Anh Phạm Quang Thọ, chủ nhiệm HTX Nông nghiệp sạch T & D ở bản Háng Gàng, xã Lao Chải là một điển hình làm kinh tế giỏi, với nhiều cách làm hay, sáng tạo. Qua đó góp phần tạo việc làm cho lao động người dân tộc H’Mông, góp phần từng bước xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao còn nhiều gian khó.
Anh Phạm Quang Thọ (bên trái) tại trang trại trồng rau an toàn của mình.
Trao đổi với chúng tôi về những ngày đầu lập nghiệp, anh Thọ cho biết, anh sinh ra ở làng quê trung du xã Ðồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ). Tháng 5-2000, học xong trung cấp kiểm lâm rồi học lên đại học, anh về công tác tại Lâm trường Púng Luông (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải), với nhiệm vụ là cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp, phụ trách bốn cơ sở lẻ đóng tại xã Khao Mang. Năm 2009, khi thấy cây sơn tra là cây bản địa đem lại thu nhập cao, nhưng đồng bào H’Mông nơi đây chưa tự trồng đại trà mà vẫn trồng theo dự án, bởi giống cây được bao cấp toàn bộ, anh Thọ suy nghĩ muốn người dân tham gia trồng đại trà, thì mình phải đi đầu làm gương cho họ noi theo. "Lúc đầu, tôi nhận cung ứng giống cây cho người dân. Sau đó, thuê đất rừng của họ để trồng. Bằng cách lấy ngắn nuôi dài, đến nay gia đình tôi có 13 ha sơn tra, trong đó 4,5 ha đã cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm", anh Thọ chia sẻ.
Ngoài ra, nhận thấy giống gà đen địa phương có giá trị kinh tế cao, bán giá từ 150 đến 170 nghìn đồng/kg, nhưng các hộ dân vẫn còn chăn nuôi nhỏ lẻ, rải rác, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cuối năm 2018, anh Thọ đầu tư mô hình chăn nuôi trang trại gà đen, với diện tích gần 3.000 m2 chuồng trại, mức đầu tư 650 triệu đồng. Lứa đầu, chưa có kinh nghiệm chăn nuôi cho nên số lượng lớn gà chết gây thiệt hại không nhỏ cho gia đình. Tuy nhiên, nhờ kết hợp trồng các loại rau sạch, 150 cây đào chín sớm bán ra thị trường, bước đầu mang lại cho anh Thọ hơn 100 triệu đồng tiền lãi. Ðó cũng là động lực để anh tăng quy mô chăn nuôi gà đen lên 2.000 con trong các năm tiếp theo, tạo việc làm cho 15 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 130 nghìn đến 150 nghìn đồng/ngày.
Việc trồng sơn tra, nuôi gà đen, các loại rau ở xã Lao Chải ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng lớn và thường xuyên hơn. Tuy nhiên, khâu vận chuyển sản phẩm từ bản Trống Khua, xã Lao Chải về thị trấn Mù Cang Chải khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Tháng 2-2019, anh Thọ quyết định chuyển mô hình phát triển kinh tế hộ về Mù Cang Chải để thuận lợi cho tiêu thụ, giảm chi phí, nhân công. Với 2 ha đất bằng phẳng được anh Thọ dành để trồng rau sạch. Mùa nào thức ấy, bí đỏ, dưa chuột, bắp cải, su hào, súp lơ… đều được bố trí từng luống, từng mảnh một cách bài bản. Ngoài việc sử dụng hệ thống tưới tự động, vận chuyển phân bón mua từ xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) về ủ làm phân vi sinh, anh còn xây dựng hệ thống chuồng nuôi lợn đen kết hợp với hầm biogas nhằm tăng thêm lượng phân tại chỗ, tiết kiệm được lượng rau củ dư thừa cho chăn nuôi… Toàn bộ lượng rau sạch, an toàn sản xuất ra được tiêu thụ trong các trường bán trú, các nhà hàng của thị trấn phục vụ khách du lịch đến với vùng cao Mù Cang Chải.
Hiện tại, anh Thọ đang sở hữu 13 ha sơn tra, hàng nghìn con gà đen, 2 ha trồng rau sạch, đồng thời thành lập HTX Nông nghiệp sạch T & D, có tổng thu nhập hằng năm đạt hơn 300 triệu đồng. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải Phạm Tiến Lâm đánh giá: "Phạm Quang Thọ là người dám nghĩ, dám làm, nỗ lực vươn lên làm giàu ngay trên vùng đất khó. Từ mô hình này, huyện sẽ tổ chức cho nông dân tham quan học tập để tiếp tục nhân rộng, giúp địa phương có nhiều mô hình làm kinh tế giỏi để thoát nghèo bền vững".
