CTTĐT - Những năm qua, với những chính sách hỗ trợ được triển khai, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xuất hiện nhiều hướng phát triển góp phần tích cực giảm nghèo, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân. Tuy nhiên, để hướng tới giảm nghèo bền vững đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị với chiến lược bài bản và có chiều sâu. Bên cạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, việc trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc là yếu tố mang tính sống còn đối với người dân các huyện vùng cao.
Nhờ trồng tre Bát độ mà nhiều hộ dân ở Yên Bái vươn lên thoát nghèo
Đối với tỉnh miền núi còn nghèo và khó khăn như Yên Bái, công tác giảm nghèo luôn được đặt lên hàng đầu. Quan điểm của tỉnh trong công cuộc xóa đói giảm nghèo chính là ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Khi hạ tầng giao thông được đồng bộ sẽ là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ năm 2016 đến nay, từ nguồn vốn của các chương trình như 135, xây dựng NTM..., tỉnh đã hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng. Qua đó, không những thay đổi diện mạo quê hương mà còn giúp người dân thuận tiện trong việc giao thương, sinh hoạt.
Hồng Ca là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, có gần 90% dân tộc Tày và Mông sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số đông nên trình độ dân trí còn thấp, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn lạc hậu. Trước kia, việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn, muốn xuống trung tâm xã phải mất gần nửa ngày đường. Từ khi được đầu tư, hỗ trợ xây dựng tuyến đường giao thông nối từ trung tâm xã Hồng Ca đến các thôn, bản, việc đi lại của bà con trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.
Anh Lương Văn Tưởng (thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca) chia sẻ, nhờ có sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước mà giờ đây nhiều con đường trong thôn bản xây dựng đã giúp bà con phát triển giao thương, trẻ em không còn ngại đến trường và bỏ học. Không những thế, với sự quan tâm của chính quyền địa phương, người nghèo đã được khám chữa bệnh, dùng nước sạch, có điện để thắp sáng, được tiếp cận với những kiến thức, thông tin, văn hóa của đời sống xã hội hiện đại.
Không chỉ ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, Yên Bái còn tập trung hỗ trợ bà con phát triển sản xuất. Từ đó, hình thành nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, đời sống người dân bước đầu được nâng lên. Anh Hà Văn Bảo (xã Hồng Ca, Trấn Yên) trước đây là một trong những hộ nghèo, kinh tế gia đình rất khó khăn. Năm 2014, gia đình anh được Nhà nước hỗ trợ giống, một phần phân bón, anh đã mạnh dạn chuyển toàn bộ gần 2ha đất đồi sang trồng tre măng bát độ và quế. Sau gần 4 năm, từ vườn măng và quế đã đem lại cho gia đình anh gần 70 triệu đồng. Kể từ khi có thu nhập, gia đình anh đã thoát nghèo và có điều kiện để nuôi con ăn học, mua sắm đồ điện tử…
Cũng giống như gia đình anh Bảo, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có hàng nghìn hộ vươn lên thoát nghèo. Nếu như năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Yên Bái là 21,97% thì hết năm 2018, con số này chỉ còn 17,68%, giảm 4,29%. Đó là minh chứng cho những quyết sách đúng đắn, cách làm sáng tạo và hiệu quả trong cuộc cuộc xóa đói giảm nghèo ở Yên Bái. Từ một địa phương thiếu hàng nghìn tấn lương thực/năm, tỷ lệ hộ nghèo cao, người dân nông thôn ít được tiếp cận và chăm sóc sức khỏe, trẻ em ra lớp đạt tỷ lệ thấp… thì nay Yên Bái đã bảo đảm được an ninh lương thực; xây dựng được nhiều vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn như: Vùng lúa chất lượng cao 3.000ha, vùng cây ăn quả có múi trên 3.500ha, vùng quế trên 68.000ha, vùng tre măng bát độ trên 3.600ha, vùng sơn tra trên 6.000ha, vùng gỗ nguyên liệu 180.000ha… Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, mà điều quan trọng đã giúp khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo.
