CTTĐT -Trong nhiệm kỳ qua, các cấp bộ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Yên Bái luôn khẳng định vai trò, vị trí của mình, ra sức thi đua học tập, sáng tạo, lập thân lập nghiệp, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, phát huy phẩm chất tốt đẹp của tuổi trẻ, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Yên Bái khóa IV, nhiệm kỳ 2014 - 2019.
Mô hình phát triển kinh tế của đoàn viên Phạm Hải Chiều – xã Lâm Thượng huyện Lục Yên với mô hình nuôi thỏ.
Từ việc triển khai cuộc vận động “Thanh niên Yên Bái giúp nhau làm kinh tế” đồng bộ phù hợp với từng địa phương đơn vị đến nay phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp phát triển kinh tế trong đoàn viên thanh niên đạt được những thành quả rõ nét xuất hiện nhiều mô hình, gương thanh niên phát triển kinh tế tiêu biểu như: Mô hình phát triển kinh tế của đoàn viên Phạm Hải Chiều – xã Lâm Thượng huyện Lục Yên với mô hình nuôi thỏ. Từ năm 2010 đến nay Phạm Hải Chiều đã có trang trại quy mô 2.000 con thỏ thịt mạng lại thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng. Đồng thời làm chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh niên Lâm Thượng với 15 thành viên. Đây là một trong những mô hình hợp tác xã rất hiệu quả liên kết các mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ tại xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên.
Mô hình kinh tế gồm trồng rừng, kết hợp với trồng cây dược liệu và nuôi lợn rừng của đoàn viên Hờ A Sênh và Hờ A Chở, dân tộc Mông, thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên. Đây là mô hình được Tỉnh đoàn Yên Bái, Hội Doanh nhân trẻ hỗ trợ với vốn khởi đầu là 300 triệu đồng. Với số tiền hỗ trợ 300 triệu đồng, Hờ A Sênh được hướng dẫn kỹ thuật trồng cây gáo vàng, dược liệu, chăn nuôi lợn và hươu nhung. Sau một năm thực hiện dự án, diện tích gần 1 ha đất đồi hoang đã được Hờ A Sênh và Hờ A Chở phủ xanh bởi 400 gốc cây gáo vàng, 2.000 gốc sa nhân, 6 tạ gốc nghệ giống, 30 con lợn và 2 cặp hươu nhung. Năm đầu tiên cho thu nhập 80 triệu đồng. Toàn bộ sản phẩm đầu ra của mô hình này đã được các doanh nghiệp đăng ký thu mua. Dự án có ý nghĩa đặc biệt, góp phần làm thay đổi đời sống của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hồng Ca nói riêng và các địa phương trên toàn tỉnh nói chung. Thành công của dự án tạo sức lan tỏa, thu hút đoàn viên thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương, tạo thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, tạo động lực giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Đây là mô hình khởi nghiệp đầu tiên dành cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái với mục đích hỗ trợ, thúc đẩy, khích lệ cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên vùng dân tộc thiểu số khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương.
Mô hình “Ứng dụng khoa học công nghệ trồng cây Lan Kim Tuyến trong nhà màng” của đoàn viên Nông Thị Thắm, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên. Là một nữ đoàn viên trẻ tốt nghiệp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với thành tích học tập xuất sắc là một trong số ít sinh viên được giữ lại làm cán bộ kĩ thuật tại vườn ươm của nhà trường. Nhưng với niềm đam mê phát triển kinh tế Thắm xin nghỉ việc tại trường về quê vận động bố mẹ chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu sang trồng hoa.
Nhiều giống hoa quý được chính tay Thắm chiết, ghép, nhân giống như: hồng cổ Sapa, văn khôi...đã sinh trưởng và phát triển tốt, hoa nở đúng vào dịp lễ, tết nhu cầu thị trường cần nên sức tiêu thụ mạnh, cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 – 4 lần trồng lúa. Trong các dịp lễ, tết mỗi ngày vườn hoa của cô kỹ sư trẻ cho doanh thu trên chục triệu đồng.
Mới đây nhất mô hình “Trồng Lan kim tuyến - ứng dụng công nghệ nhà màng” của đoàn viên Nông Thị Thắm, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên có diện tích 500m2, với tổng kinh phí xây dựng 183 triệu đồng được Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ Trung ương đoàn hỗ trợ các hạng mục như: Hệ thống tưới nhỏ giọt (bộ điều khiển, ống HDPE, thiết bị lọc, dây, đầu tưới, béc phun); hệ thống máy bơm nước; Mô hình “Trồng Lan kim tuyến - ứng dụng công nghệ nhà màng” của đoàn viên Nông Thị Thắm với diện tích 500m2 một năm sản xuất được: 350 kg tươi /10.000 khóm (30.000 cây) với giá bán trên thị trường thế giới hiện nay từ 200 - 300USD/kg cây tươi và 3.000 – 3.200USD/kg cây khô với tổng giá trị đạt trên 400 triệu đồng.
Đây là một trong những dự án khởi nghiệp của đoàn viên trên địa bàn tỉnh được Tỉnh đoàn Yên Bái đề nghị Trung tâm phát triển Khoa học công nghệ (KHCN) và tài năng trẻ Trung ương Đoàn hỗ trợ, tại diễn đàn Diễn đàn thanh niên, học sinh, sinh viên khởi nghiệp năm 2018 do Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức.
