CTTĐT - Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Yên Bái đã triển khai chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (của Tiểu dự án 3, Chương trình 135) tại địa bàn và đạt được những kết quả bước đầu.
Nhiều hộ dân xã khó khăn tại Yên Bái đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá, biết kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm làm ra để có thu nhập ổn định
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu việc triển khai thực dự án nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở thuộc Chương trình 135 hàng năm tại tỉnh Yên Bái phải được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu của dự án, xuất phát từ nhu cầu thực tế của cơ sở và người dân để mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời phải truyền tải kịp thời các chế độ, chính sách đang thực hiện và những quy định mới, phương pháp tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình, chính sách giảm nghèo nói chung, Chương trình 135 nói riêng sát với tình hình thực tế của địa phương.
Giai đoạn 2016 - 2018, với tổng số vốn thực hiện 10.509 triệu đồng, tỉnh đã triển khai thực hiện mở được 06 Hội nghị tập huấn cho đối tượng là cán bộ xã với 345 học viên và 61 Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng với 3.410 học viên tại các huyện, thị xã, thành phố. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức 03 đoàn đi thăm quan, học tập trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Miền Tây Nam Bộ, các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc với 114 người.
Thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn giúp đội ngũ cán bộ cơ sở và cộng đồng có thêm kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực, trình độ để tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, tham gia quản lý, giám sát các công trình, dự án đầu tư tại địa phương, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Nhờ đó, nhận thức của nhân dân về công tác giảm nghèo đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực; nhóm hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp và nhóm hộ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá, biết kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm làm ra để có thu nhập, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Yên Bái đã triển khai chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (của Tiểu dự án 3, Chương trình 135) tại địa bàn và đạt được những kết quả bước đầu.Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu việc triển khai thực dự án nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở thuộc Chương trình 135 hàng năm tại tỉnh Yên Bái phải được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu của dự án, xuất phát từ nhu cầu thực tế của cơ sở và người dân để mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời phải truyền tải kịp thời các chế độ, chính sách đang thực hiện và những quy định mới, phương pháp tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình, chính sách giảm nghèo nói chung, Chương trình 135 nói riêng sát với tình hình thực tế của địa phương.
Giai đoạn 2016 - 2018, với tổng số vốn thực hiện 10.509 triệu đồng, tỉnh đã triển khai thực hiện mở được 06 Hội nghị tập huấn cho đối tượng là cán bộ xã với 345 học viên và 61 Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng với 3.410 học viên tại các huyện, thị xã, thành phố. Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức 03 đoàn đi thăm quan, học tập trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Miền Tây Nam Bộ, các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc với 114 người.
Thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn giúp đội ngũ cán bộ cơ sở và cộng đồng có thêm kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực, trình độ để tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, tham gia quản lý, giám sát các công trình, dự án đầu tư tại địa phương, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Nhờ đó, nhận thức của nhân dân về công tác giảm nghèo đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực; nhóm hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp và nhóm hộ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá, biết kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm làm ra để có thu nhập, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng./.