Trong năm 2019, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo của huyện Văn Chấn đã hỗ trợ cho 1.343 hộ, trong đó 1.273 hộ nghèo.
Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Văn Chấn kiểm tra và hướng dẫn người dân thôn Ba Cầu, xã Suối Bu chăm sóc cây na.
Những ngày đầu xuân Canh Tý, chúng tôi đến thăm gia đình bà Giàng Thị Mỷ, thôn Ba Cầu, xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, một trong những hộ nghèo tham gia dự án trồng na theo chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Bà Giàng Thị Mỷ cho biết: "Tham gia dự án, ngoài được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chúng tôi còn được cán bộ huyện, xã hướng dẫn trồng, trực tiếp giúp đỡ gia đình chăm sóc tưới kích dễ để cây phát triển. Dự kiến khi được thu hoạch, 120 cây na sẽ cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng/vụ. Số tiền này cùng với các nguồn thu từ chăn nuôi lợn, gà, trồng ngô sẽ giúp gia đình tôi từng bước thoát nghèo”.
Được biết, trong năm 2019, xã Suối Bu có 36 hộ nghèo, cận nghèo được tham gia dự án trồng na Thái và na dai với diện tích 7,5 ha trên đất đồi dưới chân vách đá. Đến nay, toàn bộ 6.000 cây na đều sinh trưởng, phát triển tốt.
Ngoài chương trình hỗ trợ trồng na được triển khai tại xã Suối Bu, trong năm qua, huyện Văn Chấn còn hỗ trợ 443 con trâu, bò cái sinh sản; 152 con lợn nái sinh sản; 185 con lợn thịt; 2.250 con gà thả vườn cùng các loại cây lâm nghiệp, máy móc bảo quản và chế biến nông sản cho các hộ dân vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bà Phạm Thị Hiền, thôn Đuông, xã Nghĩa Tâm - một trong những hộ nghèo được hỗ trợ bò cái sinh sản cho biết: "Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, năm qua, gia đình tôi được hỗ trợ 1 con bò cái.
Với những kiến thức, kinh nghiệm được cán bộ xã, huyện hướng dẫn, gia đình tôi thường xuyên giữ ấm, dự trữ thức ăn cho vật nuôi trong những ngày giá rét đồng thời tiêm phòng cẩn thận nên bò cái sinh trưởng, phát triển nhanh. Đến nay, đã đẻ được 1 lứa. Đây là tiền đề để gia đình tôi tiếp tục cố gắng phát triển kinh tế trong thời gian tới”.
Theo báo cáo của Phòng Dân tộc huyện Văn Chấn, trong năm 2019, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo đã hỗ trợ cho 1.343 hộ, trong đó 1.273 hộ nghèo, 54 hộ cận nghèo, 9 hộ mới thoát nghèo và 7 hộ không nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn với tổng vốn 6,672 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trong chương trình hỗ trợ xây dựng cơ bản, năm 2019, với tổng kinh phí đầu tư 26,957 tỷ đồng, huyện Văn Chấn đã khởi công mới 16 công trình giao thông, 4 công trình thủy lợi, 8 nhà sinh hoạt cộng đồng và trường mầm non.
Đến nay, các công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân như: đập đầu mối xã Sơn Lương; đường giao thông thôn Quăn 3, xã Bình Thuận…
Ông Phạm Nguyên Bình - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Lương cho biết: "Trận lũ bão năm 2018 khiến đập Khe Lo, thôn Bản Mười bị phá hủy hoàn toàn nên nhiều diện tích lúa không có nước tưới. Vì thế, khi đập được tu sửa đã kịp thời khôi phục sản xuất, đảm bảo tưới tiêu cho 5 ha lúa trên địa bàn”.
Ngoài ra, đối với chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định 2085 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Văn Chấn đã chỉ đạo Phòng Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổng hợp, thẩm định đối tượng theo Đề án và trình UBND huyện phê duyệt danh sách đối tượng là hộ nghèo người DTTS được vay vốn tín dụng.
Bà Phạm Thị Tuyết - Trưởng phòng Dân tộc huyện Văn Chấn cho biết: "Trong năm 2019, toàn huyện đã giải ngân cho 108 hộ vay tổng số vốn đầu tư phát triển sản xuất là 5 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện rà soát, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 877 hộ với kinh phí 1,315 tỷ đồng; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 28 hộ với kinh phí 140 triệu đồng”.
Cùng với việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế, huyện Văn Chấn cũng đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS.
Trong năm qua, huyện đã gia hạn, bổ sung, in và cấp thẻ cho 100.589 người dân vùng DTTS khó khăn; cấp, phát gần 60.000 tờ báo, tạp chí cho các xã, thôn bản vùng khó khăn; tổ chức thăm hỏi, động viên người có uy tín, thân nhân người có uy tín.
Với việc thực hiện tốt các chính sách dân tộc, đời sống đồng bào các xã, thôn, bản vùng DTTS ở Văn Chấn đã từng bước được nâng lên; diện mạo làng quê có nhiều đổi mới; khối đại đoàn kết dân tộc được giữ vững; lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước được tăng cường, tạo đà để kinh tế - xã hội của huyện phát triển.
