Ngày nay, biển đóng vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa đối với các quốc gia có biển. Bảo vệ biển cũng là bảo vệ lợi ích quốc gia. Nước ta cũng đã ban hành Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó hướng tới các chính sách và hành động nhằm hiểu hơn về biển, đảo, gìn giữ nguồn vốn tự nhiên, chất lượng môi trường, đặc biệt là kinh tế biển đang giữ vai trò mũi nhọn trong Chiến lược Biển. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được kết quả khi chúng ta bảo vệ tốt môi trường biển.
hứ trưởng Trần Quý Kiên thị sát công tác chuẩn bị cho kế hoạch tổ chức Tuần lễ biển và Hải đảo Việt Nam (01-8/6/2018) và hoạt động hưởng ứng ngày Đại Dương thế giới (8/6/2018) tại khu Bến Do, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Ô nhiễm môi trường biển có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết là ở chính con người. Hàng ngày con người đã thải ra một lượng rác rất lớn và gây ảnh hưởng đến sự bình yên của biển cả. Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, chủ yếu được xả thẳng ra đại dương; du khách xả rác bừa bãi trên các bãi tắm; rác thải chỉ xử lý bằng phương pháp chôn lấp; các tổ chức, cá nhân kinih doanh tại các khu, điểm du lịch biển lơ là trong công tác vệ sinh môi trường... Sau tất cả, chúng ta đang biến biển cả thành thùng rác nên tất cả đều xả ra biển.
Các chuyên gia về môi trường nhận định việc rác thải tràn ngập ở đại dương kéo theo nhiều hệ lụy, như ảnh hưởng đến hệ sinh thái, cuộc sống của các sinh vật biển, nguồn hải sản làm thực phẩm cho con người sẽ ăn phải các mảnh rác và bị nhiễm độc, từ đó gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Trong chuyến thị sát công tác chuẩn bị cho kế hoạch tổ chức Tuần lễ biển và Hải đảo Việt Nam (01-8/6/2018) và hoạt động hưởng ứng ngày Đại Dương thế giới (8/6/2018) tại khu Bến Do, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho biết cần phải nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và khách du lịch; phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống và sức khỏe của con người.
Trao đổi về việc ban tổ chức lựa chọn khu vực Bến Do, Cẩm Phả làm địa điểm tổ chức sự kiện Tuần lễ biển và Hải đảo Việt Nam và ngày Đại Dương thế giới, ông Trần Quý Kiên cho biết: Trước đây, khu vực này rất ô nhiễm, rất nhiều rác thải với nhiều nguồn thải khác nhau đã biến khu vực Bến Do thành "điểm nóng" về ô nhiễm. Tuy nhiên, gần đây với sự nỗ lực của chính quyền thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Bến Do đã thay đổi hoàn toàn và trở thành điểm sáng cho các địa phương khác học tập về công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường. Bộ TN&MT đã lựa chọn nơi đây để tổ chức sự kiện quan trọng được nhà nước quan tâm, Thứ trưởng đề nghị địa phương cần trú trọng hơn nữa công tác bảo vệ môi trường biển. "Hãy dọn sạch những gì đang biến những bãi biển tuyệt đẹp của chúng ta thành bãi rác. Hãy trả lại sự trong sạch và yên bình cho biển. Bảo vệ môi trường biển là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" - ông Trần Quý Kiên nói.
Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường sống trong hiện tại và cả tương lai. Do đó phong trào làm sạch biển cần tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng, cần sự vào cuộc tích cực, chủ động của chính quyền địa phương, của mọi tổ chức, cá nhân.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hàng năm là dịp để Việt Nam khẳng định tiềm lực lớn về kinh tế biển; thể hiện ý chí quyết tâm phát triển toàn diện ngành nghề biển, bảo vệ tài nguyên môi trường vùng biển, đảo bền vững. Đồng thời, với việc đẩy mạnh chương trình hành động cụ thể thực hiện 6 mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển.
Ngoài ra, đây còn là dịp tuyên truyền, vận động mọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo; lòng tự hào, ý thức dân tộc đối với chủ quyền vùng biển của tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước./.
