Có lẽ cho đến thời điểm này, không một hải trình nào, không một lịch sử hàng hải nào trên thế giới có thể làm nên một con đường đi biển huyền thoại như những gì mà những thủy thủ của những “Chuyến tàu không số” làm nên trong lịch sử bảo vệ đất nước
Một chiếc tàu Không số của ta bị máy bay địch phát hiện chụp từ trên cao (ảnh tư liệu).
Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, lòng dũng cảm và khí phách một dân tộc anh hùng; một “huyền thoại có thật”, một “kì tích” của dân tộc ta. Đó không chỉ là phương thức chi viện mới hết sức quan trọng, trực tiếp cho các chiến trường ven biển miền Nam, mà còn là một sáng tạo chiến lược của Đảng về chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh. Vì thế, đường Hồ Chí Minh trên biển không chỉ là huyền thoại.
Năm 1961, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng miền Nam, nhu cầu chi viện cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam ngày càng lớn, trong khi các tuyến vận tải trên bộ đang gặp rất nhiều khó khăn, ngày 23/10/1961, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đoàn 759 (tiền thân của Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân ngày nay) với nhiệm vụ nghiên cứu mở tuyến vận tải quân sự chiến lược Bắc - Nam bằng đường biển, tổ chức đưa cán bộ, chiến sĩ và vũ khí chi viện cho cách mạng miền Nam.
Kể từ đây, con đường Hồ Chí Minh trên biển được hình thành, nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của “đường Hồ Chí Minh trên biển”, một biểu tượng sáng ngời về tài thao lược, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân, một quyết định chiến lược sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Những kỳ tích làm nên huyền thoại
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng về tổ chức đưa thuyền vượt biển ra Bắc nhận vũ khí, từ giữa năm 1961 đến giữa năm 1962, lần lượt 5 chiếc thuyền của các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre và Bà Rịa ra đến miền Bắc an toàn (tỉnh Bến Tre có 2 thuyền). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ động viên cán bộ, thủy thủ. Người căn dặn lãnh đạo, chỉ huy Cục Hải quân: “Đón tiếp anh em Quân giải phóng thật tốt. Bí quyết của mọi thắng lợi là bí mật, bất ngờ”. Những lời Bác dạy bảo, căn dặn như mệnh lệnh thiêng liêng của Tổ quốc, là động lực thôi thúc mạnh mẽ toàn thể cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam vượt qua gian khó, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Sau một thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, ngày 11/10/1962, chiếc tàu vỏ gỗ đầu tiên chở hơn 30 tấn vũ khí mang mật danh “Phương Đông I” do đồng chí Lê Văn Một làm Thuyền trưởng, đồng chí Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên cùng 11 đồng chí rời bến Vạn Sét (Đồ Sơn) lên đường vào Nam bộ. Sáng ngày 19/10, tàu Phương Đông I vào cửa Bồ Đề và cập bến Vàm Lũng (Năm Căn, Cà Mau) an toàn. Đánh giá cao chiến công này, đồng thời để kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ Đoàn 759, Bác gửi điện biểu dương và căn dặn: "Nhanh chóng rút kinh nghiệm, tiếp tục vận chuyển nhanh, nhiều vũ khí hơn nữa cho đồng bào miền Nam đánh giặc, cho Nam, Bắc sớm sum họp một nhà".
Tiếp nối thành công, những chiến sĩ Đoàn tàu không số đã vận chuyển hàng trăm ngàn tấn vũ khí, đạn dược, trang thiết bị và hàng chục ngàn lượt người đến những chiến trường khó khăn ác liệt nhất, góp phần chi viện đắc lực cho chiến trường miền Nam. Ngày 29/01/1964, Bộ trưởng Quốc phòng quyết định đổi phiên hiệu Đoàn 759 thành Đoàn 125 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Phát huy thành tích đã đạt được, Đoàn 125 vừa xây dựng, vừa vận chuyển, lập nhiều chiến công mới.
