CTTĐT - Ngày 19/4/2019, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 131 về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) năm 2019, theo đó, tỉnh đề ra mục tiêu giảm 5,8% (11.869 hộ) hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo cuối năm giảm còn 11,88%. Để đạt mục tiêu này, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia.
Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch 131 của Tỉnh ủy, 100% huyện, thị, thành phố và xã, phường, thị trấn đã ban hành kế hoạch giảm nghèo tại địa phương mình.
Theo Kế hoạch, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các đảng bộ, sở, ngành được phân công thực hiện hiệu quả các mục tiêu định kỳ báo cáo tại kỳ họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thủ trưởng các ban, sở, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức hội đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ thoát nghèo theo chỉ tiêu. Đối với các địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu rộng về mục tiêu kế hoạch; xây dựng kế hoạch chi tiết và phương án thoát nghèo tại từng thôn, bản, tổ dân phố, từng hộ… Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch 131 của Tỉnh ủy, 100% huyện, thị, thành phố và xã, phường, thị trấn đã ban hành kế hoạch giảm nghèo tại địa phương mình.
Đến hết tháng 7/2019, đã có 62/68 sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh triển khai nhiều cuộc làm việc với cấp ủy và chính quyền các xã được tỉnh phân công phụ trách để rà soát, thống nhất danh sách và xác định từng tiêu chí thiếu hụt của các hộ nghèo, đề ra các biện pháp, lộ trình cụ thể để hỗ trợ người dân thoát nghèo cho địa phương. Nhiều sở, ban, ngành đã vận động cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh giúp đỡ các hộ nghèo.
Được tỉnh phân công phụ trách giúp đỡ xã Minh An, huyện Văn Chấn, đồng chí Hoàng Thị Chanh - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh cho biết: "Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã kịp thời triển khai các nội dung, kế hoạch cụ thể theo Chương trình hành động 144 và Kế hoạch 131 của Tỉnh ủy. Đảng ủy đã huy động được 50 suất quà trị giá 50 triệu đồng cho 50 hộ nghèo, trong đó hỗ trợ 7 hộ xây dựng công trình vệ sinh, hỗ trợ con giống cho 13 hộ để phát triển chăn nuôi và hỗ trợ cây quế giống cho 30 hộ”. Yên Bái huy động tổng kinh phí trên 5.440 tỷ đồng cho mục tiêu giảm nghèo bền vững, trong đó: ngân sách Trung ương là 1.621 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 29,81%; ngân sách địa phương trên 367 tỷ đồng, chiếm tỷ 6,76%; vốn vay tín dụng ưu đãi 3.000 tỷ đồng, chiếm 55,14%...
Chương trình 30a tại 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, năm 2019, Trung ương bố trí trên 136 tỷ đồng, gồm: vốn đầu tư phát triển trên 115 tỷ đồng, đã bố trí thu hồi vốn ứng trước của 10 công trình (5 công trình thủy lợi, 3 công trình giao thông và 2 công trình cấp nước) kinh phí 10,9 tỷ đồng; cấp vốn cho 12 công trình chuyển tiếp (3 công trình giao thông, 8 công trình thủy lợi, 1 công trình nước sạch), kinh phí 25,7 tỷ đồng; đầu tư mới 18 công trình (11 công trình giao thông, 7 công trình thủy lợi), kinh phí 78,4 tỷ đồng. Các địa phương đã nhận 20,9 tỷ đồng vốn sự nghiệp để duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư là 3,5 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo là 16,1 tỷ đồng; hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 1,2 tỷ đồng.
Đối với Chương trình 135, tổng vốn trên 161,1 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển trên 118,3 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là trên 42,7 tỷ đồng), đã dành trên 89,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng 113 công trình tại các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK); 8,4 tỷ đồng duy tu bảo dưỡng các công trình; 29,8 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản ĐBKK... Ngoài ra, các địa phương đã triển khai Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo với số vốn 2,1 tỷ đồng... Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều công trình được xây dựng đã tạo điều kiện cho bà con đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế.
Trong 6 tháng đầu năm, đã có 4.629 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, với doanh số cho vay trên 212 tỷ đồng, mức vay bình quân đạt trên 45,8 triệu đồng/hộ. Có 952 hộ được hỗ trợ theo chương trình của Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg (Chương trình 167, giai đoạn 2), mức hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ. Bên cạnh đó, Quỹ "Vì người nghèo” tỉnh Yên Bái đã cấp 900 triệu đồng để hỗ trợ làm 60 nhà ở cho hộ nghèo tại 8 huyện, thị xã trong tỉnh, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ. Tỉnh đã thực hiện mua và cấp 537.379 thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng là người nghèo, người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... Đồng thời, thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi; chính sách đối với học sinh bán trú và trường bán trú trên địa bàn tỉnh với kinh phí thực hiện cả năm 2019 là trên 271 tỷ đồng; đầu tư xây dựng trường, lớp học trên 156 tỷ đồng.
