoạt động giải quyết đơn thư và hoạt động của “Trung tâm hỗ trợ phụ nữ tại cộng đồng” tư vấn hỗ trợ trực tiếp qua đường dây nóng; duy trì trên 500 mô hình “địa chỉ tin cậy tại công đồng’ và các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình” câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc” hỗ trợ các nhóm phụ nữ có nguy cơ cao trong việc phát triển kinh tế nhằm hạn chế bạo lực gia đình thông qua các hình thức vay vốn, mô hình làm thổ cẩm, đan rọ tôm, đan cói, chăn nuôi dê, bò, lợn, gà tại các địa phương. Phối hợp tốt với Chính quyền đặc biệt là Công an các địa phương trong việc cung cấp thông tin, ngăn chặn xử lý kịp thời, trách nhiệm các vụ việc nhằm bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình và xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình theo pháp luật.
Ngoài ra, việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe… cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chủ động tham mưu với cấp ủy đảng quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về công tác phụ nữ và BĐG; bồi dưỡng, phát hiện nguồn, tham mưu và đóng góp ý kiến về cơ cấu, số lượng nhân sự nữ; tham mưu đưa các chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham gia cấp ủy và HĐND các cấp theo Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị số 21 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”.
Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu với cấp ủy Đảng tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác bình và vì sự tiến bộ của phụ nữ; tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm cho mọi tầng lớp nhân dân và gia đình, cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng và các mục tiêu cần đạt được của công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ.