CTTĐT - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, toàn tỉnh Yên Bái có hơn 41,6 nghìn hộ vay vốn đã vượt qua ngưỡng nghèo, 1.595 học sinh, sinh viên (HSSV) hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, 5.446 lao động được tạo việc làm, hơn 2,4 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách được xây mới… đã khẳng định vai trò quan trọng của tín dụng chính sách (TDCS) trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Trong giai đoạn 2014-2019, Chi nhánh NHCSXH Yên Bái đã đã thực hiện cho vay được gần 129,18 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số 3.850 tỷ đồng.
Từ sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TDCS xã hội, nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với thực hiện TDCS đã tăng lên rõ rệt. Các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã coi công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động TDCS xã hội là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên.
UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo cụ thể UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đối với hoạt động TDCS trên địa bàn, chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp tốt với NHCSXH, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để bổ sung vốn cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn. UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn về việc nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn.
Bên cạnh việc huy động nguồn lực cho TDCS và chủ động kịp thời điều tra, rà soát, xác định đối tượng vay vốn, để phát huy hiệu quả các chương trình TDCS đối việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan và NHCSXH phối hợp chặt chẽ lồng ghép hoạt động TDCS với chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm trên địa bàn.
Trong giai đoạn 2014-2019, Chi nhánh NHCSXH Yên Bái đã đã thực hiện cho vay được gần 129,18 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số 3.850 tỷ đồng. Nguồn vốn đó đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Trong đó, có hơn 41,6 nghìn hộ vay vốn đã vượt qua ngưỡng nghèo, 1.595 HSSV hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, 5.446 lao động được tạo việc làm, hơn 2,4 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách được xây mới, 53,5 nghìn công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn được xây dựng… Ngoài ra, gần 22 nghìn lượt hộ sản xuất kinh doanh ở các xã thuộc vùng khó khăn được vay vốn để thực hiện phương án kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Đến 30/6/2019 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách, 84.000 hộ gia đình đang vay vốn với tổng dư nợ 2.994 tỷ đồng, trong đó riêng dư nợ chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm trên 60% tổng dư nợ. Tỷ trọng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình chiếm 86,5%, vốn đầu tư vào các chương trình an sinh xã hội chiếm 13,5%.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến 30/6/2019 đạt 3.003 tỷ đồng, chiếm 55,14% nguồn lực các chương trình, dự án thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2019. Trong đó, trên 60% là cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Mỗi năm có hơn 20.000 hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn với doanh số bình quân 600 tỉ đồng/năm đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Hầu hết số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn đều được đáp ứng.
Mặc dù thu ngân sách trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa tự cân đối được ngân sách hàng năm song UBND các cấp vẫn ưu tiên dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn. Từ năm 2014-2019 nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện chuyển sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác đạt 22,5 tỷ đồng. Có 9/9 huyện, thị xã, thành phố chuyển nguồn vốn từ ngân sách uỷ thác qua NHCSXH để cho vay các chương trình tín dụng chính sách.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, toàn tỉnh Yên Bái có hơn 41,6 nghìn hộ vay vốn đã vượt qua ngưỡng nghèo, 1.595 học sinh, sinh viên (HSSV) hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, 5.446 lao động được tạo việc làm, hơn 2,4 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách được xây mới… đã khẳng định vai trò quan trọng của tín dụng chính sách (TDCS) trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.Từ sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TDCS xã hội, nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với thực hiện TDCS đã tăng lên rõ rệt. Các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã coi công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động TDCS xã hội là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên.
UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo cụ thể UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đối với hoạt động TDCS trên địa bàn, chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp tốt với NHCSXH, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để bổ sung vốn cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn. UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn về việc nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn.
Bên cạnh việc huy động nguồn lực cho TDCS và chủ động kịp thời điều tra, rà soát, xác định đối tượng vay vốn, để phát huy hiệu quả các chương trình TDCS đối việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan và NHCSXH phối hợp chặt chẽ lồng ghép hoạt động TDCS với chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm trên địa bàn.
Trong giai đoạn 2014-2019, Chi nhánh NHCSXH Yên Bái đã đã thực hiện cho vay được gần 129,18 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số 3.850 tỷ đồng. Nguồn vốn đó đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Trong đó, có hơn 41,6 nghìn hộ vay vốn đã vượt qua ngưỡng nghèo, 1.595 HSSV hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, 5.446 lao động được tạo việc làm, hơn 2,4 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách được xây mới, 53,5 nghìn công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn được xây dựng… Ngoài ra, gần 22 nghìn lượt hộ sản xuất kinh doanh ở các xã thuộc vùng khó khăn được vay vốn để thực hiện phương án kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Đến 30/6/2019 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách, 84.000 hộ gia đình đang vay vốn với tổng dư nợ 2.994 tỷ đồng, trong đó riêng dư nợ chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm trên 60% tổng dư nợ. Tỷ trọng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình chiếm 86,5%, vốn đầu tư vào các chương trình an sinh xã hội chiếm 13,5%.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến 30/6/2019 đạt 3.003 tỷ đồng, chiếm 55,14% nguồn lực các chương trình, dự án thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2019. Trong đó, trên 60% là cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Mỗi năm có hơn 20.000 hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn với doanh số bình quân 600 tỉ đồng/năm đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Hầu hết số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn đều được đáp ứng.
Mặc dù thu ngân sách trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa tự cân đối được ngân sách hàng năm song UBND các cấp vẫn ưu tiên dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn. Từ năm 2014-2019 nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện chuyển sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác đạt 22,5 tỷ đồng. Có 9/9 huyện, thị xã, thành phố chuyển nguồn vốn từ ngân sách uỷ thác qua NHCSXH để cho vay các chương trình tín dụng chính sách.