Cùng chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh còn nhận được sự hỗ trợ từ các dự án NGO, ODA. Song song thực hiện các chính sách giảm nghèo, hiện 100% đối tượng bảo trợ xã hội đều được cấp thẻ BHYT theo quy định với kinh phí thực hiện chi trả trợ cấp 6 tháng ước đạt trên 60 tỷ đồng. Tỉnh còn thực hiện quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng 93 đối tượng tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh...
Để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trong 7 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho 13.423/20.500 lao động (đạt 65,47% kế hoạch năm 2019); tuyển mới đào tạo cho 17.265/ 30.000 người (đạt 57,6% so với kế hoạch). Đã có thêm 3.737/5.300 người chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 70,5% so với kế hoạch).
Ông Hoàng Quốc Lập ở thôn Khánh Ngoài, xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên chia sẻ: "Được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình tôi đã làm được nhà mới trị giá trên 200 triệu đồng và đã đủ điều kiện thoát nghèo. Người dân chúng tôi rất cảm ơn Đảng, Nhà nước!”.
Huyện Mù Cang Chải được giao thực hiện giảm 8,5% số hộ nghèo, theo Kế hoạch 131, tuy nhiên qua 6 tháng đã thu được nhiều kết quả. Đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy cho biết: "Trên tinh thần kế hoạch giao, huyện phấn đấu giảm 8,74%, tương ứng với 1.065 hộ nghèo, tăng 0,24% so với kế hoạch. Đồng thời, huyện phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh được giao phụ trách các xã tuyên truyền, vận động giúp đỡ thêm 363 hộ nghèo thoát nghèo gắn với xây dựng 2 bản/xã thực hiện điểm về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, qua rà soát, đã có 481 hộ đủ điều kiện thoát nghèo, đạt 46,4% kế hoạch tỉnh giao. Với tiến độ này, chắc chắn huyện sẽ hoàn thành kế hoạch trong năm”.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 19/4/2019, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 131 về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) năm 2019, theo đó, tỉnh đề ra mục tiêu giảm 5,8% (11.869 hộ) hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo cuối năm giảm còn 11,88%. Để đạt mục tiêu này, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia. Theo Kế hoạch, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các đảng bộ, sở, ngành được phân công thực hiện hiệu quả các mục tiêu định kỳ báo cáo tại kỳ họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thủ trưởng các ban, sở, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức hội đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ thoát nghèo theo chỉ tiêu. Đối với các địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu rộng về mục tiêu kế hoạch; xây dựng kế hoạch chi tiết và phương án thoát nghèo tại từng thôn, bản, tổ dân phố, từng hộ… Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch 131 của Tỉnh ủy, 100% huyện, thị, thành phố và xã, phường, thị trấn đã ban hành kế hoạch giảm nghèo tại địa phương mình.
Đến hết tháng 7/2019, đã có 62/68 sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh triển khai nhiều cuộc làm việc với cấp ủy và chính quyền các xã được tỉnh phân công phụ trách để rà soát, thống nhất danh sách và xác định từng tiêu chí thiếu hụt của các hộ nghèo, đề ra các biện pháp, lộ trình cụ thể để hỗ trợ người dân thoát nghèo cho địa phương. Nhiều sở, ban, ngành đã vận động cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh giúp đỡ các hộ nghèo.
Được tỉnh phân công phụ trách giúp đỡ xã Minh An, huyện Văn Chấn, đồng chí Hoàng Thị Chanh - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh cho biết: "Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã kịp thời triển khai các nội dung, kế hoạch cụ thể theo Chương trình hành động 144 và Kế hoạch 131 của Tỉnh ủy. Đảng ủy đã huy động được 50 suất quà trị giá 50 triệu đồng cho 50 hộ nghèo, trong đó hỗ trợ 7 hộ xây dựng công trình vệ sinh, hỗ trợ con giống cho 13 hộ để phát triển chăn nuôi và hỗ trợ cây quế giống cho 30 hộ”. Yên Bái huy động tổng kinh phí trên 5.440 tỷ đồng cho mục tiêu giảm nghèo bền vững, trong đó: ngân sách Trung ương là 1.621 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 29,81%; ngân sách địa phương trên 367 tỷ đồng, chiếm tỷ 6,76%; vốn vay tín dụng ưu đãi 3.000 tỷ đồng, chiếm 55,14%...