Vận tải trên biển tuy gian nan, nguy hiểm, nhưng lại có ưu thế về tốc độ, thời gian và hiệu quả vận chuyển. Cùng với nhiệm vụ vận tải hàng quân sự, Đường Hồ Chí Minh trên biển còn đảm đương một sứ mệnh cực kỳ quan trọng đó là đưa đón hàng chục nghìn lượt cán bộ của Đảng, của quân đội, chuyên gia quân sự vào miền Nam; từ miền Nam ra miền Bắc báo cáo Trung ương và nhận chỉ thị mới, kịp thời bổ sung cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Đặc biệt, trong thời khắc quan trọng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước-cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Đường Hồ Chí Minh trên biển đã thần tốc vận chuyển gần 9.000 tấn vũ khí hạng nặng gồm 50 xe tăng và đạn pháo; đưa đón gần 17.500 lượt cán bộ, chiến sĩ vượt 66.000 hải lý để kịp tham gia chiến đấu, hiệp đồng tác chiến với cánh quân đường bộ, trực tiếp góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước.
Có lẽ cho đến thời điểm này, không một hải trình nào, không một lịch sử hàng hải nào trên thế giới có thể làm nên một con đường đi biển huyền thoại như những gì mà những thủy thủ của những “Chuyến tàu không số” làm nên trong lịch sử bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam. Bất chấp những khó khăn gian khổ, bất chấp sự vây ráp, đánh phá ác liệt của Mỹ ngụy… với sự tài tình, sáng suốt, quyết tâm của Đảng, ý chí của nhân dân và các chiến sĩ Đoàn tàu không số, những chuyến tàu chở đầy vũ khí và hàng hóa vẫn ngày đêm ra khơi để chi viện cho miền Nam ruột thịt.
Kỳ tích Đường Hồ Chí Minh trên biển còn được tạo nên bởi các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Đoàn tàu không số luôn trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; luôn nêu cao ý chí quật cường, tinh thần mưu trí, sáng tạo, sẵn sàng xả thân chiến đấu, hy sinh để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Huyền thoại dệt nên từ ý chí, sức sáng tạo độc đáo Việt Nam
Tầm vóc của Đường Hồ Chí Minh trên biển là hết sức lớn lao, đã quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam với một quyết tâm và ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi, đó là “dám đánh, biết đánh, biết thắng và quyết thắng” đế quốc Mỹ xâm lược. Chính từ sự quyết tâm và ý chí kiên cường ấy, những chiến sỹ của các đoàn tàu không số đã có được những cách thức đi biển, cũng như cách thức vận chuyển hàng hóa cực kỳ sáng tạo, công khai mà bí mật để có thể vận chuyển hàng hóa một cách an toàn mà hiệu quả nhất.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đầy khó khăn, gian khổ này, các lực lượng, đặc biệt là Quân chủng Hải quân đã nắm chắc tình hình, chủ động xây dựng lực lượng, chuẩn bị phương tiện, huấn luyện chu đáo, kể cả các lực lượng hiệp đồng tác chiến, tạo điều kiện thuận lợi để công tác vận tải đạt kết quả cao nhất.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là một nét độc đáo, đặc sắc, rất sáng tạo về chiến lược vận tải quân sự của chiến tranh cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Việc mở đường vận chuyển chi viện miền Nam và những chiến công về con đường biển mang tên Hồ Chí Minh thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với Đường Hồ Chí Minh vượt dãy Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.
Từ bến cảng K15 (Hải Phòng) trong những năm chiến tranh ác liệt ấy, đã có 168 chuyến tàu đi, 60 đội tàu không số vận chuyển hàng chục ngàn tấn vũ khí chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam. Đã có rất nhiều cán bộ chiến sỹ, những người con của đất nước đã mãi nằm lại biển xanh để bảo vệ sự an toàn tuyệt đối của con đường.
