CTTĐT - 8 năm triển khai chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái (giai đoạn 2012 - 2018) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhiều mô hình giảm nghèo hay được nhân rộng, tập quán canh tác, chăn nuôi của đồng bào vùng cao Yên Bái cũng được thay đổi, người dân tập trung đầu tư sản xuất để vươn lên thoát nghèo và có tích luỹ.
Nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái được vay vốn phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo
Cụ thể, giai đoạn 2012 - 2015, tổng kinh phí đầu tư 89.032 triệu đồng. Trong đó: Hỗ trợ phát triển sản xuất, khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, khai hoang ruộng nước 83.817 triệu đồng; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông tin thị trường cho nhân dân 800 triệu đồng; hỗ trợ xuất khẩu lao động 1.742 triệu đồng; đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở 2.673 triệu đồng; giao khoán và bảo vệ 274.457 lượt ha rừng cho các hộ gia đình, đồng thời thực hiện hỗ trợ kinh phí theo chính sách hiện hành; hỗ trợ 5.135 ha giống lúa, ngô, phân bón cho các hộ dân giúp thực hiện tốt công tác bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi đúng hướng, tập trung phát triển những cây trồng vật nuôi có năng suất, hiệu quả kinh tế cao; hỗ trợ một lần cho 1.233 hộ nghèo để làm chuồng trại chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thủy sản....
Triển khai chính sách nhân rộng mô hình giảm nghèo, phát huy kết quả đã đạt được của dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo - chăn nuôi lợn nái cho hộ nghèo giai đoạn trước, từ năm 2012-2015, tỉnh đã triển khai thực hiện 01 mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản, dự án được thực hiện và nhân rộng tại 27 xã thuộc 06 huyện, thị xã của tỉnh (Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ). Tổng số 695 hộ nghèo tham gia, mỗi hộ được hỗ trợ kinh phí để mua 01 con lợn nái giống và một phần thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, phối giống.
Bước sang giai đoạn 2016 - 2018, đối với các huyện nghèo (theo tiểu dự án 3, Dự án 1), tổng kinh phí đầu tư là 81.049 triệu đồng (nguồn vốn trung ương). Yên Bái đã giao khoán và bảo vệ 128.155 lượt ha rừng cho 23.282 lượt hộ gia đình, đồng thời thực hiện hỗ trợ kinh phí theo chính sách hiện hành. Việc giao khoán và bảo vệ rừng cho các hộ gia đình đã góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Hỗ trợ 201,13 tấn giống lúa lai, ngô lai; 1.510,39 tấn phân bón cho 62.287 hộ dân giúp thực hiện tốt công tác bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi đúng hướng, tập trung phát triển những cây trồng vật nuôi có năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy tập quán canh tác, chăn nuôi của đồng bào vùng cao cũng được thay đổi, người dân tập trung đầu tư sản xuất để vươn lên thoát nghèo và có tích luỹ.
Đối với các xã đặc biệt khó khăn và các thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh (Tiểu dự án 2, Dự án 2), với tổng số vốn thực hiện 85.898 triệu đồng được triển khai hỗ trợ giống cây lương thực, cây ăn quả, giống vật nuôi, chuồng trại, máy móc thiết bị và phân bón các loại... Về chính sách nhân rộng mô hình giảm nghèo, người dân được hỗ trợ nhiều loại công cụ máy móc, vật nuôi, cây trồng, vật tư sản xuất... phục vụ lao động sản xuất. Bên cạnh đó người dân được tham gia trực tiếp vào các mô hình sản xuất, được tiếp cận với các mô hình sản xuất tiên tiến, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, biết áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, ổn định thu nhập, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Công tác điều tra khảo sát lựa chọn mô hình để thực hiện đã được quan tâm tổ chức họp bàn lấy ý kiến của người dân vì vậy đã lựa chọn được loại hình phù hợp để đầu tư sản xuất, các hộ tham gia tiếp tục nhân rộng hỗ trợ cho các hộ nghèo khác.Trong quá trình họp, khảo sát chọn hộ, các xã đã đảm bảo được tính khách quan, dân chủ nên đã được các hộ dân trong địa bàn ủng hộ hưởng ứng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn trong thời gian qua còn có một số hạn chế, khó khăn đó là: Lựa chọn một số mô hình hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả. Chưa tiến hành điều tra đánh giá một cách toàn diện hiệu quả các mô hình hỗ trợ. Việc phân bổ nguồn vốn còn bất cập, văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn chưa rõ ràng dẫn đến việc giải ngân chậm. Một số chính sách hỗ trợ nhỏ lẻ, mức hỗ trợ thấp, một số bộ phận người dân còn trông chờ ỉ lại chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo dẫn đến việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn hiệu quả chưa cao.