Theo Báo Tài nguyên - Môi trường
Ngày nay, biển đóng vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa đối với các quốc gia có biển. Bảo vệ biển cũng là bảo vệ lợi ích quốc gia. Nước ta cũng đã ban hành Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó hướng tới các chính sách và hành động nhằm hiểu hơn về biển, đảo, gìn giữ nguồn vốn tự nhiên, chất lượng môi trường, đặc biệt là kinh tế biển đang giữ vai trò mũi nhọn trong Chiến lược Biển. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được kết quả khi chúng ta bảo vệ tốt môi trường biển. Ô nhiễm môi trường biển có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết là ở chính con người. Hàng ngày con người đã thải ra một lượng rác rất lớn và gây ảnh hưởng đến sự bình yên của biển cả. Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, chủ yếu được xả thẳng ra đại dương; du khách xả rác bừa bãi trên các bãi tắm; rác thải chỉ xử lý bằng phương pháp chôn lấp; các tổ chức, cá nhân kinih doanh tại các khu, điểm du lịch biển lơ là trong công tác vệ sinh môi trường... Sau tất cả, chúng ta đang biến biển cả thành thùng rác nên tất cả đều xả ra biển.
Các chuyên gia về môi trường nhận định việc rác thải tràn ngập ở đại dương kéo theo nhiều hệ lụy, như ảnh hưởng đến hệ sinh thái, cuộc sống của các sinh vật biển, nguồn hải sản làm thực phẩm cho con người sẽ ăn phải các mảnh rác và bị nhiễm độc, từ đó gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Trong chuyến thị sát công tác chuẩn bị cho kế hoạch tổ chức Tuần lễ biển và Hải đảo Việt Nam (01-8/6/2018) và hoạt động hưởng ứng ngày Đại Dương thế giới (8/6/2018) tại khu Bến Do, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho biết cần phải nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và khách du lịch; phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống và sức khỏe của con người.
Trao đổi về việc ban tổ chức lựa chọn khu vực Bến Do, Cẩm Phả làm địa điểm tổ chức sự kiện Tuần lễ biển và Hải đảo Việt Nam và ngày Đại Dương thế giới, ông Trần Quý Kiên cho biết: Trước đây, khu vực này rất ô nhiễm, rất nhiều rác thải với nhiều nguồn thải khác nhau đã biến khu vực Bến Do thành "điểm nóng" về ô nhiễm. Tuy nhiên, gần đây với sự nỗ lực của chính quyền thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Bến Do đã thay đổi hoàn toàn và trở thành điểm sáng cho các địa phương khác học tập về công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường. Bộ TN&MT đã lựa chọn nơi đây để tổ chức sự kiện quan trọng được nhà nước quan tâm, Thứ trưởng đề nghị địa phương cần trú trọng hơn nữa công tác bảo vệ môi trường biển. "Hãy dọn sạch những gì đang biến những bãi biển tuyệt đẹp của chúng ta thành bãi rác. Hãy trả lại sự trong sạch và yên bình cho biển. Bảo vệ môi trường biển là bảo vệ cuộc sống của chúng ta" - ông Trần Quý Kiên nói.
Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường sống trong hiện tại và cả tương lai. Do đó phong trào làm sạch biển cần tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng, cần sự vào cuộc tích cực, chủ động của chính quyền địa phương, của mọi tổ chức, cá nhân.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hàng năm là dịp để Việt Nam khẳng định tiềm lực lớn về kinh tế biển; thể hiện ý chí quyết tâm phát triển toàn diện ngành nghề biển, bảo vệ tài nguyên môi trường vùng biển, đảo bền vững. Đồng thời, với việc đẩy mạnh chương trình hành động cụ thể thực hiện 6 mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển.
Ngoài ra, đây còn là dịp tuyên truyền, vận động mọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo; lòng tự hào, ý thức dân tộc đối với chủ quyền vùng biển của tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước./.
Theo Báo Tài nguyên - Môi trường