CTTĐT - Giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Yên Bái quan tâm thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) giúp cho diện mạo nông thôn vùng khó khăn được thay đổi, đường sá đi lại thuận lợi hơn rất nhiều, các cơ sở trường học, trạm xá.... được nâng cấp và xây mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, chấm dứt được tình trạng đói kinh niên.
Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực DTTS, MN được triển khai tại tỉnh đã giúp người dân vượt qua khó khăn, đặc biệt là khi gặp thiên tai, bão lũ
Theo đó, tổng vốn bố trí cho hai huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải là 225,982 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 129,328 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 96,654 tỷ đồng). Kết quả tỉnh Yên Bái đã đầu tư xây dựng tại 2 huyện nghèo được 25 công trình cơ sở hạ tầng, với kinh phí 129,328 tỷ đồng; duy tu bảo dưỡng được 25 công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, xuống cấp, với kinh phí 12,986 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo (hàng năm đã hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ trên 46.533 ha rừng các loại; hỗ trợ trên 126.500 liều vácxin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, hỗ trợ giống, phân bón chuyển đổi cơ cấu cây trồng… ) với kinh phí 80,650 tỷ đồng; hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu lao động, đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ cán bộ cơ sở với kinh phí 3,018 tỷ đồng.
Từ kết quả trên cho thấy trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, diện mạo nông thôn vùng khó khăn được thay đổi, đường sá đi lại thuận lợi hơn rất nhiều, các cơ sở trường học, trạm xá... được nâng cấp và xây mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, chấm dứt được tình trạng đói kinh niên.
Nguồn lực thực hiện Đề án 30a của hai huyện nghèo của tỉnh tập trung đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực hỗ trợ trực tiếp cho người dân nâng cao thu nhập, đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, y tế... Các chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn huyện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và cơ sở, góp phần làm thay đổi phương pháp sản xuất đối với người dân tộc thiểu số, bước đầu đã có sản xuất hàng hoá và tạo thu nhập tốt hơn.
Đối với các xã đặc biệt khó khăn và các thôn, bản đặc biệt khó khăn (của tiểu dự án 1, Dự án 2), các chương trình, dự án triển khai nhận được sự đồng tình, ủng hộ của chính quyền địa phương và người dân, đặc biệt là người dân nghèo vùng khó khăn là đối tượng trực tiếp được hưởng lợi. Chủ trương đầu tư thực hiện các chương trình, dự án rất phù hợp với tâm tư nguyện vọng và mong muốn của nhân dân, được nhân dân tin tưởng, phấn khởi và đồng tình ủng hộ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thi công các công trình và hạng mục công trình tại địa phương.
Theo đó, Chương trình 135 được đầu tư, hỗ trợ đều phát huy hiệu quả. Tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn bản ĐBKK với số vốn 114.250 triệu đồng trong đó số công trình khởi công mới 164 công trình, số công trình chuyển tiếp 42 công trình; số công trình duy tu bảo dưỡng 87 công trình (đầu tư xây dựng mở mới được 103 công trình giao thông; 37 công trình thuỷ lợi; ngoài ra còn đầu tư và sửa chữa các hạng mục như: Trường học, Nước sinh hoạt, Y tế, chợ, nhà sinh hoạt cộng đồng...). Nhờ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, đa số đường giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học… được tăng thêm tạo điều kiện cho nhân dân trong việc đi lại, giao lưu, buôn bán, trao đổi sản xuất hàng hoá, thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường... góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và bộ mặt nông thôn các xã trong tỉnh.
Tuy nhiên, năng lực quản lý, điều hành Chương trình giảm nghèo bền vững cấp huyện, xã nhìn chung còn hạn chế, nhất là cấp xã, do vậy công tác chỉ đạo Chương trình giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các huyện nghèo, vùng cao, địa hình phức tạp, hay xảy ra thiên tai lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại kéo dài; vì vậy công trình đầu tư xây dựng hay bị hỏng hóc, nhanh xuống cấp, hiệu quả sử dụng kém; tác động tiêu cực đến quá trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư và kết quả sản xuất của nhân dân. Một số xã chưa thực sự quan tâm đến tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, tỷ lệ bố trí vốn phần lớn dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng lại đầu tư thiếu tập trung, còn dàn trải. Nguồn vốn Trung ương cấp thường chậm và thiếu so với định mức và thực tiễn đang đặt ra tại các xã vùng thực hiện CT 135. Chưa thực hiện áp dụng cơ chế đặc thù đối với các công trình CSHT theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ do vướng mắc về tỷ lệ đóng góp của người dân và quy định về thiết kế mẫu. Nhận thức của một số bộ phận người dân tộc thiểu số nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế, tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn phổ biến.
