Em Thào A Sính - học sinh lớp 7, Trường TH&THCS Nà Nẩu bồi hồi: "Cô giáo bảo cái cột cờ này giống y chang cái cột cờ trên đảo Trường Sa ở ngoài biển. Cô giáo còn cho xem hình ảnh chú bộ đội hải quân đứng nghiêm trang bên cạnh cái cột cờ giống như cái cột cờ này ạ! ... Cháu ước lớn lên cháu cũng được đi canh giữ cột cờ ở Trường Sa”.
Trẻ em vùng cao Nà Hẩu vui chơi bên cột cờ Trường Sa.
Khi núi rừng Tây Bắc đang chuyển mình, khoác áo xuân lấp lánh, là lúc tôi khoác ba lô lên và đi để cảm nhận cái tiết xuân qua từng nhành cây, giọt sương vương vất trên lá, để cảm nhận thiên nhiên tươi đẹp, để cảm nhận tình người ấm áp. Và, chẳng lần nào cảm nhận giống lần nào, bởi thiên nhiên, đất nước con người quá đỗi thân thương và trìu mến.
Nà Hẩu thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái – nơi có rừng nguyên sinh, có khu bảo tồn sinh thái thiên nhiên quốc gia, có những bản người Mông sống lưng chừng núi... có tình yêu biển đảo quê hương được hun đúc, lan tỏa rất đặc biệt chính là nơi tôi hướng tới.
Con đường bê tông ngược dốc từ trung tâm huyện đưa chúng tôi tới Nà Hẩu khi mặt trời đã nhô ngang đỉnh núi, tiếng ríu rít ê a của những đứa trẻ ở Trường Mầm non Nà Hẩu như tiếng chim non tô điểm bức tranh xuân của núi rừng thêm sống động.
Hôm nay, cô giáo Nghiêm Kiều Trang và cô giáo Hà Thị Phương ở điểm trường Bản Tát được sự trợ giúp của phụ huynh đưa trẻ về điểm chính thăm quan và có các hoạt động trải nghiệm. Những đứa trẻ còn bỡ ngỡ với nhiều đồ dùng, đồ chơi ở điểm trường chính nhưng chúng lại cảm thấy khá quen thuộc với cột cờ Trường Sa ở giữa sân trường. Bởi chúng đã được cô giáo chụp ảnh, quay phim trình chiếu lại tại các giờ học về chủ điểm tình yêu quê hương đất nước, trong đó có một phần không thể thiếu tình yêu với biển đảo quê hương.
Cô giáo Nghiêm Kiều Trang chia sẻ: "Trong minh họa bài giảng chủ điểm về yêu quê hương đất nước, ngoài hình ảnh sưu tầm, chúng em quay, chụp lại chính cột cờ ở điểm trường chính để trình chiếu cho các con xem. Hôm nay, các con được xuống điểm chính, được thấy cột cờ sẽ thấy bài giảng về tình yêu quê hương, đất nước về tình yêu với biển đảo Tổ quốc rất gần gũi chứ chẳng hề xa lạ. Các con còn nhỏ nên những gì càng gần gũi, chúng lại càng dễ hiểu và dễ nhớ. Rất vui, hạnh phúc và tự hào vì trường mình có cột cờ theo đúng khuôn mẫu của cột cờ trên đảo Trường Sa”.
Nhìn những đứa trẻ vùng cao ríu rít nô đùa xung quanh cột cờ, rồi chúng được cô giáo chỉ dẫn cùng với bài học, rồi tự nói lên ý kiến của mình mới thấy chẳng có cách giáo dục nào hiệu quả hơn việc cho chúng thấy những hình ảnh chân thực như vậy. Cô giáo Trần Thị Lĩnh phấn khởi chia sẻ: "Học sinh của nhà trường chủ yếu là người dân tộc Mông, khi ra lớp tiếng Việt còn chưa rõ, vì vậy, chúng tôi cho các con tìm hiểu nhẹ nhàng qua những hình ảnh trực quan, qua những buổi ngoại khóa thế này, trẻ sẽ tự tìm hiểu, tự nói ra được ý kiến của mình. Đó là thành công lắm rồi!”.
Thật cảm ơn những cô giáo vùng cao tâm huyết như cô Trang, cô Lĩnh. Đúng vậy, trẻ mầm non là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, dù lớn, dù nhỏ cần được trang bị những nhận thức bảo vệ, giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc.