So với Đường Hồ Chí Minh trên bộ, khối lượng vũ khí vận chuyển theo Đường Hồ Chí Minh trên biển ít hơn, nhưng chi viện kịp thời đến các vùng ven biển miền Trung và Tây Nam Bộ, những nơi vận tải bộ chưa vươn tới. Những chiến công của từng chuyến tàu không số chi viện chiến trường thể hiện lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, tinh thần mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong mọi tình huống; thể hiện tình đoàn kết quân dân, giữa cán bộ, chiến sĩ Hải quân với các đơn vị, cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương vùng ven biển, nơi các bến bãi tiếp nhận vũ khí. Đây là con đường của ý chí và sức sáng tạo, độc đáo Việt Nam, kế thừa truyền thống tác chiến trên chiến trường sông biển oanh liệt của dân tộc và phát triển lên tầm cao mới trong điều kiện chiến tranh gian khổ, ác liệt, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
Mỗi cân hàng, mỗi khẩu súng đều chứa đựng xương máu và sự hy sinh to lớn của cán bộ, chiến sĩ đoàn tàu không số. Đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành nơi hội tụ sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu trí, đấu lực với các âm mưu thủ đoạn của kẻ thù; là nơi tỏa sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng; lòng quả cảm, trí thông minh và quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Tuyến vận tải chiến lược trên biển cùng với tuyến vận tải trên bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Đây là một kỳ tích, một huyền thoại mãi ngời sáng trong lịch sử oanh liệt chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Phát huy truyền thống, viết tiếp huyền thoại
Trong sự nghiệp sự nghiệp bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, các lực lượng của Vùng 4 Hải quân đã và đang phát huy truyền thống hào hùng của con đường huyền thoại năm xưa, nỗ lực phấn đấu, chấp hành nghiêm mệnh lệnh. Những bài học kinh nghiệm của tuyến chi viện chiến lược trên biển 60 năm trước được vận dụng vào thực tế nhiệm vụ, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Thực tiễn lịch sử hoạt động Đường Hồ Chí Minh trên biển để lại ý nghĩa quan trọng, trước hết là xây dựng ý chí quyết tâm cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Đảng ủy – BTL vùng đã tập trung xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm cho cán bộ chiến sĩ, yêu biển, đảo, con tàu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, nhất là khu vực Quần đảo Trường Sa. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cán bộ chiến sĩ của Vùng 4 luôn nhận rõ nhiệm vụ vẻ vang, trọng trách lớn lao mà Tổ quốc và nhân dân giao phó.
Trong công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, huấn luyện theo phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc” để bộ đội thực sự “giỏi vị trí của mình, biết vị trí của người khác”, làm chủ vũ khí, trang bị, nhất là vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đối với lực lượng tàu của Vùng đã phát huy truyền thống của “Đoàn tàu không số”, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, mưu trí, sáng tạo, thực hiện đúng đối sách, xử lý linh hoạt, chuẩn xác các tình huống phức tạp trên biển, quyết tâm quay vòng, tăng chuyến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho Trường Sa, góp phần xây dựng quần đảo Trường Sa “mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về tình đoàn kết quân dân”; mưu trí, khôn khéo, quyết đoán, thể hiện ý chí quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, sẵn sàng hy sinh cùng con tàu, sẵn sàng lao lên bãi cạn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Tiếp bước truyền thống cha anh, CBCS Vùng 4 Hải quân luôn thắp lên ngọn lửa nhiệt thành cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào với chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển mà thế hệ trước đã làm nên kỳ tích, huyền thoại – một huyền thoại có thật.
Huyền thoại “Đoàn tàu không số” để lại những bài học kinh nghiệm có giá trị thiết thực để các thế hệ người Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân chủng Hải quân hôm nay và mai sau tiếp tục gìn giữ, kế thừa và phát huy; nhất là trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên biển, đảo theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW về “phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đó vừa là sự kế thừa và phát triển lên tầm cao mới truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, đồng thời là sự sáng tạo độc đáo, tạo nên những giá trị nghệ thuật quân sự đặc sắc trong những thời điểm khó khăn, gian khổ và ác liệt nhất của cuộc kháng chiến. Đó còn là biểu hiện của ý chí độc lập tự do, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đã trở thành thiên anh hùng ca bất tử./.
