CTTĐT - Tại các hội nghị đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh luôn nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của Chương trình Cà phê doanh nhân. Đó là không chỉ là diễn đàn để các doanh nghiệp bày tỏ, chia sẻ khó khăn vướng mắc và được tháo gỡ kịp thời mà còn là một kênh thông tin hữu ích giúp chính quyền nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành thông qua việc sửa đổi, ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp hơn với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển.
Chương trình Cà phê doanh nhân thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp
Trong năm 2017, UBND đã tổ chức 4 buổi gặp mặt Chương trình Cà phê doanh nhân. Thông qua các buổi gặp mặt, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã chủ động trong việc trao đổi cởi mở, thẳng thắn, thân thiện, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tham dự tích cực tham gia ý kiến, phản ánh những khó khăn vướng mắc cũng như những đề xuất, kiến nghị để lãnh đạo tỉnh, các ngành nắm bắt, xem xét có biện pháp tháo gỡ, giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn. Gần 30 ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp, doanh nhân phản ánh trong năm đã được các đồng chí lãnh đạo tiếp thu, giải quyết và xử lý trực tiếp dưới nhiều hình thức với sự đồng thuận của doanh nghiệp.
Đã nhiều lần tham dự Cà phê doanh nhân, ông Nguyễn Trọng Hữu - Giám đốc Công ty TNHH chè Hữu Hảo, thành phố Yên Bái cho biết: "Cà phê doanh nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp được gặp gỡ lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành, mà trước đó, chắc chắn việc gặp gỡ đầy đủ được các lãnh đạo đứng đầu của tỉnh cùng lãnh đạo sở, ban, ngành là một việc rất khó khăn. Đây cũng là một chương trình rất hiệu quả bởi tại đây các doanh nghiệp được thẳng thắn bày tỏ ý kiến, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải quyết khó khăn. Việc trả lời của đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, rất rõ, cụ thể. Đối với những nội dung cần có thời gian xem xét nghiên cứu, sau các buổi gặp mặt, tỉnh đã giao cho các ngành có văn bản trả lời hoặc cử cán bộ trực tiếp xuống giải quyết, tháo gỡ cùng doanh nghiệp. Tôi cho đây là một hành động cụ thể của tỉnh trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp".
Với sự thân thiện, mang tính phục vụ cao của chính quyền các cấp, Chương trình Cà phê doanh nhân cũng được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao bởi mô hình này tạo không gian cởi mở, nâng cao hiệu quả tương tác giữa doanh nghiệp và chính quyền. Đây chính là một kênh kết nối giữa doanh nghiệp và chính quyền, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp cũng được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng giao lưu liên kết hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo môi trường thân thiện gần gũi đúng với tiêu chí “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp". Theo ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, thành phố Yên Bái thì việc tham gia chương trình Cà phê giúp ông có thể kết nối được với các doanh nghiệp trong tỉnh ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ đó có thể học hỏi kinh nghiệm và đưa ra nhiều ý tưởng trong kinh doanh. Đặc biệt là tìm kiếm được bạn hàng, mở rộng thị trường và ký kết được nhiều hợp đồng liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình Cà phê doanh nhân năm 2017 vẫn còn những hạn chế như chưa tập trung vào chủ đề nóng, phức tạp, đặc biệt còn hình thức giải quyết trong nội bộ của tỉnh, chưa sáng tạo. Trong các kỳ tổ chức chưa mời được các chuyên gia kinh tế để phối hợp cùng lãnh đạo tỉnh tháo gỡ khó khăn hay phổ biến chính sách mới...Vì vậy, nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Chương trình Cà phê doanh nhân cần phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo hơn nữa để tạo sự đồng thuận, niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp
Ông Vũ Huy Quang - Chủ Doanh nghiệp tư nhân Quang Thanh, huyện Trấn Yên cho biết: "Chương trình đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp ngay tại buổi cà phê. Tuy nhiên, tôi mong muốn trong các Chương trình Cà phê của tháng kế tiếp sẽ thông báo qua kết quả trả lời ý kiến, kiến nghị của sở, ngành đối với những vấn đề chưa giải quyết được của tháng trước để doanh nghiệp có thể nắm được và chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tôi đề xuất tạo một diễn đàn trên trang website của Hiệp hội doanh nghiệp hoặc xây dựng Fanpage của Chương trình Cà phê doanh nhân để tạo ra một diễn đàn cho các doanh nghiệp có thể trao đổi nhanh, đưa ra ý tưởng chủ đề cho từng buổi Cà phê, hoặc trao đổi nhiều vấn đề liên quan khác giúp cộng đồng doanh nghiệp gắn bó, hỗ trợ nhau được nhiều hơn."
