Trong kháng chiến chống Mỹ, Đào Thịnh đã có 100 người tình nguyện nhập ngũ và 16 người anh dũng hy sinh, 22 người là thương binh, 6 người là bệnh binh và 3 bà mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Trong cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, phong trào đấu tranh cách mạng sôi sục trên nhiều địa bàn huyện Trấn Yên, nhân dân xã Đào Thịnh đã tích cực hưởng ứng. Tháng 8/1945, UBND cách mạng xã Đào Thịnh đã tổ chức lực lượng du kích vũ trang cùng các xã lân cận tổ chức mít tinh rầm rộ, đoàn biểu tình chuyển sang phá kho thóc chia cho nhân dân, bắt giam những tên tay sai của Pháp.
Từ đây, chính quyền cách mạng đã thực sự về tay nhân dân. Đi đầu tham gia cách mạng thời kỳ này là các đồng chí: Vũ Văn Sọi, Triệu Văn Lê, Hoàng Văn Gặp, Phạm Chí Thành, Nguyễn Viết Am… sau này các đồng chí đều là những hạt nhân của Đảng, cán bộ chính quyền địa phương.
Bước sang kháng chiến chống Mỹ, tháng 2/1965, Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, hòng ngăn chặn sự chi viện sức người, sức của cho miền Nam và Đào Thịnh không nằm ngoài mục tiêu đánh phá. Thời điểm này, Chi ủy đã vận động nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất đồng thời đào hàng trăm hầm, hào trú ẩn đối phó với bom đạn của kẻ thù và huy động 68 người tham gia xây dựng Sân bay Yên Bái.
Mặt khác, tổ chức cho nhân dân sơ tán và vận chuyển kho lương thực về nơi an toàn; tổ chức vọng gác để báo động cho nhân dân khi có máy bay địch và tổ chức hàng trăm người tham gia lực lượng cứu hỏa, cứu thương, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Xã đã thành lập 2 trung đội gồm: 1 trung đội cơ động với 32 chiến sỹ và 1 trung đội làm nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ chiến đấu gồm 35 đồng chí. Với nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, các trạm gác phòng không thường trực 24/24 giờ đảm bảo cho nhân dân yên tâm sản xuất.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Đào Thịnh đã có 100 người tình nguyện lên đường tham gia chiến đấu ở khắp các chiến trường và 16 người anh dũng hy sinh, 22 người là thương binh, 6 người là bệnh binh và 3 bà mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, hàng năm, Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân Đào Thịnh bằng những việc làm và hành động thiết thực như: thường xuyên quan tâm giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công, tạo điều kiện để các gia đình vay vốn phát triển kinh tế, cấp thẻ bảo hiểm y tế, chi trả trợ cấp hàng tháng, chế độ điều dưỡng… đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.
Hàng năm, xã vận động cán bộ chính quyền địa phương và nhân dân đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, bằng tiền mặt và ngày công trị giá trên 20 triệu đồng. Số tiền trên, cùng với vật liệu và ngày công đóng góp của nhân dân đã giúp tu sửa, nâng cấp nhà ở cho các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ trên địa bàn.
Nhiều tổ chức đoàn thể của xã còn phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho con em thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách. Hiện nay, 100% hộ chính sách trên địa bàn xã có đời sống ổn định, không còn hộ nghèo; 100% hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố.
Hàng năm, vào dịt tết Nguyên đán và ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7, xã đều tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách đồng thời tổ chức gặp mặt các gia đình nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, cũng như thể hiện tấm lòng tri ân đối với những người đã cống hiến tuổi trẻ, hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Đây là chỗ dựa tinh thần, là nguồn động viên thiết thực để các gia đình chính sánh vươn lên cùng địa phương phát triển.
Theo Báo Yên Bái
Trong kháng chiến chống Mỹ, Đào Thịnh đã có 100 người tình nguyện nhập ngũ và 16 người anh dũng hy sinh, 22 người là thương binh, 6 người là bệnh binh và 3 bà mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.Trong cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, phong trào đấu tranh cách mạng sôi sục trên nhiều địa bàn huyện Trấn Yên, nhân dân xã Đào Thịnh đã tích cực hưởng ứng. Tháng 8/1945, UBND cách mạng xã Đào Thịnh đã tổ chức lực lượng du kích vũ trang cùng các xã lân cận tổ chức mít tinh rầm rộ, đoàn biểu tình chuyển sang phá kho thóc chia cho nhân dân, bắt giam những tên tay sai của Pháp.
Từ đây, chính quyền cách mạng đã thực sự về tay nhân dân. Đi đầu tham gia cách mạng thời kỳ này là các đồng chí: Vũ Văn Sọi, Triệu Văn Lê, Hoàng Văn Gặp, Phạm Chí Thành, Nguyễn Viết Am… sau này các đồng chí đều là những hạt nhân của Đảng, cán bộ chính quyền địa phương.
Bước sang kháng chiến chống Mỹ, tháng 2/1965, Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, hòng ngăn chặn sự chi viện sức người, sức của cho miền Nam và Đào Thịnh không nằm ngoài mục tiêu đánh phá. Thời điểm này, Chi ủy đã vận động nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất đồng thời đào hàng trăm hầm, hào trú ẩn đối phó với bom đạn của kẻ thù và huy động 68 người tham gia xây dựng Sân bay Yên Bái.
Mặt khác, tổ chức cho nhân dân sơ tán và vận chuyển kho lương thực về nơi an toàn; tổ chức vọng gác để báo động cho nhân dân khi có máy bay địch và tổ chức hàng trăm người tham gia lực lượng cứu hỏa, cứu thương, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Xã đã thành lập 2 trung đội gồm: 1 trung đội cơ động với 32 chiến sỹ và 1 trung đội làm nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ chiến đấu gồm 35 đồng chí. Với nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, các trạm gác phòng không thường trực 24/24 giờ đảm bảo cho nhân dân yên tâm sản xuất.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Đào Thịnh đã có 100 người tình nguyện lên đường tham gia chiến đấu ở khắp các chiến trường và 16 người anh dũng hy sinh, 22 người là thương binh, 6 người là bệnh binh và 3 bà mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, hàng năm, Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân Đào Thịnh bằng những việc làm và hành động thiết thực như: thường xuyên quan tâm giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công, tạo điều kiện để các gia đình vay vốn phát triển kinh tế, cấp thẻ bảo hiểm y tế, chi trả trợ cấp hàng tháng, chế độ điều dưỡng… đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.
Hàng năm, xã vận động cán bộ chính quyền địa phương và nhân dân đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, bằng tiền mặt và ngày công trị giá trên 20 triệu đồng. Số tiền trên, cùng với vật liệu và ngày công đóng góp của nhân dân đã giúp tu sửa, nâng cấp nhà ở cho các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ trên địa bàn.
Nhiều tổ chức đoàn thể của xã còn phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho con em thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách. Hiện nay, 100% hộ chính sách trên địa bàn xã có đời sống ổn định, không còn hộ nghèo; 100% hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố.
Hàng năm, vào dịt tết Nguyên đán và ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7, xã đều tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách đồng thời tổ chức gặp mặt các gia đình nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, cũng như thể hiện tấm lòng tri ân đối với những người đã cống hiến tuổi trẻ, hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Đây là chỗ dựa tinh thần, là nguồn động viên thiết thực để các gia đình chính sánh vươn lên cùng địa phương phát triển.