Ban Biên tập
Anh Phạm Quang Thọ, chủ nhiệm HTX Nông nghiệp sạch T & D ở bản Háng Gàng, xã Lao Chải là một điển hình làm kinh tế giỏi, với nhiều cách làm hay, sáng tạo. Qua đó góp phần tạo việc làm cho lao động người dân tộc H’Mông, góp phần từng bước xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao còn nhiều gian khó. Trao đổi với chúng tôi về những ngày đầu lập nghiệp, anh Thọ cho biết, anh sinh ra ở làng quê trung du xã Ðồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ). Tháng 5-2000, học xong trung cấp kiểm lâm rồi học lên đại học, anh về công tác tại Lâm trường Púng Luông (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải), với nhiệm vụ là cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp, phụ trách bốn cơ sở lẻ đóng tại xã Khao Mang. Năm 2009, khi thấy cây sơn tra là cây bản địa đem lại thu nhập cao, nhưng đồng bào H’Mông nơi đây chưa tự trồng đại trà mà vẫn trồng theo dự án, bởi giống cây được bao cấp toàn bộ, anh Thọ suy nghĩ muốn người dân tham gia trồng đại trà, thì mình phải đi đầu làm gương cho họ noi theo. "Lúc đầu, tôi nhận cung ứng giống cây cho người dân. Sau đó, thuê đất rừng của họ để trồng. Bằng cách lấy ngắn nuôi dài, đến nay gia đình tôi có 13 ha sơn tra, trong đó 4,5 ha đã cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm", anh Thọ chia sẻ.
Ngoài ra, nhận thấy giống gà đen địa phương có giá trị kinh tế cao, bán giá từ 150 đến 170 nghìn đồng/kg, nhưng các hộ dân vẫn còn chăn nuôi nhỏ lẻ, rải rác, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cuối năm 2018, anh Thọ đầu tư mô hình chăn nuôi trang trại gà đen, với diện tích gần 3.000 m2 chuồng trại, mức đầu tư 650 triệu đồng. Lứa đầu, chưa có kinh nghiệm chăn nuôi cho nên số lượng lớn gà chết gây thiệt hại không nhỏ cho gia đình. Tuy nhiên, nhờ kết hợp trồng các loại rau sạch, 150 cây đào chín sớm bán ra thị trường, bước đầu mang lại cho anh Thọ hơn 100 triệu đồng tiền lãi. Ðó cũng là động lực để anh tăng quy mô chăn nuôi gà đen lên 2.000 con trong các năm tiếp theo, tạo việc làm cho 15 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 130 nghìn đến 150 nghìn đồng/ngày.
Việc trồng sơn tra, nuôi gà đen, các loại rau ở xã Lao Chải ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng lớn và thường xuyên hơn. Tuy nhiên, khâu vận chuyển sản phẩm từ bản Trống Khua, xã Lao Chải về thị trấn Mù Cang Chải khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Tháng 2-2019, anh Thọ quyết định chuyển mô hình phát triển kinh tế hộ về Mù Cang Chải để thuận lợi cho tiêu thụ, giảm chi phí, nhân công. Với 2 ha đất bằng phẳng được anh Thọ dành để trồng rau sạch. Mùa nào thức ấy, bí đỏ, dưa chuột, bắp cải, su hào, súp lơ… đều được bố trí từng luống, từng mảnh một cách bài bản. Ngoài việc sử dụng hệ thống tưới tự động, vận chuyển phân bón mua từ xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) về ủ làm phân vi sinh, anh còn xây dựng hệ thống chuồng nuôi lợn đen kết hợp với hầm biogas nhằm tăng thêm lượng phân tại chỗ, tiết kiệm được lượng rau củ dư thừa cho chăn nuôi… Toàn bộ lượng rau sạch, an toàn sản xuất ra được tiêu thụ trong các trường bán trú, các nhà hàng của thị trấn phục vụ khách du lịch đến với vùng cao Mù Cang Chải.
Hiện tại, anh Thọ đang sở hữu 13 ha sơn tra, hàng nghìn con gà đen, 2 ha trồng rau sạch, đồng thời thành lập HTX Nông nghiệp sạch T & D, có tổng thu nhập hằng năm đạt hơn 300 triệu đồng. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải Phạm Tiến Lâm đánh giá: "Phạm Quang Thọ là người dám nghĩ, dám làm, nỗ lực vươn lên làm giàu ngay trên vùng đất khó. Từ mô hình này, huyện sẽ tổ chức cho nông dân tham quan học tập để tiếp tục nhân rộng, giúp địa phương có nhiều mô hình làm kinh tế giỏi để thoát nghèo bền vững".