Đồng bộ các giải pháp
Thực tế, công cuộc giảm nghèo ở Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khả năng tái nghèo cao do yếu tố khách quan chính là thiên tai, bão lũ. Có thể thấy, vài năm trở lại đây, Yên Bái đã phải hứng chịu nhiều đợt bão lũ khiến công tác giảm nghèo đã khó lại càng khó hơn. Một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay chính là việc giải quyết đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập. Phần lớn các huyện nghèo đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, quỹ đất sản xuất hạn chế. Trong khi đó, mỗi khi mùa mưa, bão đến lại xảy ra lũ ống, lũ quét gây sạt lở đất, cuốn trôi những thành quả lao động tích lũy được trước đó khiến người dân lại tái nghèo. Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, cần khơi dậy ý chí chủ động thoát nghèo; hạn chế việc hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo; tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ vay vốn, đầu tư kết cấu hạ tầng, đa dạng hóa các hình thức sinh kế… tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Ngô Thanh Giang, để hoàn thành tốt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 trên 5,8%, tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, tạo sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân, nhằm chuyển biến nhận thức đối với cán bộ, Đảng viên và cộng đồng dân cư trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác giảm nghèo tại các địa phương, cơ sở để kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèo. Mặt khác, Yên Bái sẽ chú trọng tạo việc làm ổn định cho người nghèo thông qua công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm dạy nghề gắn với việc tư vấn giới thiệu, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp giảm nghèo bền vững hơn.
Để không còn nỗi lo canh cánh hễ đến mùa mưa lũ lại tái nghèo, Yên Bái cần phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị với chiến lược bài bản và có chiều sâu. Bên cạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, việc trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc là điều mang tính sống còn đối với người dân các huyện vùng cao Yên Bái. Bởi rừng là nơi giữ nước, nơi trồng các loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao, vừa là công cụ chống xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống hiệu quả. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Đồng thời, quan tâm hướng dẫn cách thức chăm sóc, nuôi trồng và cung cấp giống cây để tạo sinh kế giúp bà con bảo đảm cuộc sống.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, với những chính sách hỗ trợ được triển khai, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xuất hiện nhiều hướng phát triển góp phần tích cực giảm nghèo, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân. Tuy nhiên, để hướng tới giảm nghèo bền vững đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị với chiến lược bài bản và có chiều sâu. Bên cạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, việc trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc là yếu tố mang tính sống còn đối với người dân các huyện vùng cao.Đối với tỉnh miền núi còn nghèo và khó khăn như Yên Bái, công tác giảm nghèo luôn được đặt lên hàng đầu. Quan điểm của tỉnh trong công cuộc xóa đói giảm nghèo chính là ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Khi hạ tầng giao thông được đồng bộ sẽ là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ năm 2016 đến nay, từ nguồn vốn của các chương trình như 135, xây dựng NTM..., tỉnh đã hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng. Qua đó, không những thay đổi diện mạo quê hương mà còn giúp người dân thuận tiện trong việc giao thương, sinh hoạt.
Hồng Ca là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, có gần 90% dân tộc Tày và Mông sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số đông nên trình độ dân trí còn thấp, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn lạc hậu. Trước kia, việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn, muốn xuống trung tâm xã phải mất gần nửa ngày đường. Từ khi được đầu tư, hỗ trợ xây dựng tuyến đường giao thông nối từ trung tâm xã Hồng Ca đến các thôn, bản, việc đi lại của bà con trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.
Anh Lương Văn Tưởng (thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca) chia sẻ, nhờ có sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước mà giờ đây nhiều con đường trong thôn bản xây dựng đã giúp bà con phát triển giao thương, trẻ em không còn ngại đến trường và bỏ học. Không những thế, với sự quan tâm của chính quyền địa phương, người nghèo đã được khám chữa bệnh, dùng nước sạch, có điện để thắp sáng, được tiếp cận với những kiến thức, thông tin, văn hóa của đời sống xã hội hiện đại.
