Chủ đề cuộc họp lần này là “Tầm quan trọng của UNCLOS trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 của LHQ về bảo tồn, sử dụng bền vững biển và đại dương (SDG 14)”.
Hội nghị trực tuyến Nhóm bạn bè của UNCLOS.
Ngày 21/7 (theo giờ New York), Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) chủ trì tổ chức cuộc họp trực tuyến Nhóm bạn bè của Công ước LHQ năm 1982 về luật biển (UNCLOS). Chủ đề cuộc họp lần này là “Tầm quan trọng của UNCLOS trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 của LHQ về bảo tồn, sử dụng bền vững biển và đại dương (SDG 14)”.
Các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của hơn 120 nước thành viên LHQ đã tham dự cuộc họp. Giáo sư luật quốc tế người Anh Malcolm Evans được mời trình bày tại cuộc họp.
Theo Giáo sư Evans, UNCLOS, “Hiến chương của đại dương”, là khuôn khổ điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, bảo đảm cân bằng giữa nhu cầu khai thác nguồn lợi từ biển và quyền tự do trên biển, quản trị biển phục vụ lợi ích chung. Cơ chế giải quyết tranh chấp thành lập theo UNCLOS giúp giải quyết hòa bình tranh chấp giữa các nước, thúc đẩy hiểu biết về UNCLOS. Do UNCLOS phản ánh phần lớn quy tắc của luật tập quán quốc tế có tính ràng buộc với tất cả các nước, nên nội dung giải thích, áp dụng UNCLOS do các toà án và tòa trọng tài nêu ra sẽ có ý nghĩa quan trọng với cả quốc gia thành viên và không phải thành viên UNCLOS.
Bên cạnh đó, UNCLOS có thể được thường xuyên cập nhật, đáp ứng thách thức hiện tại và trong tương lai trong lĩnh vực biển và đại dương như an toàn, an ninh biển, ô nhiễm môi trường biển, khai thác tài nguyên dưới đáy biển và đa dạng sinh học. Liên quan đến thực hiện SDG 14, Giáo sư Evans cho rằng các mục tiêu SDG14 chủ yếu tập trung vào vấn đề “sự sống dưới nước”, lợi ích cho các nước đang phát triển và kém phát triển từ hoạt động đánh bắt cá. Tuy nhiên, các mục tiêu SDG14 nên được mở rộng, đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững mới nảy sinh như khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển, ứng phó với thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Các ý kiến phát biểu đánh giá cao chủ đề thảo luận phù hợp với quan tâm của LHQ về thúc đẩy thực hiện đầy đủ UNCLOS trong quá trình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn, sử dụng bền vững biển và đại dương. Các nước khẳng định vai trò trung tâm của UNCLOS, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp, đánh giá cao vai trò của cơ chế giải quyết tranh chấp thành lập theo UNCLOS trong thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển dựa trên luật lệ, góp phần vào thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Một số ý kiến bày tỏ mong muốn sớm khôi phục tiến trình đàm phán văn kiện về đa dạng sinh học ngoài vùng quyền tài phán, quan tâm đến việc sử dụng công nghệ, khoa học trong nghiên cứu, khai thác và bảo tồn biển và đại dương. Các nước cũng chia sẻ thách thức gặp phải như ô nhiễm môi trường biển, các hành vi sử dụng biển và đại dương thiếu bền vững, thách thức từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tác động của các tranh chấp trên biển đối với phát triển bền vững.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cảm ơn các nước đã ủng hộ và tham dự cuộc họp của Nhóm bạn bè. Đại sứ Đặng Đình Quý cho biết Nhóm bạn bè sẽ duy trì hoạt động thường xuyên, qua đó giúp tăng cường hiểu biết về UNCLOS, chia sẻ thực tiễn tốt, đáp ứng quan tâm chung của cộng đồng quốc tế./.