Song những thành tựu mà tỉnh Yên Bái gặt hái được trong 3 năm triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực DTTS, MN đã cho thấy chủ trương, chính sách đúng đắn, thiết thực của Đảng và Nhà nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn, thành thị và miền núi, đặc biệt là người dân các xã vùng cao, miền núi được hưởng lợi vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Yên Bái quan tâm thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) giúp cho diện mạo nông thôn vùng khó khăn được thay đổi, đường sá đi lại thuận lợi hơn rất nhiều, các cơ sở trường học, trạm xá.... được nâng cấp và xây mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, chấm dứt được tình trạng đói kinh niên.Theo đó, tổng vốn bố trí cho hai huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải là 225,982 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 129,328 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 96,654 tỷ đồng). Kết quả tỉnh Yên Bái đã đầu tư xây dựng tại 2 huyện nghèo được 25 công trình cơ sở hạ tầng, với kinh phí 129,328 tỷ đồng; duy tu bảo dưỡng được 25 công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, xuống cấp, với kinh phí 12,986 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo (hàng năm đã hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ trên 46.533 ha rừng các loại; hỗ trợ trên 126.500 liều vácxin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, hỗ trợ giống, phân bón chuyển đổi cơ cấu cây trồng… ) với kinh phí 80,650 tỷ đồng; hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu lao động, đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ cán bộ cơ sở với kinh phí 3,018 tỷ đồng.
Từ kết quả trên cho thấy trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, diện mạo nông thôn vùng khó khăn được thay đổi, đường sá đi lại thuận lợi hơn rất nhiều, các cơ sở trường học, trạm xá... được nâng cấp và xây mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, chấm dứt được tình trạng đói kinh niên.
Nguồn lực thực hiện Đề án 30a của hai huyện nghèo của tỉnh tập trung đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực hỗ trợ trực tiếp cho người dân nâng cao thu nhập, đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, y tế... Các chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn huyện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và cơ sở, góp phần làm thay đổi phương pháp sản xuất đối với người dân tộc thiểu số, bước đầu đã có sản xuất hàng hoá và tạo thu nhập tốt hơn.
Đối với các xã đặc biệt khó khăn và các thôn, bản đặc biệt khó khăn (của tiểu dự án 1, Dự án 2), các chương trình, dự án triển khai nhận được sự đồng tình, ủng hộ của chính quyền địa phương và người dân, đặc biệt là người dân nghèo vùng khó khăn là đối tượng trực tiếp được hưởng lợi. Chủ trương đầu tư thực hiện các chương trình, dự án rất phù hợp với tâm tư nguyện vọng và mong muốn của nhân dân, được nhân dân tin tưởng, phấn khởi và đồng tình ủng hộ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thi công các công trình và hạng mục công trình tại địa phương.
Theo đó, Chương trình 135 được đầu tư, hỗ trợ đều phát huy hiệu quả. Tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn bản ĐBKK với số vốn 114.250 triệu đồng trong đó số công trình khởi công mới 164 công trình, số công trình chuyển tiếp 42 công trình; số công trình duy tu bảo dưỡng 87 công trình (đầu tư xây dựng mở mới được 103 công trình giao thông; 37 công trình thuỷ lợi; ngoài ra còn đầu tư và sửa chữa các hạng mục như: Trường học, Nước sinh hoạt, Y tế, chợ, nhà sinh hoạt cộng đồng...). Nhờ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, đa số đường giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học… được tăng thêm tạo điều kiện cho nhân dân trong việc đi lại, giao lưu, buôn bán, trao đổi sản xuất hàng hoá, thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường... góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và bộ mặt nông thôn các xã trong tỉnh.
Tuy nhiên, năng lực quản lý, điều hành Chương trình giảm nghèo bền vững cấp huyện, xã nhìn chung còn hạn chế, nhất là cấp xã, do vậy công tác chỉ đạo Chương trình giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các huyện nghèo, vùng cao, địa hình phức tạp, hay xảy ra thiên tai lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại kéo dài; vì vậy công trình đầu tư xây dựng hay bị hỏng hóc, nhanh xuống cấp, hiệu quả sử dụng kém; tác động tiêu cực đến quá trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư và kết quả sản xuất của nhân dân. Một số xã chưa thực sự quan tâm đến tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, tỷ lệ bố trí vốn phần lớn dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng lại đầu tư thiếu tập trung, còn dàn trải. Nguồn vốn Trung ương cấp thường chậm và thiếu so với định mức và thực tiễn đang đặt ra tại các xã vùng thực hiện CT 135. Chưa thực hiện áp dụng cơ chế đặc thù đối với các công trình CSHT theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ do vướng mắc về tỷ lệ đóng góp của người dân và quy định về thiết kế mẫu. Nhận thức của một số bộ phận người dân tộc thiểu số nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế, tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn phổ biến.
Song những thành tựu mà tỉnh Yên Bái gặt hái được trong 3 năm triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực DTTS, MN đã cho thấy chủ trương, chính sách đúng đắn, thiết thực của Đảng và Nhà nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn, thành thị và miền núi, đặc biệt là người dân các xã vùng cao, miền núi được hưởng lợi vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng./.