Trong 5 năm qua, Hội LHTN Yên Bái đã hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng mới 422 mô hình kinh tế, nâng tổng số mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ trong toàn tỉnh lên 1.088 mô hình, tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động trẻ. Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh Yên Bái có 91 câu lạc bộ thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế. Nhiều thanh niên đã đổi đời nhờ mô hình 'Thanh niên giúp nhau làm kinh tế' do Hội LHTN VN tỉnh Yên Bái phát động và triển khai hiệu quả.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh -Trong nhiệm kỳ qua, các cấp bộ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Yên Bái luôn khẳng định vai trò, vị trí của mình, ra sức thi đua học tập, sáng tạo, lập thân lập nghiệp, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, phát huy phẩm chất tốt đẹp của tuổi trẻ, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Yên Bái khóa IV, nhiệm kỳ 2014 - 2019.Từ việc triển khai cuộc vận động “Thanh niên Yên Bái giúp nhau làm kinh tế” đồng bộ phù hợp với từng địa phương đơn vị đến nay phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp phát triển kinh tế trong đoàn viên thanh niên đạt được những thành quả rõ nét xuất hiện nhiều mô hình, gương thanh niên phát triển kinh tế tiêu biểu như: Mô hình phát triển kinh tế của đoàn viên Phạm Hải Chiều – xã Lâm Thượng huyện Lục Yên với mô hình nuôi thỏ. Từ năm 2010 đến nay Phạm Hải Chiều đã có trang trại quy mô 2.000 con thỏ thịt mạng lại thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng. Đồng thời làm chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh niên Lâm Thượng với 15 thành viên. Đây là một trong những mô hình hợp tác xã rất hiệu quả liên kết các mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ tại xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên.
Mô hình kinh tế gồm trồng rừng, kết hợp với trồng cây dược liệu và nuôi lợn rừng của đoàn viên Hờ A Sênh và Hờ A Chở, dân tộc Mông, thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên. Đây là mô hình được Tỉnh đoàn Yên Bái, Hội Doanh nhân trẻ hỗ trợ với vốn khởi đầu là 300 triệu đồng. Với số tiền hỗ trợ 300 triệu đồng, Hờ A Sênh được hướng dẫn kỹ thuật trồng cây gáo vàng, dược liệu, chăn nuôi lợn và hươu nhung. Sau một năm thực hiện dự án, diện tích gần 1 ha đất đồi hoang đã được Hờ A Sênh và Hờ A Chở phủ xanh bởi 400 gốc cây gáo vàng, 2.000 gốc sa nhân, 6 tạ gốc nghệ giống, 30 con lợn và 2 cặp hươu nhung. Năm đầu tiên cho thu nhập 80 triệu đồng. Toàn bộ sản phẩm đầu ra của mô hình này đã được các doanh nghiệp đăng ký thu mua. Dự án có ý nghĩa đặc biệt, góp phần làm thay đổi đời sống của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hồng Ca nói riêng và các địa phương trên toàn tỉnh nói chung. Thành công của dự án tạo sức lan tỏa, thu hút đoàn viên thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương, tạo thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, tạo động lực giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Đây là mô hình khởi nghiệp đầu tiên dành cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái với mục đích hỗ trợ, thúc đẩy, khích lệ cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên vùng dân tộc thiểu số khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương.
Mô hình “Ứng dụng khoa học công nghệ trồng cây Lan Kim Tuyến trong nhà màng” của đoàn viên Nông Thị Thắm, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên. Là một nữ đoàn viên trẻ tốt nghiệp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với thành tích học tập xuất sắc là một trong số ít sinh viên được giữ lại làm cán bộ kĩ thuật tại vườn ươm của nhà trường. Nhưng với niềm đam mê phát triển kinh tế Thắm xin nghỉ việc tại trường về quê vận động bố mẹ chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu sang trồng hoa.
Nhiều giống hoa quý được chính tay Thắm chiết, ghép, nhân giống như: hồng cổ Sapa, văn khôi...đã sinh trưởng và phát triển tốt, hoa nở đúng vào dịp lễ, tết nhu cầu thị trường cần nên sức tiêu thụ mạnh, cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 – 4 lần trồng lúa. Trong các dịp lễ, tết mỗi ngày vườn hoa của cô kỹ sư trẻ cho doanh thu trên chục triệu đồng.
Mới đây nhất mô hình “Trồng Lan kim tuyến - ứng dụng công nghệ nhà màng” của đoàn viên Nông Thị Thắm, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên có diện tích 500m2, với tổng kinh phí xây dựng 183 triệu đồng được Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ Trung ương đoàn hỗ trợ các hạng mục như: Hệ thống tưới nhỏ giọt (bộ điều khiển, ống HDPE, thiết bị lọc, dây, đầu tưới, béc phun); hệ thống máy bơm nước; Mô hình “Trồng Lan kim tuyến - ứng dụng công nghệ nhà màng” của đoàn viên Nông Thị Thắm với diện tích 500m2 một năm sản xuất được: 350 kg tươi /10.000 khóm (30.000 cây) với giá bán trên thị trường thế giới hiện nay từ 200 - 300USD/kg cây tươi và 3.000 – 3.200USD/kg cây khô với tổng giá trị đạt trên 400 triệu đồng.
Đây là một trong những dự án khởi nghiệp của đoàn viên trên địa bàn tỉnh được Tỉnh đoàn Yên Bái đề nghị Trung tâm phát triển Khoa học công nghệ (KHCN) và tài năng trẻ Trung ương Đoàn hỗ trợ, tại diễn đàn Diễn đàn thanh niên, học sinh, sinh viên khởi nghiệp năm 2018 do Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức.
Trong 5 năm qua, Hội LHTN Yên Bái đã hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng mới 422 mô hình kinh tế, nâng tổng số mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ trong toàn tỉnh lên 1.088 mô hình, tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động trẻ. Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh Yên Bái có 91 câu lạc bộ thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế. Nhiều thanh niên đã đổi đời nhờ mô hình 'Thanh niên giúp nhau làm kinh tế' do Hội LHTN VN tỉnh Yên Bái phát động và triển khai hiệu quả.