Theo VOV
Chủ đề cuộc họp lần này là “Tầm quan trọng của UNCLOS trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 của LHQ về bảo tồn, sử dụng bền vững biển và đại dương (SDG 14)”.Ngày 21/7 (theo giờ New York), Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) chủ trì tổ chức cuộc họp trực tuyến Nhóm bạn bè của Công ước LHQ năm 1982 về luật biển (UNCLOS). Chủ đề cuộc họp lần này là “Tầm quan trọng của UNCLOS trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 của LHQ về bảo tồn, sử dụng bền vững biển và đại dương (SDG 14)”.
Các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của hơn 120 nước thành viên LHQ đã tham dự cuộc họp. Giáo sư luật quốc tế người Anh Malcolm Evans được mời trình bày tại cuộc họp.
Giáo sư Luật Quốc tế người Anh Malcolm Evans.
Theo Giáo sư Evans, UNCLOS, “Hiến chương của đại dương”, là khuôn khổ điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, bảo đảm cân bằng giữa nhu cầu khai thác nguồn lợi từ biển và quyền tự do trên biển, quản trị biển phục vụ lợi ích chung. Cơ chế giải quyết tranh chấp thành lập theo UNCLOS giúp giải quyết hòa bình tranh chấp giữa các nước, thúc đẩy hiểu biết về UNCLOS. Do UNCLOS phản ánh phần lớn quy tắc của luật tập quán quốc tế có tính ràng buộc với tất cả các nước, nên nội dung giải thích, áp dụng UNCLOS do các toà án và tòa trọng tài nêu ra sẽ có ý nghĩa quan trọng với cả quốc gia thành viên và không phải thành viên UNCLOS.
Bên cạnh đó, UNCLOS có thể được thường xuyên cập nhật, đáp ứng thách thức hiện tại và trong tương lai trong lĩnh vực biển và đại dương như an toàn, an ninh biển, ô nhiễm môi trường biển, khai thác tài nguyên dưới đáy biển và đa dạng sinh học. Liên quan đến thực hiện SDG 14, Giáo sư Evans cho rằng các mục tiêu SDG14 chủ yếu tập trung vào vấn đề “sự sống dưới nước”, lợi ích cho các nước đang phát triển và kém phát triển từ hoạt động đánh bắt cá. Tuy nhiên, các mục tiêu SDG14 nên được mở rộng, đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững mới nảy sinh như khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển, ứng phó với thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Hội nghị trực tuyến Nhóm bạn bè của UNCLOS.
Các ý kiến phát biểu đánh giá cao chủ đề thảo luận phù hợp với quan tâm của LHQ về thúc đẩy thực hiện đầy đủ UNCLOS trong quá trình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn, sử dụng bền vững biển và đại dương. Các nước khẳng định vai trò trung tâm của UNCLOS, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp, đánh giá cao vai trò của cơ chế giải quyết tranh chấp thành lập theo UNCLOS trong thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển dựa trên luật lệ, góp phần vào thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Một số ý kiến bày tỏ mong muốn sớm khôi phục tiến trình đàm phán văn kiện về đa dạng sinh học ngoài vùng quyền tài phán, quan tâm đến việc sử dụng công nghệ, khoa học trong nghiên cứu, khai thác và bảo tồn biển và đại dương. Các nước cũng chia sẻ thách thức gặp phải như ô nhiễm môi trường biển, các hành vi sử dụng biển và đại dương thiếu bền vững, thách thức từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tác động của các tranh chấp trên biển đối với phát triển bền vững.
Đại sứ Đặng Đình Quý chủ trì cuộc họp Nhóm bạn bè của UNCLOS.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cảm ơn các nước đã ủng hộ và tham dự cuộc họp của Nhóm bạn bè. Đại sứ Đặng Đình Quý cho biết Nhóm bạn bè sẽ duy trì hoạt động thường xuyên, qua đó giúp tăng cường hiểu biết về UNCLOS, chia sẻ thực tiễn tốt, đáp ứng quan tâm chung của cộng đồng quốc tế./.