CTTĐT - Trong những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bên cạnh các chính sách giảm nghèo của nhà nước, tỉnh Yên Bái đã ban hành một số chính đặc thù của địa phương thực hiện mục tiêu về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh
Quán triệt tinh thần đó, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011 đến năm 2020, tỉnh Yên Bái đã tổ chức phổ biến, quán triệt mục tiêu, nội dung của Nghị quyết đến các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương trong toàn tỉnh. Theo đó cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục quán triệt tinh thần của Nghị quyết đến với tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn. Qua đó, đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp đã nắm chắc các nội dung của Nghị quyết 80/NQ-CP để vận dụng vào quá trình xây dựng các kế hoạch để triển khai thực hiện các nhiệm vụ giảm nghèo ở địa phương, cơ sở. Nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân đã chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp thực hiện mục tiêu về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tính bền vững của Chương trình giảm nghèo bền vững, trong giai đoạn 2011 - 2020, bên cạnh các chính sách giảm nghèo của nhà nước, tỉnh Yên Bái đã ban hành một số chính đặc thù của địa phương theo hướng: Hạn chế hỗ trợ trực tiếp bằng vật chất và ưu tiên hỗ trợ mở rộng sinh kế bền vững thông qua các nhóm giải pháp, như: Đẩy mạnh thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương để giải quyết việc làm, nâng cao năng suất, thu nhập cho người lao động; Trợ giúp các đối tượng là thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đinh dân tộc thiểu số, hộ gia đình cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, trọng tâm là hệ thống giao thông nông thôn ở các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Trong giai đoạn 2011- 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 18 Nghị quyết về các chính sách đặc thù thuộc các lĩnh vực nói trên, sau khi đưa vào tổ chức thực hiện đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng cường giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình dân tộc thiểu số, hộ gia đình cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần quan trọng vào đẩy nhanh tốc độ và nâng cao tính bền vững của Chương trình giảm nghèo trong tỉnh.
Cùng với đó, công tác phổ biến tuyên truyền các quan điểm của Đảng, cơ chế, chính sách giảm nghèo được quan tâm, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2016 trở lại đây, hầu hết các văn bản quy định chính sách giảm nghèo đã được cập nhật, đăng tải trên Trang thông tin “Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững” tại Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
Nhờ vậy công tác giảm nghèo của tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng năm sau cao hơn năm trước, bảo đảm tốt an sinh xã hội trên địa bàn. Cụ thể như sau:
Thực hiện Chính sách hỗ trợ về y tế: Trong giai đoạn 2011 - 2020 toàn tỉnh đã hỗ trợ kinh phí tham gia bảo hiểm y tế cho 5.056.624 lượt đối tượng là người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi, người làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình. Công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng yếu thế được triển khai ở tất cả các cơ sở y tế từ tuyến xã đến tuyến tỉnh, tạo ra nhiều thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận với dịch vụ y tế công.
Thực hiện Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Từ năm 2011 đến năm 2020 toàn tỉnh đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục cho 1.208.465 lượt học sinh trên địa bàn. Nội dung hỗ trợ bao gồm: Miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; trợ cấp học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, trung cấp, sinh viên cao đẳng; hỗ trợ học sinh bán trú, hỗ trợ chi phí học tập đối với trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; hỗ trợ cử tuyển; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi hỗ trợ đối với học sinh bán trú... Toàn tỉnh đã tiếp nhận từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ gạo cho 203.757 lượt học sinh, với tổng số lượng gạo hỗ trợ là 27.185 tấn.
Thực hiện Chính sách hỗ trợ về tín dụng ưu đãi: Giai đoạn đoạn 2011- 2020, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh dự kiến sẽ giải ngân cho vay đối với 102.656 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với tổng doanh số cho vay ước đạt 4.350 tỷ đồng. Thông qua công tác theo dõi, kiểm tra cho thấy hầu hết các hộ được vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả, từ đó nâng cao thu nhập, đời sống của gia đình. Công tác thu nợ, bảo tồn nguồn vốn cho vay được thực hiện tốt; tỷ lệ hộ nghèo trả nợ đúng hạn đạt 97%, trả lãi đúng hạn đạt 99,9%; nợ xấu luôn được khống chế ở mức thấp hơn so với quy định.
Bên cạnh đó còn các chương trình khác như: Cho vay chương trình học sinh, sinh viên, hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, cho vay xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, giải quyết việc làm...tiếp tục được triển khai và phát huy hiệu quả tốt, góp phần tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Ước tính đến cuối năm 2020, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 3.400 tỷ đồng, trong đó dư nợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm tỷ lệ khoảng 60%.