(Theo VOV)
Có lẽ cho đến thời điểm này, không một hải trình nào, không một lịch sử hàng hải nào trên thế giới có thể làm nên một con đường đi biển huyền thoại như những gì mà những thủy thủ của những “Chuyến tàu không số” làm nên trong lịch sử bảo vệ đất nướcĐường Hồ Chí Minh trên biển là con đường thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, lòng dũng cảm và khí phách một dân tộc anh hùng; một “huyền thoại có thật”, một “kì tích” của dân tộc ta. Đó không chỉ là phương thức chi viện mới hết sức quan trọng, trực tiếp cho các chiến trường ven biển miền Nam, mà còn là một sáng tạo chiến lược của Đảng về chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh. Vì thế, đường Hồ Chí Minh trên biển không chỉ là huyền thoại.
Năm 1961, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng miền Nam, nhu cầu chi viện cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam ngày càng lớn, trong khi các tuyến vận tải trên bộ đang gặp rất nhiều khó khăn, ngày 23/10/1961, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đoàn 759 (tiền thân của Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân ngày nay) với nhiệm vụ nghiên cứu mở tuyến vận tải quân sự chiến lược Bắc - Nam bằng đường biển, tổ chức đưa cán bộ, chiến sĩ và vũ khí chi viện cho cách mạng miền Nam.
Kể từ đây, con đường Hồ Chí Minh trên biển được hình thành, nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của “đường Hồ Chí Minh trên biển”, một biểu tượng sáng ngời về tài thao lược, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân, một quyết định chiến lược sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Những kỳ tích làm nên huyền thoại
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng về tổ chức đưa thuyền vượt biển ra Bắc nhận vũ khí, từ giữa năm 1961 đến giữa năm 1962, lần lượt 5 chiếc thuyền của các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre và Bà Rịa ra đến miền Bắc an toàn (tỉnh Bến Tre có 2 thuyền). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ động viên cán bộ, thủy thủ. Người căn dặn lãnh đạo, chỉ huy Cục Hải quân: “Đón tiếp anh em Quân giải phóng thật tốt. Bí quyết của mọi thắng lợi là bí mật, bất ngờ”. Những lời Bác dạy bảo, căn dặn như mệnh lệnh thiêng liêng của Tổ quốc, là động lực thôi thúc mạnh mẽ toàn thể cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam vượt qua gian khó, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Sau một thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, ngày 11/10/1962, chiếc tàu vỏ gỗ đầu tiên chở hơn 30 tấn vũ khí mang mật danh “Phương Đông I” do đồng chí Lê Văn Một làm Thuyền trưởng, đồng chí Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên cùng 11 đồng chí rời bến Vạn Sét (Đồ Sơn) lên đường vào Nam bộ. Sáng ngày 19/10, tàu Phương Đông I vào cửa Bồ Đề và cập bến Vàm Lũng (Năm Căn, Cà Mau) an toàn. Đánh giá cao chiến công này, đồng thời để kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ Đoàn 759, Bác gửi điện biểu dương và căn dặn: "Nhanh chóng rút kinh nghiệm, tiếp tục vận chuyển nhanh, nhiều vũ khí hơn nữa cho đồng bào miền Nam đánh giặc, cho Nam, Bắc sớm sum họp một nhà".
Tàu 641 (HQ671) đã góp phần làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển (ảnh tư liệu)
Tiếp nối thành công, những chiến sĩ Đoàn tàu không số đã vận chuyển hàng trăm ngàn tấn vũ khí, đạn dược, trang thiết bị và hàng chục ngàn lượt người đến những chiến trường khó khăn ác liệt nhất, góp phần chi viện đắc lực cho chiến trường miền Nam. Ngày 29/01/1964, Bộ trưởng Quốc phòng quyết định đổi phiên hiệu Đoàn 759 thành Đoàn 125 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Phát huy thành tích đã đạt được, Đoàn 125 vừa xây dựng, vừa vận chuyển, lập nhiều chiến công mới.