Giải pháp đưa ra trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh nâng cao nhận thức cho người dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại Nhà nước, tạo sự chủ động, phấn đấu vươn lên thoát nghèo; tiếp tục hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; thường xuyên phổ biến cách làm hay, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, các gương sản xuất kinh doanh giỏi để nhân rộng nhằm giúp đỡ người nghèo, tạo cho họ ý thức vươn lên để thoát nghèo và nâng cao cuộc sống./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - 8 năm triển khai chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái (giai đoạn 2012 - 2018) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhiều mô hình giảm nghèo hay được nhân rộng, tập quán canh tác, chăn nuôi của đồng bào vùng cao Yên Bái cũng được thay đổi, người dân tập trung đầu tư sản xuất để vươn lên thoát nghèo và có tích luỹ.Cụ thể, giai đoạn 2012 - 2015, tổng kinh phí đầu tư 89.032 triệu đồng. Trong đó: Hỗ trợ phát triển sản xuất, khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, khai hoang ruộng nước 83.817 triệu đồng; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông tin thị trường cho nhân dân 800 triệu đồng; hỗ trợ xuất khẩu lao động 1.742 triệu đồng; đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở 2.673 triệu đồng; giao khoán và bảo vệ 274.457 lượt ha rừng cho các hộ gia đình, đồng thời thực hiện hỗ trợ kinh phí theo chính sách hiện hành; hỗ trợ 5.135 ha giống lúa, ngô, phân bón cho các hộ dân giúp thực hiện tốt công tác bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi đúng hướng, tập trung phát triển những cây trồng vật nuôi có năng suất, hiệu quả kinh tế cao; hỗ trợ một lần cho 1.233 hộ nghèo để làm chuồng trại chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thủy sản....
Triển khai chính sách nhân rộng mô hình giảm nghèo, phát huy kết quả đã đạt được của dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo - chăn nuôi lợn nái cho hộ nghèo giai đoạn trước, từ năm 2012-2015, tỉnh đã triển khai thực hiện 01 mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản, dự án được thực hiện và nhân rộng tại 27 xã thuộc 06 huyện, thị xã của tỉnh (Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ). Tổng số 695 hộ nghèo tham gia, mỗi hộ được hỗ trợ kinh phí để mua 01 con lợn nái giống và một phần thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, phối giống.
Bước sang giai đoạn 2016 - 2018, đối với các huyện nghèo (theo tiểu dự án 3, Dự án 1), tổng kinh phí đầu tư là 81.049 triệu đồng (nguồn vốn trung ương). Yên Bái đã giao khoán và bảo vệ 128.155 lượt ha rừng cho 23.282 lượt hộ gia đình, đồng thời thực hiện hỗ trợ kinh phí theo chính sách hiện hành. Việc giao khoán và bảo vệ rừng cho các hộ gia đình đã góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Hỗ trợ 201,13 tấn giống lúa lai, ngô lai; 1.510,39 tấn phân bón cho 62.287 hộ dân giúp thực hiện tốt công tác bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi đúng hướng, tập trung phát triển những cây trồng vật nuôi có năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy tập quán canh tác, chăn nuôi của đồng bào vùng cao cũng được thay đổi, người dân tập trung đầu tư sản xuất để vươn lên thoát nghèo và có tích luỹ.
Đối với các xã đặc biệt khó khăn và các thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh (Tiểu dự án 2, Dự án 2), với tổng số vốn thực hiện 85.898 triệu đồng được triển khai hỗ trợ giống cây lương thực, cây ăn quả, giống vật nuôi, chuồng trại, máy móc thiết bị và phân bón các loại... Về chính sách nhân rộng mô hình giảm nghèo, người dân được hỗ trợ nhiều loại công cụ máy móc, vật nuôi, cây trồng, vật tư sản xuất... phục vụ lao động sản xuất. Bên cạnh đó người dân được tham gia trực tiếp vào các mô hình sản xuất, được tiếp cận với các mô hình sản xuất tiên tiến, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, biết áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, ổn định thu nhập, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Công tác điều tra khảo sát lựa chọn mô hình để thực hiện đã được quan tâm tổ chức họp bàn lấy ý kiến của người dân vì vậy đã lựa chọn được loại hình phù hợp để đầu tư sản xuất, các hộ tham gia tiếp tục nhân rộng hỗ trợ cho các hộ nghèo khác.Trong quá trình họp, khảo sát chọn hộ, các xã đã đảm bảo được tính khách quan, dân chủ nên đã được các hộ dân trong địa bàn ủng hộ hưởng ứng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn trong thời gian qua còn có một số hạn chế, khó khăn đó là: Lựa chọn một số mô hình hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả. Chưa tiến hành điều tra đánh giá một cách toàn diện hiệu quả các mô hình hỗ trợ. Việc phân bổ nguồn vốn còn bất cập, văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn chưa rõ ràng dẫn đến việc giải ngân chậm. Một số chính sách hỗ trợ nhỏ lẻ, mức hỗ trợ thấp, một số bộ phận người dân còn trông chờ ỉ lại chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo dẫn đến việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn hiệu quả chưa cao.
Giải pháp đưa ra trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh nâng cao nhận thức cho người dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại Nhà nước, tạo sự chủ động, phấn đấu vươn lên thoát nghèo; tiếp tục hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; thường xuyên phổ biến cách làm hay, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, các gương sản xuất kinh doanh giỏi để nhân rộng nhằm giúp đỡ người nghèo, tạo cho họ ý thức vươn lên để thoát nghèo và nâng cao cuộc sống./.