Để tạo sự đổi mới và thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp đối với Chương trình, theo ông Đặng Văn Thanh - Giám đốc Công ty Điện lực Yên Bái, Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh thì việc đưa các ý tưởng khởi nghiệp, giới thiệu các dự án trình bày tại “Cà phê doanh nhân” để được hỗ trợ và giúp đỡ của tỉnh cũng là cách tạo điểm nhấn cho mô hình này. Bên cạnh giải đáp ý kiến của doanh nghiệp, các sở, ngành tỉnh cũng có thể lồng ghép triển khai và trao đổi các chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp. Qua đó kịp thời đưa chính sách mới đến với doanh nghiệp được nhanh nhất."
Có thể khẳng định việc tổ chức thành công mô hình Cà phê doanh nhân trong thời gian qua đã rút ngắn khoảng cách, tạo sự gắn kết chữa chính quyền và doanh nghiệp, giúp tìm ra hướng phát triển cho doanh nghiệp nói riêng và cũng là sự phát triển của địa phương nói chung. Dự kiến trong năm 2018, tỉnh sẽ tổ chức 9 buổi Cà phê doanh nhân định kỳ vào thứ 7 tuần cuối cùng của tháng. Chương trình cũng sẽ được tổ chức theo khu vực với các nhóm chủ đề. Theo đó sẽ có 4 buổi gặp mặt tại khu vực huyện, thị xã, 5 buổi gặp mặt tại thành phố Yên Bái. Các nhóm chủ đề được tập trung mạnh vào chủ đề như thuế, thanh tra, kiểm tra, vốn, đất đai, thủ tục hành chính, giải quyết việc làm…UBND tỉnh cũng sẽ mời các chuyên gia kinh tế, chính sách, nhà quản lý tham dự giúp doanh nghiệp có thêm thông tin, kinh nghiệm hay.
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại các hội nghị đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh luôn nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của Chương trình Cà phê doanh nhân. Đó là không chỉ là diễn đàn để các doanh nghiệp bày tỏ, chia sẻ khó khăn vướng mắc và được tháo gỡ kịp thời mà còn là một kênh thông tin hữu ích giúp chính quyền nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành thông qua việc sửa đổi, ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp hơn với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển.Trong năm 2017, UBND đã tổ chức 4 buổi gặp mặt Chương trình Cà phê doanh nhân. Thông qua các buổi gặp mặt, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã chủ động trong việc trao đổi cởi mở, thẳng thắn, thân thiện, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tham dự tích cực tham gia ý kiến, phản ánh những khó khăn vướng mắc cũng như những đề xuất, kiến nghị để lãnh đạo tỉnh, các ngành nắm bắt, xem xét có biện pháp tháo gỡ, giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn. Gần 30 ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp, doanh nhân phản ánh trong năm đã được các đồng chí lãnh đạo tiếp thu, giải quyết và xử lý trực tiếp dưới nhiều hình thức với sự đồng thuận của doanh nghiệp.
Đã nhiều lần tham dự Cà phê doanh nhân, ông Nguyễn Trọng Hữu - Giám đốc Công ty TNHH chè Hữu Hảo, thành phố Yên Bái cho biết: "Cà phê doanh nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp được gặp gỡ lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành, mà trước đó, chắc chắn việc gặp gỡ đầy đủ được các lãnh đạo đứng đầu của tỉnh cùng lãnh đạo sở, ban, ngành là một việc rất khó khăn. Đây cũng là một chương trình rất hiệu quả bởi tại đây các doanh nghiệp được thẳng thắn bày tỏ ý kiến, đồng thời đề xuất, kiến nghị giải quyết khó khăn. Việc trả lời của đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, rất rõ, cụ thể. Đối với những nội dung cần có thời gian xem xét nghiên cứu, sau các buổi gặp mặt, tỉnh đã giao cho các ngành có văn bản trả lời hoặc cử cán bộ trực tiếp xuống giải quyết, tháo gỡ cùng doanh nghiệp. Tôi cho đây là một hành động cụ thể của tỉnh trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp".
