CTTĐT - Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Sau khi Chỉ thị được ban hành, Tỉnh ủy Yên Bái đã nhanh chóng ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện, coi đó là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên.
Giai đoạn 2014 - 2019, NHCSXH tỉnh đã cho 129.176 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn với doanh số 3.850 tỷ đồng.
Yên Bái là tỉnh còn khó khăn nên nhu cầu vốn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới rất lớn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban đại diện HĐQT NHCSXH trình ngân hàng cấp trên bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đến ngày 30/6/2019, nguồn vốn từ NHCSXH Trung ương cấp đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 1.278 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2014.
Giai đoạn 2014 - 2019, NHCSXH tỉnh đã cho 129.176 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn với doanh số 3.850 tỷ đồng. Đến ngày 30/6/2019, trên địa bàn tỉnh đang triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách; 84.000 hộ gia đình vay vốn với tổng dư nợ 2.994 tỷ đồng. Trong đó, riêng dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm trên 60% tổng dư nợ. Tỷ trọng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình chiếm 86,5%, vốn đầu tư vào các chương trình an sinh xã hội chiếm 13,5%. Trong 05 năm qua, các khách hàng vay vốn đã đầu tư, chăm sóc, cải tạo, trồng mới 53.094ha rừng, 3.226ha chè, 408ha cây ăn quả; mua 49.909 con trâu, bò và 40.68 con lợn, 66.322 con giống gia súc, gia cầm khác; mở rộng hàng chục nghìn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ; làm mới và cải tạo 53.508 công trình nước sạch và công trình vệ sinh cho hộ dân ở khu vực nông thôn; 1.595 HSSV được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ 2.404 hộ nghèo làm nhà ở; tạo thêm 5.446 việc làm mới cho người lao động. Vốn tín dụng ưu đãi thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo… Từ đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh mỗi năm từ 3% - 4%, mức sống bình quân của hộ nghèo cũng nâng lên so với trước.
Trong các mục tiêu định hướng đến năm 2030, có các nhóm mục tiêu liên quan mật thiết đến các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đó là: tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 78%; bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 18.000 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 4%, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%…
Để đạt được các mục tiêu đề ra, một trong những giải pháp quan trọng là tranh thủ sự quan tâm của Chính phủ nói chung, nguồn lực giảm nghèo nói riêng mà tín dụng chính sách là có vai trò quan trọng. Trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các Ban, ngành, đoàn thể, Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp cần tiếp tục quán triệt, cụ thể hoá tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40; tăng cường tập trung các nguồn vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước để đầu tư dưới hình thức tín dụng, hạn chế hình thức cấp phát, cho không; hàng năm trích một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
Cùng đó, lồng ghép các dự án phát triển kinh tế, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao KHKT với tín dụng chính sách để nâng cao hiệu quả nguồn vốn; rà soát, lập danh sách đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của người vay đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại cơ sở.
Để trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Yên Bái xác định phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển nguồn lực con người, cải thiện và nâng cao mức sống của các tầng lớp nhân dân, giảm dần chênh lệch về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội giữa các khu vực trong tỉnh.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Sau khi Chỉ thị được ban hành, Tỉnh ủy Yên Bái đã nhanh chóng ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện, coi đó là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên. Yên Bái là tỉnh còn khó khăn nên nhu cầu vốn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới rất lớn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban đại diện HĐQT NHCSXH trình ngân hàng cấp trên bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đến ngày 30/6/2019, nguồn vốn từ NHCSXH Trung ương cấp đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 1.278 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2014.
Giai đoạn 2014 - 2019, NHCSXH tỉnh đã cho 129.176 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn với doanh số 3.850 tỷ đồng. Đến ngày 30/6/2019, trên địa bàn tỉnh đang triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách; 84.000 hộ gia đình vay vốn với tổng dư nợ 2.994 tỷ đồng. Trong đó, riêng dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm trên 60% tổng dư nợ. Tỷ trọng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình chiếm 86,5%, vốn đầu tư vào các chương trình an sinh xã hội chiếm 13,5%. Trong 05 năm qua, các khách hàng vay vốn đã đầu tư, chăm sóc, cải tạo, trồng mới 53.094ha rừng, 3.226ha chè, 408ha cây ăn quả; mua 49.909 con trâu, bò và 40.68 con lợn, 66.322 con giống gia súc, gia cầm khác; mở rộng hàng chục nghìn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ; làm mới và cải tạo 53.508 công trình nước sạch và công trình vệ sinh cho hộ dân ở khu vực nông thôn; 1.595 HSSV được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ 2.404 hộ nghèo làm nhà ở; tạo thêm 5.446 việc làm mới cho người lao động. Vốn tín dụng ưu đãi thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo… Từ đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh mỗi năm từ 3% - 4%, mức sống bình quân của hộ nghèo cũng nâng lên so với trước.
Trong các mục tiêu định hướng đến năm 2030, có các nhóm mục tiêu liên quan mật thiết đến các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đó là: tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 78%; bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 18.000 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 4%, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%…
Để đạt được các mục tiêu đề ra, một trong những giải pháp quan trọng là tranh thủ sự quan tâm của Chính phủ nói chung, nguồn lực giảm nghèo nói riêng mà tín dụng chính sách là có vai trò quan trọng. Trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các Ban, ngành, đoàn thể, Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp cần tiếp tục quán triệt, cụ thể hoá tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40; tăng cường tập trung các nguồn vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước để đầu tư dưới hình thức tín dụng, hạn chế hình thức cấp phát, cho không; hàng năm trích một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
Cùng đó, lồng ghép các dự án phát triển kinh tế, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao KHKT với tín dụng chính sách để nâng cao hiệu quả nguồn vốn; rà soát, lập danh sách đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của người vay đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại cơ sở.
Để trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Yên Bái xác định phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển nguồn lực con người, cải thiện và nâng cao mức sống của các tầng lớp nhân dân, giảm dần chênh lệch về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội giữa các khu vực trong tỉnh.