Không chỉ ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, Yên Bái còn tập trung hỗ trợ bà con phát triển sản xuất. Từ đó, hình thành nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, đời sống người dân bước đầu được nâng lên. Anh Hà Văn Bảo (xã Hồng Ca, Trấn Yên) trước đây là một trong những hộ nghèo, kinh tế gia đình rất khó khăn. Năm 2014, gia đình anh được Nhà nước hỗ trợ giống, một phần phân bón, anh đã mạnh dạn chuyển toàn bộ gần 2ha đất đồi sang trồng tre măng bát độ và quế. Sau gần 4 năm, từ vườn măng và quế đã đem lại cho gia đình anh gần 70 triệu đồng. Kể từ khi có thu nhập, gia đình anh đã thoát nghèo và có điều kiện để nuôi con ăn học, mua sắm đồ điện tử…
Cũng giống như gia đình anh Bảo, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có hàng nghìn hộ vươn lên thoát nghèo. Nếu như năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Yên Bái là 21,97% thì hết năm 2018, con số này chỉ còn 17,68%, giảm 4,29%. Đó là minh chứng cho những quyết sách đúng đắn, cách làm sáng tạo và hiệu quả trong cuộc cuộc xóa đói giảm nghèo ở Yên Bái. Từ một địa phương thiếu hàng nghìn tấn lương thực/năm, tỷ lệ hộ nghèo cao, người dân nông thôn ít được tiếp cận và chăm sóc sức khỏe, trẻ em ra lớp đạt tỷ lệ thấp… thì nay Yên Bái đã bảo đảm được an ninh lương thực; xây dựng được nhiều vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn như: Vùng lúa chất lượng cao 3.000ha, vùng cây ăn quả có múi trên 3.500ha, vùng quế trên 68.000ha, vùng tre măng bát độ trên 3.600ha, vùng sơn tra trên 6.000ha, vùng gỗ nguyên liệu 180.000ha… Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, mà điều quan trọng đã giúp khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo.
Đồng bộ các giải pháp
Thực tế, công cuộc giảm nghèo ở Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khả năng tái nghèo cao do yếu tố khách quan chính là thiên tai, bão lũ. Có thể thấy, vài năm trở lại đây, Yên Bái đã phải hứng chịu nhiều đợt bão lũ khiến công tác giảm nghèo đã khó lại càng khó hơn. Một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay chính là việc giải quyết đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập. Phần lớn các huyện nghèo đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, quỹ đất sản xuất hạn chế. Trong khi đó, mỗi khi mùa mưa, bão đến lại xảy ra lũ ống, lũ quét gây sạt lở đất, cuốn trôi những thành quả lao động tích lũy được trước đó khiến người dân lại tái nghèo. Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, cần khơi dậy ý chí chủ động thoát nghèo; hạn chế việc hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo; tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ vay vốn, đầu tư kết cấu hạ tầng, đa dạng hóa các hình thức sinh kế… tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Ngô Thanh Giang, để hoàn thành tốt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 trên 5,8%, tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, tạo sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân, nhằm chuyển biến nhận thức đối với cán bộ, Đảng viên và cộng đồng dân cư trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác giảm nghèo tại các địa phương, cơ sở để kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèo. Mặt khác, Yên Bái sẽ chú trọng tạo việc làm ổn định cho người nghèo thông qua công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm dạy nghề gắn với việc tư vấn giới thiệu, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp giảm nghèo bền vững hơn.
Để không còn nỗi lo canh cánh hễ đến mùa mưa lũ lại tái nghèo, Yên Bái cần phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị với chiến lược bài bản và có chiều sâu. Bên cạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, việc trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc là điều mang tính sống còn đối với người dân các huyện vùng cao Yên Bái. Bởi rừng là nơi giữ nước, nơi trồng các loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao, vừa là công cụ chống xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống hiệu quả. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Đồng thời, quan tâm hướng dẫn cách thức chăm sóc, nuôi trồng và cung cấp giống cây để tạo sinh kế giúp bà con bảo đảm cuộc sống.