Đặc biệt là với những đứa trẻ ở nơi vùng cao này càng cần hơn bao giờ hết, dù ông bà, cha mẹ chúng chưa từng ra khỏi đại ngàn. Phụ mẹ cùng các cô giáo mầm non đưa các em bé xuống điểm chính, em Thào A Sính - học sinh lớp 7, Trường TH&THCS Nà Nẩu bồi hồi: "Trước chưa về trường mới, chúng cháu học dãy nhà cũ bên kia, cứ thứ hai đầu tuần là được chào cờ ở cột cờ Trường Sa. Giờ sang trường mới rồi, mỗi lần nhớ cái cột cờ này, chúng cháu lại sang đây. Cô giáo bảo cái cột cờ này giống y chang cái cột cờ trên đảo Trường Sa ở ngoài biển. Cô giáo còn cho xem hình ảnh chú bộ đội hải quân đứng nghiêm trang bên cạnh cái cột cờ giống như cái cột cờ này ạ! Nhiều lúc chúng cháu cũng thử làm chú bộ đội hải quân đứng canh giữ cột cờ. Cháu ước lớn lên cháu cũng được đi canh giữ cột cờ ở Trường Sa”.
Có lẽ tình yêu với biển đảo quê hương của người dân Nà Hẩu ngày càng được bồi đắp từ khi cột cờ Trường Sa được dựng lên, được lan tỏa, bồi tụ thành thứ tình cảm đặc biệt cho những người đã từng được đến thăm, được làm việc tại đây.
Cô giáo Phạm Thị Thanh – Hiệu trưởng Trường Mầm non Nà Hẩu mới chỉ về công tác tại đây được gần 2 năm, nhưng cô đã biết đến cột cờ Trường Sa ở đây từ nhiều năm trước và khi được về công tác tại trường cô càng tự hào hơn: "Năm 2013, khi Báo Yên Bái xây dựng cột cờ Trường Sa tặng Nà Hẩu là cả vùng Văn Yên này ai cũng biết. Lúc đó tôi công tác tại xã Yên Hợp, được lên thăm quan, tự hào lắm. Còn gì tuyệt vời hơn khi bước ra khỏi lớp học, các em sẽ thấy được ngay hình ảnh trực quan sinh động, ngàn lời nói sẽ không bằng một lần được nhìn thấy".
"Vậy nên khi về làm hiệu trưởng tại đây, tiếp nối truyền thống của các anh chị đi trước, chúng tôi khai thác tối đa cột cờ Trường Sa trên sân trường vào trong bài giảng cho các con. Đặc biệt, sự lan tỏa tình yêu biển đảo quê hương đã vượt ra khỏi cánh cổng trường. Những đêm giao lưu văn nghệ của trường, của xã được tổ chức tại cột cờ, bà con đến xem rất đông. Hình ảnh những chú bộ đội hải quân tay ôm đàn hát dưới cột cờ Trường Sa hay thấy trên tivi, được tái hiện ngay tại đây, làm cho bà con thấy gần gũi lắm”. Cô Thanh nói.
Anh Thào A Sáng năm nay 45 tuổi bản Ba Khuy cũng giống như cha, ông của anh chưa từng biết tới biển, nhưng giờ thì anh đã biết về đất nước của anh rộng lớn lắm, không chỉ có đại ngàn nơi anh đang ở, mà còn rộng tít ra ngoài biển kia, nơi có cái cột cờ như cái cột cờ trong trường học của con trai anh.
Anh chia sẻ: "Từ ngày có cột cờ Trường Sa ở trường học tôi thấy mình hơn ông cha mình là đã biết đất nước mình rộng lớn hơn đại ngàn này, còn có cả biển đảo. Nhưng giờ thì con tôi biết nhiều hơn tôi nữa, rồi chúng còn ước được canh giữ biển đảo cho quê hương như những chú bộ đội hải quân hay thấy trên tivi nữa”.
Có lên với Nà Hẩu mới biết Nà Hẩu giờ không chỉ cuốn hút bởi đại ngàn xanh mướt cùng những câu chuyện ly kỳ về tục cấm rừng mà còn có cả những câu chuyện về tình yêu biển đảo rất đặc biệt của những người dân chất phác nơi đây. Và, cột cờ Trường Sa giờ không chỉ là của riêng Trường Mầm non Nà Hẩu mà là của tất cả những người Mông Nà Hẩu.
Với những người Mông Nà Hẩu biển đã có màu xanh của trời xanh giữa đại ngàn và vị mặn của tình yêu biển đảo từ trong trái tim. Những mầm non trưởng thành giữa đại ngàn Nà Hẩu, học tập trong ngôi trường có cột mốc chủ quyền Trường Sa ấy đã và đang tiếp tục bồi tụ lan tỏa tình yêu biển đảo khắp núi rừng Tây Bắc.