Thực hiện Chính sách hỗ trợ tiền điện: Thực hiện Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày 23/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và các văn bản có liên quan, trong giai đoạn 2011- 2020 toàn tỉnh đã bố trí 232.527 triệu đồng để thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 483.581 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội. Việc hỗ trợ đã được các địa phương triển khai kịp thời đúng đối tượng, đúng chính sách.
Thực hiện Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Giai đoạn 2011- 2020, tỉnh đã bố trí 468.691 triệu đồng để thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm: Hỗ trợ các cơ sở phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; hỗ trợ đóng mới lồng cá; cải tạo ruộng kém hiệu quả; hỗ trợ trồng mới và trồng cải tạo diện tích cây ăn quả các loại; hỗ trợ canh tác ngô đông trên đất 2 vụ lúa; hỗ trợ trồng mới Quế, măng tre Bát Độ, cây Sơn Tra; hỗ trợ cây rơm làm thức ăn gia súc... Nhờ triển khai các chính sách khuyến khích sản xuất liên tục trong 10 năm qua, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tập trung như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao gần 3.000 ha, vùng ngô 15.000 ha, vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung trên 1.000 ha, vùng cây ăn quả gần 9.000 ha, vùng chè 8.000 ha (trong đó chè shan vùng cao trên 1.700 ha, chè giống tiến bộ trên 3.500 ha), măng tre Bát độ trên 6.600 ha, quế gần 76.000 ha, Sơn Tra trên 6.000 ha, đàn trâu bò gần 130.000 con, diện tích nuôi thủy sản trên 2.600 ha và gần 2.000 lồng cá qua đó góp phần mở rộng sinh kế, tạo thu nhập bền vững cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn triển khai thực hiện với 5 hoạt động gồm: Tham gia tố tụng; tăng cường năng lực cho người trợ giúp pháp lý; xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc; thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý; truyền thông về trợ giúp pháp lý tại 81 xã và 177 thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg ngày 29/10/2010 sửa đổi một số điều của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày ngày 10/8/2015 về chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, từ năm 2010 đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm nhà cho 6.945 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở. Dự kiến đến hết giai đoạn 2011-2020 toàn tỉnh sẽ hỗ trợ làm nhà cho 11.029 cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở. Ngoài ra, từ năm 2011 đến 2019 toàn tỉnh đã hỗ trợ cho 1.080 hộ gia đình có nhà ở bị sập, đổ, cuốn trôi hoàn toàn, có nhà bị hư hỏng nặng hoặc phải di dời do thiên tai. Bên cạnh đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể đã vận động hỗ trợ làm nhà cho 1.144 hộ nghèo.
Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số để hỗ trợ phát triển sản xuất, trong giai đoạn 2011- 2018, toàn tỉnh đã hỗ trợ cho 1.754.142 lượt khẩu với tổng kinh phí 164.781 triệu đồng. Mức hỗ trợ tuy còn hạn chế, song đã giúp các đối tượng được thụ hưởng từng bước cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo ở vùng khó khăn.
Thực hiện Chính sách đào tạo nghề: Giai đoạn 2011-2020 toàn tỉnh đã đào tạo cho 157.318 người, trong đó: Trình độ cao đẳng 11.389 người; trung cấp 18.600 người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng 127.329 người. Trong đó có 56.645 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo Đề án 1956. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh dự ước đến năm 2020 đạt 63%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo đạt 30,7%; Toàn tỉnh còn khoảng 61% lao động nông nghiệp tham gia hoạt động kinh tế, số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp bình quân khoảng 5.300 -6.600 lao động/năm. Kết quả khảo sát việc làm sau đào tạo của học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp do các trường thực hiện cho thấy, 80% học sinh, sinh viên có việc làm sau đào tạo, đối với các nhóm nghề kỹ thuật, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt trên 90%.
Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động tiếp tục được quan tâm thực hiện. Trong giai đoạn 2011- 2020 toàn tỉnh hỗ trợ giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người lao động185.345 lao động.
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo tại cấp cơ sở luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng. Bên cạnh việc tăng cường cán bộ, tri thức trẻ cho các huyện nghèo và bố trí các tri thức trẻ giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc các huyện nghèo 30a, trong các năm qua tỉnh Yên Bái đã thường xuyên mở các lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp cơ sở. Dự kiến kết thúc giai đoạn 2011- 2020, toàn tỉnh sẽ mở 70 lớp tập huấn năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo.
