Vùng biển nước ta rộng hơn 01 triệu km2, với trên 4.000 đảo lớn, nhỏ; trong đó, vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo, Bắc Trung Bộ có trên 40 đảo, số còn lại nằm ở vùng biển Nam Trung Bộ, Tây Nam cùng hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa. Trên cơ sở vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống,… người ta thường chia các đảo, quần đảo thành các nhóm đảo và quần đảo, cụ thể như sau:
1. Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo này, tùy điều kiện cụ thể, có thể lập những căn cứ, trung tâm kiểm soát vùng trời, vùng biển, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
2. Các đảo lớn có cư dân sinh sống, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
3. Các đảo ven bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là cơ sở để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta.
4. Hai quần đảo xa bờ
- Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang vĩ độ với Huế và Đà Nẵng, có trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2. Quần đảo Hoàng Sa hay huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa trên 200 hải lý về phía Đông Nam, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) 248 hải lý. Quần đảo Trường Sa hay huyện đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2, là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Chiều Đông - Tây của quần đảo Trường Sa là 325 hải lý, chiều Bắc - Nam là 274 hải lý.
Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vị trí, vai trò hết sức quan trọng tạo không gian sinh tồn cho đất nước, dân tộc; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kinh tế biển với các ngành: vận tải biển, đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh. Bên cạnh đó, biển, đảo nước ta còn là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh, hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, từ xa đến gần, tạo những điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, đồng thời là lá chắn vững chắc từ hướng biển, tạo thế liên hoàn biển - đảo - bờ trong thế trận phòng thủ. Lịch sử cho thấy trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược nước ta có tới 10 cuộc chiến tranh kẻ thù đều tiến công từ hướng biển. Thời gian qua, tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông diễn ra gay gắt, quyết liệt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định, đe dọa trực tiếp đến nền hòa bình, ổn định, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia trên biển và từ hướng biển. Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, ngành, lực lượng, địa phương và cả hệ thống chính trị, phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, phát huy trách nhiệm, kiên quyết, kiên trì đấu tranh theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
(theo Tạp chí Quốc phòng Việt Nam)
Vùng biển nước ta rộng hơn 01 triệu km2, với trên 4.000 đảo lớn, nhỏ; trong đó, vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo, Bắc Trung Bộ có trên 40 đảo, số còn lại nằm ở vùng biển Nam Trung Bộ, Tây Nam cùng hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa. Trên cơ sở vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống,… người ta thường chia các đảo, quần đảo thành các nhóm đảo và quần đảo, cụ thể như sau:1. Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo này, tùy điều kiện cụ thể, có thể lập những căn cứ, trung tâm kiểm soát vùng trời, vùng biển, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
2. Các đảo lớn có cư dân sinh sống, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
3. Các đảo ven bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là cơ sở để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta.
4. Hai quần đảo xa bờ
- Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang vĩ độ với Huế và Đà Nẵng, có trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2. Quần đảo Hoàng Sa hay huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa trên 200 hải lý về phía Đông Nam, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) 248 hải lý. Quần đảo Trường Sa hay huyện đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2, là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Chiều Đông - Tây của quần đảo Trường Sa là 325 hải lý, chiều Bắc - Nam là 274 hải lý.
Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vị trí, vai trò hết sức quan trọng tạo không gian sinh tồn cho đất nước, dân tộc; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kinh tế biển với các ngành: vận tải biển, đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh. Bên cạnh đó, biển, đảo nước ta còn là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh, hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, từ xa đến gần, tạo những điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, đồng thời là lá chắn vững chắc từ hướng biển, tạo thế liên hoàn biển - đảo - bờ trong thế trận phòng thủ. Lịch sử cho thấy trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược nước ta có tới 10 cuộc chiến tranh kẻ thù đều tiến công từ hướng biển. Thời gian qua, tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông diễn ra gay gắt, quyết liệt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định, đe dọa trực tiếp đến nền hòa bình, ổn định, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia trên biển và từ hướng biển. Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, ngành, lực lượng, địa phương và cả hệ thống chính trị, phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, phát huy trách nhiệm, kiên quyết, kiên trì đấu tranh theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
(theo Tạp chí Quốc phòng Việt Nam)