Theo Báo Yên Bái
Em Thào A Sính - học sinh lớp 7, Trường TH&THCS Nà Nẩu bồi hồi: "Cô giáo bảo cái cột cờ này giống y chang cái cột cờ trên đảo Trường Sa ở ngoài biển. Cô giáo còn cho xem hình ảnh chú bộ đội hải quân đứng nghiêm trang bên cạnh cái cột cờ giống như cái cột cờ này ạ! ... Cháu ước lớn lên cháu cũng được đi canh giữ cột cờ ở Trường Sa”. Khi núi rừng Tây Bắc đang chuyển mình, khoác áo xuân lấp lánh, là lúc tôi khoác ba lô lên và đi để cảm nhận cái tiết xuân qua từng nhành cây, giọt sương vương vất trên lá, để cảm nhận thiên nhiên tươi đẹp, để cảm nhận tình người ấm áp. Và, chẳng lần nào cảm nhận giống lần nào, bởi thiên nhiên, đất nước con người quá đỗi thân thương và trìu mến.
Nà Hẩu thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái – nơi có rừng nguyên sinh, có khu bảo tồn sinh thái thiên nhiên quốc gia, có những bản người Mông sống lưng chừng núi... có tình yêu biển đảo quê hương được hun đúc, lan tỏa rất đặc biệt chính là nơi tôi hướng tới.
Con đường bê tông ngược dốc từ trung tâm huyện đưa chúng tôi tới Nà Hẩu khi mặt trời đã nhô ngang đỉnh núi, tiếng ríu rít ê a của những đứa trẻ ở Trường Mầm non Nà Hẩu như tiếng chim non tô điểm bức tranh xuân của núi rừng thêm sống động.
Hôm nay, cô giáo Nghiêm Kiều Trang và cô giáo Hà Thị Phương ở điểm trường Bản Tát được sự trợ giúp của phụ huynh đưa trẻ về điểm chính thăm quan và có các hoạt động trải nghiệm. Những đứa trẻ còn bỡ ngỡ với nhiều đồ dùng, đồ chơi ở điểm trường chính nhưng chúng lại cảm thấy khá quen thuộc với cột cờ Trường Sa ở giữa sân trường. Bởi chúng đã được cô giáo chụp ảnh, quay phim trình chiếu lại tại các giờ học về chủ điểm tình yêu quê hương đất nước, trong đó có một phần không thể thiếu tình yêu với biển đảo quê hương.
Cô giáo Nghiêm Kiều Trang chia sẻ: "Trong minh họa bài giảng chủ điểm về yêu quê hương đất nước, ngoài hình ảnh sưu tầm, chúng em quay, chụp lại chính cột cờ ở điểm trường chính để trình chiếu cho các con xem. Hôm nay, các con được xuống điểm chính, được thấy cột cờ sẽ thấy bài giảng về tình yêu quê hương, đất nước về tình yêu với biển đảo Tổ quốc rất gần gũi chứ chẳng hề xa lạ. Các con còn nhỏ nên những gì càng gần gũi, chúng lại càng dễ hiểu và dễ nhớ. Rất vui, hạnh phúc và tự hào vì trường mình có cột cờ theo đúng khuôn mẫu của cột cờ trên đảo Trường Sa”.
Nhìn những đứa trẻ vùng cao ríu rít nô đùa xung quanh cột cờ, rồi chúng được cô giáo chỉ dẫn cùng với bài học, rồi tự nói lên ý kiến của mình mới thấy chẳng có cách giáo dục nào hiệu quả hơn việc cho chúng thấy những hình ảnh chân thực như vậy. Cô giáo Trần Thị Lĩnh phấn khởi chia sẻ: "Học sinh của nhà trường chủ yếu là người dân tộc Mông, khi ra lớp tiếng Việt còn chưa rõ, vì vậy, chúng tôi cho các con tìm hiểu nhẹ nhàng qua những hình ảnh trực quan, qua những buổi ngoại khóa thế này, trẻ sẽ tự tìm hiểu, tự nói ra được ý kiến của mình. Đó là thành công lắm rồi!”.
Thật cảm ơn những cô giáo vùng cao tâm huyết như cô Trang, cô Lĩnh. Đúng vậy, trẻ mầm non là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, dù lớn, dù nhỏ cần được trang bị những nhận thức bảo vệ, giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc.