Thông qua việc tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo đã giúp cho nhận thức của người dân có sự chuyển tích cực; nhóm hộ nghèo và nhóm hộ ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để có thu nhập, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quán triệt tinh thần đó, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011 đến năm 2020, tỉnh Yên Bái đã tổ chức phổ biến, quán triệt mục tiêu, nội dung của Nghị quyết đến các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương trong toàn tỉnh. Theo đó cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục quán triệt tinh thần của Nghị quyết đến với tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn. Qua đó, đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp đã nắm chắc các nội dung của Nghị quyết 80/NQ-CP để vận dụng vào quá trình xây dựng các kế hoạch để triển khai thực hiện các nhiệm vụ giảm nghèo ở địa phương, cơ sở. Nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân đã chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp thực hiện mục tiêu về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tính bền vững của Chương trình giảm nghèo bền vững, trong giai đoạn 2011 - 2020, bên cạnh các chính sách giảm nghèo của nhà nước, tỉnh Yên Bái đã ban hành một số chính đặc thù của địa phương theo hướng: Hạn chế hỗ trợ trực tiếp bằng vật chất và ưu tiên hỗ trợ mở rộng sinh kế bền vững thông qua các nhóm giải pháp, như: Đẩy mạnh thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương để giải quyết việc làm, nâng cao năng suất, thu nhập cho người lao động; Trợ giúp các đối tượng là thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đinh dân tộc thiểu số, hộ gia đình cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, trọng tâm là hệ thống giao thông nông thôn ở các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Trong giai đoạn 2011- 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 18 Nghị quyết về các chính sách đặc thù thuộc các lĩnh vực nói trên, sau khi đưa vào tổ chức thực hiện đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng cường giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình dân tộc thiểu số, hộ gia đình cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần quan trọng vào đẩy nhanh tốc độ và nâng cao tính bền vững của Chương trình giảm nghèo trong tỉnh.
Cùng với đó, công tác phổ biến tuyên truyền các quan điểm của Đảng, cơ chế, chính sách giảm nghèo được quan tâm, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2016 trở lại đây, hầu hết các văn bản quy định chính sách giảm nghèo đã được cập nhật, đăng tải trên Trang thông tin “Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững” tại Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
Nhờ vậy công tác giảm nghèo của tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng năm sau cao hơn năm trước, bảo đảm tốt an sinh xã hội trên địa bàn. Cụ thể như sau:
Thực hiện Chính sách hỗ trợ về y tế: Trong giai đoạn 2011 - 2020 toàn tỉnh đã hỗ trợ kinh phí tham gia bảo hiểm y tế cho 5.056.624 lượt đối tượng là người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sống trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi, người làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình. Công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng yếu thế được triển khai ở tất cả các cơ sở y tế từ tuyến xã đến tuyến tỉnh, tạo ra nhiều thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận với dịch vụ y tế công.
Thực hiện Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Từ năm 2011 đến năm 2020 toàn tỉnh đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục cho 1.208.465 lượt học sinh trên địa bàn. Nội dung hỗ trợ bao gồm: Miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; trợ cấp học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, trung cấp, sinh viên cao đẳng; hỗ trợ học sinh bán trú, hỗ trợ chi phí học tập đối với trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; hỗ trợ cử tuyển; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo từ 3-5 tuổi hỗ trợ đối với học sinh bán trú... Toàn tỉnh đã tiếp nhận từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ gạo cho 203.757 lượt học sinh, với tổng số lượng gạo hỗ trợ là 27.185 tấn.
Thực hiện Chính sách hỗ trợ về tín dụng ưu đãi: Giai đoạn đoạn 2011- 2020, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh dự kiến sẽ giải ngân cho vay đối với 102.656 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với tổng doanh số cho vay ước đạt 4.350 tỷ đồng. Thông qua công tác theo dõi, kiểm tra cho thấy hầu hết các hộ được vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả, từ đó nâng cao thu nhập, đời sống của gia đình. Công tác thu nợ, bảo tồn nguồn vốn cho vay được thực hiện tốt; tỷ lệ hộ nghèo trả nợ đúng hạn đạt 97%, trả lãi đúng hạn đạt 99,9%; nợ xấu luôn được khống chế ở mức thấp hơn so với quy định.
Bên cạnh đó còn các chương trình khác như: Cho vay chương trình học sinh, sinh viên, hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, cho vay xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, giải quyết việc làm...tiếp tục được triển khai và phát huy hiệu quả tốt, góp phần tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Ước tính đến cuối năm 2020, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 3.400 tỷ đồng, trong đó dư nợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm tỷ lệ khoảng 60%.