Chương trình 30a tại 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, năm 2019, Trung ương bố trí trên 136 tỷ đồng, gồm: vốn đầu tư phát triển trên 115 tỷ đồng, đã bố trí thu hồi vốn ứng trước của 10 công trình (5 công trình thủy lợi, 3 công trình giao thông và 2 công trình cấp nước) kinh phí 10,9 tỷ đồng; cấp vốn cho 12 công trình chuyển tiếp (3 công trình giao thông, 8 công trình thủy lợi, 1 công trình nước sạch), kinh phí 25,7 tỷ đồng; đầu tư mới 18 công trình (11 công trình giao thông, 7 công trình thủy lợi), kinh phí 78,4 tỷ đồng. Các địa phương đã nhận 20,9 tỷ đồng vốn sự nghiệp để duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư là 3,5 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo là 16,1 tỷ đồng; hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 1,2 tỷ đồng.
Đối với Chương trình 135, tổng vốn trên 161,1 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển trên 118,3 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là trên 42,7 tỷ đồng), đã dành trên 89,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng 113 công trình tại các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK); 8,4 tỷ đồng duy tu bảo dưỡng các công trình; 29,8 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản ĐBKK... Ngoài ra, các địa phương đã triển khai Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo với số vốn 2,1 tỷ đồng... Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều công trình được xây dựng đã tạo điều kiện cho bà con đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế.
Trong 6 tháng đầu năm, đã có 4.629 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, với doanh số cho vay trên 212 tỷ đồng, mức vay bình quân đạt trên 45,8 triệu đồng/hộ. Có 952 hộ được hỗ trợ theo chương trình của Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg (Chương trình 167, giai đoạn 2), mức hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ. Bên cạnh đó, Quỹ "Vì người nghèo” tỉnh Yên Bái đã cấp 900 triệu đồng để hỗ trợ làm 60 nhà ở cho hộ nghèo tại 8 huyện, thị xã trong tỉnh, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ. Tỉnh đã thực hiện mua và cấp 537.379 thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng là người nghèo, người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... Đồng thời, thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi; chính sách đối với học sinh bán trú và trường bán trú trên địa bàn tỉnh với kinh phí thực hiện cả năm 2019 là trên 271 tỷ đồng; đầu tư xây dựng trường, lớp học trên 156 tỷ đồng.
Cùng chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh còn nhận được sự hỗ trợ từ các dự án NGO, ODA. Song song thực hiện các chính sách giảm nghèo, hiện 100% đối tượng bảo trợ xã hội đều được cấp thẻ BHYT theo quy định với kinh phí thực hiện chi trả trợ cấp 6 tháng ước đạt trên 60 tỷ đồng. Tỉnh còn thực hiện quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng 93 đối tượng tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh...
Để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trong 7 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho 13.423/20.500 lao động (đạt 65,47% kế hoạch năm 2019); tuyển mới đào tạo cho 17.265/ 30.000 người (đạt 57,6% so với kế hoạch). Đã có thêm 3.737/5.300 người chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 70,5% so với kế hoạch).
Ông Hoàng Quốc Lập ở thôn Khánh Ngoài, xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên chia sẻ: "Được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình tôi đã làm được nhà mới trị giá trên 200 triệu đồng và đã đủ điều kiện thoát nghèo. Người dân chúng tôi rất cảm ơn Đảng, Nhà nước!”.
Huyện Mù Cang Chải được giao thực hiện giảm 8,5% số hộ nghèo, theo Kế hoạch 131, tuy nhiên qua 6 tháng đã thu được nhiều kết quả. Đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy cho biết: "Trên tinh thần kế hoạch giao, huyện phấn đấu giảm 8,74%, tương ứng với 1.065 hộ nghèo, tăng 0,24% so với kế hoạch. Đồng thời, huyện phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh được giao phụ trách các xã tuyên truyền, vận động giúp đỡ thêm 363 hộ nghèo thoát nghèo gắn với xây dựng 2 bản/xã thực hiện điểm về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, qua rà soát, đã có 481 hộ đủ điều kiện thoát nghèo, đạt 46,4% kế hoạch tỉnh giao. Với tiến độ này, chắc chắn huyện sẽ hoàn thành kế hoạch trong năm”.