Đặc biệt là với những đứa trẻ ở nơi vùng cao này càng cần hơn bao giờ hết, dù ông bà, cha mẹ chúng chưa từng ra khỏi đại ngàn. Phụ mẹ cùng các cô giáo mầm non đưa các em bé xuống điểm chính, em Thào A Sính - học sinh lớp 7, Trường TH&THCS Nà Nẩu bồi hồi: "Trước chưa về trường mới, chúng cháu học dãy nhà cũ bên kia, cứ thứ hai đầu tuần là được chào cờ ở cột cờ Trường Sa. Giờ sang trường mới rồi, mỗi lần nhớ cái cột cờ này, chúng cháu lại sang đây. Cô giáo bảo cái cột cờ này giống y chang cái cột cờ trên đảo Trường Sa ở ngoài biển. Cô giáo còn cho xem hình ảnh chú bộ đội hải quân đứng nghiêm trang bên cạnh cái cột cờ giống như cái cột cờ này ạ! Nhiều lúc chúng cháu cũng thử làm chú bộ đội hải quân đứng canh giữ cột cờ. Cháu ước lớn lên cháu cũng được đi canh giữ cột cờ ở Trường Sa”.
Có lẽ tình yêu với biển đảo quê hương của người dân Nà Hẩu ngày càng được bồi đắp từ khi cột cờ Trường Sa được dựng lên, được lan tỏa, bồi tụ thành thứ tình cảm đặc biệt cho những người đã từng được đến thăm, được làm việc tại đây.
Cô giáo Phạm Thị Thanh – Hiệu trưởng Trường Mầm non Nà Hẩu mới chỉ về công tác tại đây được gần 2 năm, nhưng cô đã biết đến cột cờ Trường Sa ở đây từ nhiều năm trước và khi được về công tác tại trường cô càng tự hào hơn: "Năm 2013, khi Báo Yên Bái xây dựng cột cờ Trường Sa tặng Nà Hẩu là cả vùng Văn Yên này ai cũng biết. Lúc đó tôi công tác tại xã Yên Hợp, được lên thăm quan, tự hào lắm. Còn gì tuyệt vời hơn khi bước ra khỏi lớp học, các em sẽ thấy được ngay hình ảnh trực quan sinh động, ngàn lời nói sẽ không bằng một lần được nhìn thấy".
"Vậy nên khi về làm hiệu trưởng tại đây, tiếp nối truyền thống của các anh chị đi trước, chúng tôi khai thác tối đa cột cờ Trường Sa trên sân trường vào trong bài giảng cho các con. Đặc biệt, sự lan tỏa tình yêu biển đảo quê hương đã vượt ra khỏi cánh cổng trường. Những đêm giao lưu văn nghệ của trường, của xã được tổ chức tại cột cờ, bà con đến xem rất đông. Hình ảnh những chú bộ đội hải quân tay ôm đàn hát dưới cột cờ Trường Sa hay thấy trên tivi, được tái hiện ngay tại đây, làm cho bà con thấy gần gũi lắm”. Cô Thanh nói.
Anh Thào A Sáng năm nay 45 tuổi bản Ba Khuy cũng giống như cha, ông của anh chưa từng biết tới biển, nhưng giờ thì anh đã biết về đất nước của anh rộng lớn lắm, không chỉ có đại ngàn nơi anh đang ở, mà còn rộng tít ra ngoài biển kia, nơi có cái cột cờ như cái cột cờ trong trường học của con trai anh.
Anh chia sẻ: "Từ ngày có cột cờ Trường Sa ở trường học tôi thấy mình hơn ông cha mình là đã biết đất nước mình rộng lớn hơn đại ngàn này, còn có cả biển đảo. Nhưng giờ thì con tôi biết nhiều hơn tôi nữa, rồi chúng còn ước được canh giữ biển đảo cho quê hương như những chú bộ đội hải quân hay thấy trên tivi nữa”.
Có lên với Nà Hẩu mới biết Nà Hẩu giờ không chỉ cuốn hút bởi đại ngàn xanh mướt cùng những câu chuyện ly kỳ về tục cấm rừng mà còn có cả những câu chuyện về tình yêu biển đảo rất đặc biệt của những người dân chất phác nơi đây. Và, cột cờ Trường Sa giờ không chỉ là của riêng Trường Mầm non Nà Hẩu mà là của tất cả những người Mông Nà Hẩu.
Với những người Mông Nà Hẩu biển đã có màu xanh của trời xanh giữa đại ngàn và vị mặn của tình yêu biển đảo từ trong trái tim. Những mầm non trưởng thành giữa đại ngàn Nà Hẩu, học tập trong ngôi trường có cột mốc chủ quyền Trường Sa ấy đã và đang tiếp tục bồi tụ lan tỏa tình yêu biển đảo khắp núi rừng Tây Bắc.