Thực hiện Chính sách hỗ trợ tiền điện: Thực hiện Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày 23/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và các văn bản có liên quan, trong giai đoạn 2011- 2020 toàn tỉnh đã bố trí 232.527 triệu đồng để thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 483.581 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội. Việc hỗ trợ đã được các địa phương triển khai kịp thời đúng đối tượng, đúng chính sách.
Thực hiện Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Giai đoạn 2011- 2020, tỉnh đã bố trí 468.691 triệu đồng để thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm: Hỗ trợ các cơ sở phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; hỗ trợ đóng mới lồng cá; cải tạo ruộng kém hiệu quả; hỗ trợ trồng mới và trồng cải tạo diện tích cây ăn quả các loại; hỗ trợ canh tác ngô đông trên đất 2 vụ lúa; hỗ trợ trồng mới Quế, măng tre Bát Độ, cây Sơn Tra; hỗ trợ cây rơm làm thức ăn gia súc... Nhờ triển khai các chính sách khuyến khích sản xuất liên tục trong 10 năm qua, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tập trung như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao gần 3.000 ha, vùng ngô 15.000 ha, vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung trên 1.000 ha, vùng cây ăn quả gần 9.000 ha, vùng chè 8.000 ha (trong đó chè shan vùng cao trên 1.700 ha, chè giống tiến bộ trên 3.500 ha), măng tre Bát độ trên 6.600 ha, quế gần 76.000 ha, Sơn Tra trên 6.000 ha, đàn trâu bò gần 130.000 con, diện tích nuôi thủy sản trên 2.600 ha và gần 2.000 lồng cá qua đó góp phần mở rộng sinh kế, tạo thu nhập bền vững cho người nghèo trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn triển khai thực hiện với 5 hoạt động gồm: Tham gia tố tụng; tăng cường năng lực cho người trợ giúp pháp lý; xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc; thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý; truyền thông về trợ giúp pháp lý tại 81 xã và 177 thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg ngày 29/10/2010 sửa đổi một số điều của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày ngày 10/8/2015 về chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, từ năm 2010 đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm nhà cho 6.945 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở. Dự kiến đến hết giai đoạn 2011-2020 toàn tỉnh sẽ hỗ trợ làm nhà cho 11.029 cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở. Ngoài ra, từ năm 2011 đến 2019 toàn tỉnh đã hỗ trợ cho 1.080 hộ gia đình có nhà ở bị sập, đổ, cuốn trôi hoàn toàn, có nhà bị hư hỏng nặng hoặc phải di dời do thiên tai. Bên cạnh đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể đã vận động hỗ trợ làm nhà cho 1.144 hộ nghèo.
Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số để hỗ trợ phát triển sản xuất, trong giai đoạn 2011- 2018, toàn tỉnh đã hỗ trợ cho 1.754.142 lượt khẩu với tổng kinh phí 164.781 triệu đồng. Mức hỗ trợ tuy còn hạn chế, song đã giúp các đối tượng được thụ hưởng từng bước cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo ở vùng khó khăn.
Thực hiện Chính sách đào tạo nghề: Giai đoạn 2011-2020 toàn tỉnh đã đào tạo cho 157.318 người, trong đó: Trình độ cao đẳng 11.389 người; trung cấp 18.600 người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng 127.329 người. Trong đó có 56.645 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo Đề án 1956. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh dự ước đến năm 2020 đạt 63%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo đạt 30,7%; Toàn tỉnh còn khoảng 61% lao động nông nghiệp tham gia hoạt động kinh tế, số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp bình quân khoảng 5.300 -6.600 lao động/năm. Kết quả khảo sát việc làm sau đào tạo của học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp do các trường thực hiện cho thấy, 80% học sinh, sinh viên có việc làm sau đào tạo, đối với các nhóm nghề kỹ thuật, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt trên 90%.
Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động tiếp tục được quan tâm thực hiện. Trong giai đoạn 2011- 2020 toàn tỉnh hỗ trợ giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người lao động185.345 lao động.
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo tại cấp cơ sở luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng. Bên cạnh việc tăng cường cán bộ, tri thức trẻ cho các huyện nghèo và bố trí các tri thức trẻ giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc các huyện nghèo 30a, trong các năm qua tỉnh Yên Bái đã thường xuyên mở các lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp cơ sở. Dự kiến kết thúc giai đoạn 2011- 2020, toàn tỉnh sẽ mở 70 lớp tập huấn năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo.
Thông qua việc tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo đã giúp cho nhận thức của người dân có sự chuyển tích cực; nhóm hộ nghèo và nhóm hộ ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để có thu nhập, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.