Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo đa chiều (chung và đối với trẻ em) làm cơ sở đo lường và đề xuất định hướng giảm nghèo giai đoạn tiếp theo; xây dựng khung chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ảnh minh họa
Đây là nội dung trong Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và kế hoạch năm 2020.
Về nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, cơ quan tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2020 về hoàn thiện tổ chức của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, trong đó bổ sung thêm thành viên thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bên cạnh đó, tổ chức và thực hiện hiệu quả việc tổng kết Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 20/6/2014 của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Thực hiện tốt công tác chuẩn bị để tháng 10 năm 2020 tổ chức tổng kết toàn quốc các Nghị quyết trên làm cơ sở xây dựng Nghị quyết mới theo hướng toàn diện về giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện việc tổng kết, đánh giá, báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH14 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; việc đề xuất chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; tổng hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo đúng Luật Đầu tư công.
Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thống nhất với các tổ chức thành viên triển khai Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo từ Quỹ vì người nghèo và các nguồn huy động khác; tập trung hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo vùng khó khăn.
Trong năm 2019, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đạt được kết quả như sau:
- Đến cuối năm 2019, tỷ lệ nghèo cả nước bình quân giảm còn dưới 4% (giảm khoảng 1,3% so với cuối năm 2018); bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm khoảng 3-4% so với cuối năm 2018 - đạt mục tiêu Quốc hội giao trước 01 năm.
- Có 21 địa phương hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng người có công với cách mạng; 93/292 xã vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đạt 31,8%.
Tuy nhiên, giảm nghèo chưa bền vững; tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao (17,82%) chủ yếu do tách hộ, thiên tai lũ lụt; cơ chế vẫn còn vướng mắc; chính sách đặc thù vùng núi, dân tộc thiểu số chưa phát huy hiệu quả; xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 5%.
|
Theo Chinhphu.vn
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo đa chiều (chung và đối với trẻ em) làm cơ sở đo lường và đề xuất định hướng giảm nghèo giai đoạn tiếp theo; xây dựng khung chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.Đây là nội dung trong Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và kế hoạch năm 2020.
Về nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, cơ quan tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2020 về hoàn thiện tổ chức của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, trong đó bổ sung thêm thành viên thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bên cạnh đó, tổ chức và thực hiện hiệu quả việc tổng kết Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 20/6/2014 của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Thực hiện tốt công tác chuẩn bị để tháng 10 năm 2020 tổ chức tổng kết toàn quốc các Nghị quyết trên làm cơ sở xây dựng Nghị quyết mới theo hướng toàn diện về giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện việc tổng kết, đánh giá, báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH14 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; việc đề xuất chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; tổng hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo đúng Luật Đầu tư công.
Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thống nhất với các tổ chức thành viên triển khai Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo từ Quỹ vì người nghèo và các nguồn huy động khác; tập trung hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo vùng khó khăn.
Trong năm 2019, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đạt được kết quả như sau:
- Đến cuối năm 2019, tỷ lệ nghèo cả nước bình quân giảm còn dưới 4% (giảm khoảng 1,3% so với cuối năm 2018); bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm khoảng 3-4% so với cuối năm 2018 - đạt mục tiêu Quốc hội giao trước 01 năm.
- Có 21 địa phương hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng người có công với cách mạng; 93/292 xã vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đạt 31,8%.
Tuy nhiên, giảm nghèo chưa bền vững; tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao (17,82%) chủ yếu do tách hộ, thiên tai lũ lụt; cơ chế vẫn còn vướng mắc; chính sách đặc thù vùng núi, dân tộc thiểu số chưa phát huy hiệu quả; xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 5%.