Theo Báo Yên Bái
Trong năm 2019, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo của huyện Văn Chấn đã hỗ trợ cho 1.343 hộ, trong đó 1.273 hộ nghèo.Những ngày đầu xuân Canh Tý, chúng tôi đến thăm gia đình bà Giàng Thị Mỷ, thôn Ba Cầu, xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, một trong những hộ nghèo tham gia dự án trồng na theo chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Bà Giàng Thị Mỷ cho biết: "Tham gia dự án, ngoài được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chúng tôi còn được cán bộ huyện, xã hướng dẫn trồng, trực tiếp giúp đỡ gia đình chăm sóc tưới kích dễ để cây phát triển. Dự kiến khi được thu hoạch, 120 cây na sẽ cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng/vụ. Số tiền này cùng với các nguồn thu từ chăn nuôi lợn, gà, trồng ngô sẽ giúp gia đình tôi từng bước thoát nghèo”.
Được biết, trong năm 2019, xã Suối Bu có 36 hộ nghèo, cận nghèo được tham gia dự án trồng na Thái và na dai với diện tích 7,5 ha trên đất đồi dưới chân vách đá. Đến nay, toàn bộ 6.000 cây na đều sinh trưởng, phát triển tốt.
Ngoài chương trình hỗ trợ trồng na được triển khai tại xã Suối Bu, trong năm qua, huyện Văn Chấn còn hỗ trợ 443 con trâu, bò cái sinh sản; 152 con lợn nái sinh sản; 185 con lợn thịt; 2.250 con gà thả vườn cùng các loại cây lâm nghiệp, máy móc bảo quản và chế biến nông sản cho các hộ dân vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bà Phạm Thị Hiền, thôn Đuông, xã Nghĩa Tâm - một trong những hộ nghèo được hỗ trợ bò cái sinh sản cho biết: "Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, năm qua, gia đình tôi được hỗ trợ 1 con bò cái.
Với những kiến thức, kinh nghiệm được cán bộ xã, huyện hướng dẫn, gia đình tôi thường xuyên giữ ấm, dự trữ thức ăn cho vật nuôi trong những ngày giá rét đồng thời tiêm phòng cẩn thận nên bò cái sinh trưởng, phát triển nhanh. Đến nay, đã đẻ được 1 lứa. Đây là tiền đề để gia đình tôi tiếp tục cố gắng phát triển kinh tế trong thời gian tới”.
Theo báo cáo của Phòng Dân tộc huyện Văn Chấn, trong năm 2019, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo đã hỗ trợ cho 1.343 hộ, trong đó 1.273 hộ nghèo, 54 hộ cận nghèo, 9 hộ mới thoát nghèo và 7 hộ không nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn với tổng vốn 6,672 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trong chương trình hỗ trợ xây dựng cơ bản, năm 2019, với tổng kinh phí đầu tư 26,957 tỷ đồng, huyện Văn Chấn đã khởi công mới 16 công trình giao thông, 4 công trình thủy lợi, 8 nhà sinh hoạt cộng đồng và trường mầm non.
Đến nay, các công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân như: đập đầu mối xã Sơn Lương; đường giao thông thôn Quăn 3, xã Bình Thuận…
Ông Phạm Nguyên Bình - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Lương cho biết: "Trận lũ bão năm 2018 khiến đập Khe Lo, thôn Bản Mười bị phá hủy hoàn toàn nên nhiều diện tích lúa không có nước tưới. Vì thế, khi đập được tu sửa đã kịp thời khôi phục sản xuất, đảm bảo tưới tiêu cho 5 ha lúa trên địa bàn”.
Ngoài ra, đối với chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định 2085 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Văn Chấn đã chỉ đạo Phòng Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổng hợp, thẩm định đối tượng theo Đề án và trình UBND huyện phê duyệt danh sách đối tượng là hộ nghèo người DTTS được vay vốn tín dụng.
Bà Phạm Thị Tuyết - Trưởng phòng Dân tộc huyện Văn Chấn cho biết: "Trong năm 2019, toàn huyện đã giải ngân cho 108 hộ vay tổng số vốn đầu tư phát triển sản xuất là 5 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện rà soát, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 877 hộ với kinh phí 1,315 tỷ đồng; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 28 hộ với kinh phí 140 triệu đồng”.
Cùng với việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế, huyện Văn Chấn cũng đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS.
Trong năm qua, huyện đã gia hạn, bổ sung, in và cấp thẻ cho 100.589 người dân vùng DTTS khó khăn; cấp, phát gần 60.000 tờ báo, tạp chí cho các xã, thôn bản vùng khó khăn; tổ chức thăm hỏi, động viên người có uy tín, thân nhân người có uy tín.
Với việc thực hiện tốt các chính sách dân tộc, đời sống đồng bào các xã, thôn, bản vùng DTTS ở Văn Chấn đã từng bước được nâng lên; diện mạo làng quê có nhiều đổi mới; khối đại đoàn kết dân tộc được giữ vững; lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước được tăng cường, tạo đà để kinh tế - xã hội của huyện phát triển.