Vận tải trên biển tuy gian nan, nguy hiểm, nhưng lại có ưu thế về tốc độ, thời gian và hiệu quả vận chuyển. Cùng với nhiệm vụ vận tải hàng quân sự, Đường Hồ Chí Minh trên biển còn đảm đương một sứ mệnh cực kỳ quan trọng đó là đưa đón hàng chục nghìn lượt cán bộ của Đảng, của quân đội, chuyên gia quân sự vào miền Nam; từ miền Nam ra miền Bắc báo cáo Trung ương và nhận chỉ thị mới, kịp thời bổ sung cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Đặc biệt, trong thời khắc quan trọng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước-cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Đường Hồ Chí Minh trên biển đã thần tốc vận chuyển gần 9.000 tấn vũ khí hạng nặng gồm 50 xe tăng và đạn pháo; đưa đón gần 17.500 lượt cán bộ, chiến sĩ vượt 66.000 hải lý để kịp tham gia chiến đấu, hiệp đồng tác chiến với cánh quân đường bộ, trực tiếp góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước.
Có lẽ cho đến thời điểm này, không một hải trình nào, không một lịch sử hàng hải nào trên thế giới có thể làm nên một con đường đi biển huyền thoại như những gì mà những thủy thủ của những “Chuyến tàu không số” làm nên trong lịch sử bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam. Bất chấp những khó khăn gian khổ, bất chấp sự vây ráp, đánh phá ác liệt của Mỹ ngụy… với sự tài tình, sáng suốt, quyết tâm của Đảng, ý chí của nhân dân và các chiến sĩ Đoàn tàu không số, những chuyến tàu chở đầy vũ khí và hàng hóa vẫn ngày đêm ra khơi để chi viện cho miền Nam ruột thịt.
Kỳ tích Đường Hồ Chí Minh trên biển còn được tạo nên bởi các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Đoàn tàu không số luôn trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; luôn nêu cao ý chí quật cường, tinh thần mưu trí, sáng tạo, sẵn sàng xả thân chiến đấu, hy sinh để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Huyền thoại dệt nên từ ý chí, sức sáng tạo độc đáo Việt Nam
Tầm vóc của Đường Hồ Chí Minh trên biển là hết sức lớn lao, đã quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam với một quyết tâm và ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi, đó là “dám đánh, biết đánh, biết thắng và quyết thắng” đế quốc Mỹ xâm lược. Chính từ sự quyết tâm và ý chí kiên cường ấy, những chiến sỹ của các đoàn tàu không số đã có được những cách thức đi biển, cũng như cách thức vận chuyển hàng hóa cực kỳ sáng tạo, công khai mà bí mật để có thể vận chuyển hàng hóa một cách an toàn mà hiệu quả nhất.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đầy khó khăn, gian khổ này, các lực lượng, đặc biệt là Quân chủng Hải quân đã nắm chắc tình hình, chủ động xây dựng lực lượng, chuẩn bị phương tiện, huấn luyện chu đáo, kể cả các lực lượng hiệp đồng tác chiến, tạo điều kiện thuận lợi để công tác vận tải đạt kết quả cao nhất.
Đường Hồ Chí Minh trên biển là một nét độc đáo, đặc sắc, rất sáng tạo về chiến lược vận tải quân sự của chiến tranh cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Việc mở đường vận chuyển chi viện miền Nam và những chiến công về con đường biển mang tên Hồ Chí Minh thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với Đường Hồ Chí Minh vượt dãy Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.
Biên đội tàu Hộ vệ tên lửa Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân huấn luyện trên biển.
Từ bến cảng K15 (Hải Phòng) trong những năm chiến tranh ác liệt ấy, đã có 168 chuyến tàu đi, 60 đội tàu không số vận chuyển hàng chục ngàn tấn vũ khí chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam. Đã có rất nhiều cán bộ chiến sỹ, những người con của đất nước đã mãi nằm lại biển xanh để bảo vệ sự an toàn tuyệt đối của con đường.