Với sự thân thiện, mang tính phục vụ cao của chính quyền các cấp, Chương trình Cà phê doanh nhân cũng được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao bởi mô hình này tạo không gian cởi mở, nâng cao hiệu quả tương tác giữa doanh nghiệp và chính quyền. Đây chính là một kênh kết nối giữa doanh nghiệp và chính quyền, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp cũng được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng giao lưu liên kết hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo môi trường thân thiện gần gũi đúng với tiêu chí “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp". Theo ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, thành phố Yên Bái thì việc tham gia chương trình Cà phê giúp ông có thể kết nối được với các doanh nghiệp trong tỉnh ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ đó có thể học hỏi kinh nghiệm và đưa ra nhiều ý tưởng trong kinh doanh. Đặc biệt là tìm kiếm được bạn hàng, mở rộng thị trường và ký kết được nhiều hợp đồng liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình Cà phê doanh nhân năm 2017 vẫn còn những hạn chế như chưa tập trung vào chủ đề nóng, phức tạp, đặc biệt còn hình thức giải quyết trong nội bộ của tỉnh, chưa sáng tạo. Trong các kỳ tổ chức chưa mời được các chuyên gia kinh tế để phối hợp cùng lãnh đạo tỉnh tháo gỡ khó khăn hay phổ biến chính sách mới...Vì vậy, nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Chương trình Cà phê doanh nhân cần phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo hơn nữa để tạo sự đồng thuận, niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp
Ông Vũ Huy Quang - Chủ Doanh nghiệp tư nhân Quang Thanh, huyện Trấn Yên cho biết: "Chương trình đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp ngay tại buổi cà phê. Tuy nhiên, tôi mong muốn trong các Chương trình Cà phê của tháng kế tiếp sẽ thông báo qua kết quả trả lời ý kiến, kiến nghị của sở, ngành đối với những vấn đề chưa giải quyết được của tháng trước để doanh nghiệp có thể nắm được và chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tôi đề xuất tạo một diễn đàn trên trang website của Hiệp hội doanh nghiệp hoặc xây dựng Fanpage của Chương trình Cà phê doanh nhân để tạo ra một diễn đàn cho các doanh nghiệp có thể trao đổi nhanh, đưa ra ý tưởng chủ đề cho từng buổi Cà phê, hoặc trao đổi nhiều vấn đề liên quan khác giúp cộng đồng doanh nghiệp gắn bó, hỗ trợ nhau được nhiều hơn."
Để tạo sự đổi mới và thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp đối với Chương trình, theo ông Đặng Văn Thanh - Giám đốc Công ty Điện lực Yên Bái, Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh thì việc đưa các ý tưởng khởi nghiệp, giới thiệu các dự án trình bày tại “Cà phê doanh nhân” để được hỗ trợ và giúp đỡ của tỉnh cũng là cách tạo điểm nhấn cho mô hình này. Bên cạnh giải đáp ý kiến của doanh nghiệp, các sở, ngành tỉnh cũng có thể lồng ghép triển khai và trao đổi các chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp. Qua đó kịp thời đưa chính sách mới đến với doanh nghiệp được nhanh nhất."
Có thể khẳng định việc tổ chức thành công mô hình Cà phê doanh nhân trong thời gian qua đã rút ngắn khoảng cách, tạo sự gắn kết chữa chính quyền và doanh nghiệp, giúp tìm ra hướng phát triển cho doanh nghiệp nói riêng và cũng là sự phát triển của địa phương nói chung. Dự kiến trong năm 2018, tỉnh sẽ tổ chức 9 buổi Cà phê doanh nhân định kỳ vào thứ 7 tuần cuối cùng của tháng. Chương trình cũng sẽ được tổ chức theo khu vực với các nhóm chủ đề. Theo đó sẽ có 4 buổi gặp mặt tại khu vực huyện, thị xã, 5 buổi gặp mặt tại thành phố Yên Bái. Các nhóm chủ đề được tập trung mạnh vào chủ đề như thuế, thanh tra, kiểm tra, vốn, đất đai, thủ tục hành chính, giải quyết việc làm…UBND tỉnh cũng sẽ mời các chuyên gia kinh tế, chính sách, nhà quản lý tham dự giúp doanh nghiệp có thêm thông tin, kinh nghiệm hay.