So với Đường Hồ Chí Minh trên bộ, khối lượng vũ khí vận chuyển theo Đường Hồ Chí Minh trên biển ít hơn, nhưng chi viện kịp thời đến các vùng ven biển miền Trung và Tây Nam Bộ, những nơi vận tải bộ chưa vươn tới. Những chiến công của từng chuyến tàu không số chi viện chiến trường thể hiện lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, tinh thần mưu trí, sáng tạo, dũng cảm hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong mọi tình huống; thể hiện tình đoàn kết quân dân, giữa cán bộ, chiến sĩ Hải quân với các đơn vị, cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương vùng ven biển, nơi các bến bãi tiếp nhận vũ khí. Đây là con đường của ý chí và sức sáng tạo, độc đáo Việt Nam, kế thừa truyền thống tác chiến trên chiến trường sông biển oanh liệt của dân tộc và phát triển lên tầm cao mới trong điều kiện chiến tranh gian khổ, ác liệt, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
Mỗi cân hàng, mỗi khẩu súng đều chứa đựng xương máu và sự hy sinh to lớn của cán bộ, chiến sĩ đoàn tàu không số. Đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành nơi hội tụ sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu trí, đấu lực với các âm mưu thủ đoạn của kẻ thù; là nơi tỏa sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng; lòng quả cảm, trí thông minh và quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Tuyến vận tải chiến lược trên biển cùng với tuyến vận tải trên bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Đây là một kỳ tích, một huyền thoại mãi ngời sáng trong lịch sử oanh liệt chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Biên đội tàu Hộ vệ tên lửa Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân huấn luyện trên biển.
Phát huy truyền thống, viết tiếp huyền thoại
Trong sự nghiệp sự nghiệp bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, các lực lượng của Vùng 4 Hải quân đã và đang phát huy truyền thống hào hùng của con đường huyền thoại năm xưa, nỗ lực phấn đấu, chấp hành nghiêm mệnh lệnh. Những bài học kinh nghiệm của tuyến chi viện chiến lược trên biển 60 năm trước được vận dụng vào thực tế nhiệm vụ, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Thực tiễn lịch sử hoạt động Đường Hồ Chí Minh trên biển để lại ý nghĩa quan trọng, trước hết là xây dựng ý chí quyết tâm cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Đảng ủy – BTL vùng đã tập trung xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm cho cán bộ chiến sĩ, yêu biển, đảo, con tàu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, nhất là khu vực Quần đảo Trường Sa. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cán bộ chiến sĩ của Vùng 4 luôn nhận rõ nhiệm vụ vẻ vang, trọng trách lớn lao mà Tổ quốc và nhân dân giao phó.
Trong công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, huấn luyện theo phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc” để bộ đội thực sự “giỏi vị trí của mình, biết vị trí của người khác”, làm chủ vũ khí, trang bị, nhất là vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 955 Vùng 4 Hải quân chuyển tải hàng vào đảo.
Đối với lực lượng tàu của Vùng đã phát huy truyền thống của “Đoàn tàu không số”, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, mưu trí, sáng tạo, thực hiện đúng đối sách, xử lý linh hoạt, chuẩn xác các tình huống phức tạp trên biển, quyết tâm quay vòng, tăng chuyến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển chi viện cho Trường Sa, góp phần xây dựng quần đảo Trường Sa “mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về tình đoàn kết quân dân”; mưu trí, khôn khéo, quyết đoán, thể hiện ý chí quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, sẵn sàng hy sinh cùng con tàu, sẵn sàng lao lên bãi cạn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Tiếp bước truyền thống cha anh, CBCS Vùng 4 Hải quân luôn thắp lên ngọn lửa nhiệt thành cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào với chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển mà thế hệ trước đã làm nên kỳ tích, huyền thoại – một huyền thoại có thật.
Huyền thoại “Đoàn tàu không số” để lại những bài học kinh nghiệm có giá trị thiết thực để các thế hệ người Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân chủng Hải quân hôm nay và mai sau tiếp tục gìn giữ, kế thừa và phát huy; nhất là trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên biển, đảo theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW về “phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đó vừa là sự kế thừa và phát triển lên tầm cao mới truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, đồng thời là sự sáng tạo độc đáo, tạo nên những giá trị nghệ thuật quân sự đặc sắc trong những thời điểm khó khăn, gian khổ và ác liệt nhất của cuộc kháng chiến. Đó còn là biểu hiện của ý chí độc lập tự do, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đã trở thành thiên anh hùng ca bất tử./.
(Theo VOV)