CTTĐT - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, từ năm 2016 - 2019 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 20,65 %, từ 32,21% (đầu năm 2016) xuống còn 11,56% (cuối năm 2019), bình quân mỗi năm giảm 5,16 %, đạt 147,42% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh; giảm gấp 3,44 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước. Năm 2020 tỉnh phấn đấu giảm 4%, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,56%.
Giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 20,65 %
Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong 4 năm tại hai huyện Trạm Tẩu và Mù Cang Chải giảm 33,3%, từ 75,12% (đầu năm 2016) xuống còn 41,82% (vào cuối năm 2019), bình quân mỗi năm giảm 8,32%, đạt 138% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, giảm gấp 2,08 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước. Năm 2020, phấn đấu giảm trên 6,5%, tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2 huyện 30a còn dưới 35,32%.
Từ năm 2016 - 2019, tỷ lệ hộ nghèo trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh giảm từ 50,41% xuống còn 19,59%, bình quân giảm 6,16%/năm, gấp 2,05 lần so với mục tiêu đề ra.
Từ năm 2016 - 2019, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 60,76% xuống còn 25,92%, giảm bình quân giảm 6,97 %/năm, gấp 1,74 lần so với mục tiêu đề ra.
Về cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo: Thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh năm 2019 đạt 38 triệu đồng/người; năm 2020 ước đạt 40,3 triệu đồng/người, tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2015.
Năm 2019 thu nhập bình quân đầu người huyện Mù Cang Chải đạt 19,5 triệu đồng/người; đến cuối năm 2020 ước đạt 20 triệu đồng/người, tăng 1,48 lần so với 2015; thu nhập bình quân đầu người huyện Trạm Tấu năm 2019 đạt 18,8 triệu đồng/người; năm 2020 ước đạt 19,5 triệu đồng/ người, tăng 1,67 lần so với 2015.
Đến cuối năm 2019 toàn tỉnh có 7 xã hoàn thành mục tiêu chương trình 135 giai đoạn 2017- 2020, gồm xã Hòa Cuông; Việt Hồng; Hồng Ca; Kiên Thành (huyện Trấn Yên); Hạnh Sơn, Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ); Hát Lừu (Trạm Táu). Hiện nay tỉnh Yên Bái còn 75 xã ĐBKK. 70% thôn, bản trên địa bàn tỉnh có đường giao thông được bê tông hóa. 70% số xã trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí quốc gia về y tế, 100% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 89 % hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng. 100% cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động; 100 % các xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; có 8 xã được trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cổ động. Trên 90% các hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác; hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho 921 hộ nghèo sống tại các xã đặc biệt khó khăn.
Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 đã bao phủ diện rộng cho nhiều nhóm đối tượng hưởng lợi (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số...) trong đó ưu tiên 100% nhóm đối tượng có đủ điều kiện tham gia các dự án, tiểu dự án và các hoạt động giảm nghèo bao gồm: Hộ nghèo sống tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, hộ nghèo có chủ hộ là nữ; hộ nghèo thuộc diện chính sách để tập trung nguồn lực tạo điều kiện giúp những hộ này sớm thoát nghèo.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, từ năm 2016 - 2019 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 20,65 %, từ 32,21% (đầu năm 2016) xuống còn 11,56% (cuối năm 2019), bình quân mỗi năm giảm 5,16 %, đạt 147,42% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh; giảm gấp 3,44 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước. Năm 2020 tỉnh phấn đấu giảm 4%, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,56%.Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong 4 năm tại hai huyện Trạm Tẩu và Mù Cang Chải giảm 33,3%, từ 75,12% (đầu năm 2016) xuống còn 41,82% (vào cuối năm 2019), bình quân mỗi năm giảm 8,32%, đạt 138% so với mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, giảm gấp 2,08 lần so với mục tiêu giảm nghèo của cả nước. Năm 2020, phấn đấu giảm trên 6,5%, tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2 huyện 30a còn dưới 35,32%.
Từ năm 2016 - 2019, tỷ lệ hộ nghèo trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh giảm từ 50,41% xuống còn 19,59%, bình quân giảm 6,16%/năm, gấp 2,05 lần so với mục tiêu đề ra.
Từ năm 2016 - 2019, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 60,76% xuống còn 25,92%, giảm bình quân giảm 6,97 %/năm, gấp 1,74 lần so với mục tiêu đề ra.
Về cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo: Thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh năm 2019 đạt 38 triệu đồng/người; năm 2020 ước đạt 40,3 triệu đồng/người, tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2015.
Năm 2019 thu nhập bình quân đầu người huyện Mù Cang Chải đạt 19,5 triệu đồng/người; đến cuối năm 2020 ước đạt 20 triệu đồng/người, tăng 1,48 lần so với 2015; thu nhập bình quân đầu người huyện Trạm Tấu năm 2019 đạt 18,8 triệu đồng/người; năm 2020 ước đạt 19,5 triệu đồng/ người, tăng 1,67 lần so với 2015.
Đến cuối năm 2019 toàn tỉnh có 7 xã hoàn thành mục tiêu chương trình 135 giai đoạn 2017- 2020, gồm xã Hòa Cuông; Việt Hồng; Hồng Ca; Kiên Thành (huyện Trấn Yên); Hạnh Sơn, Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ); Hát Lừu (Trạm Táu). Hiện nay tỉnh Yên Bái còn 75 xã ĐBKK. 70% thôn, bản trên địa bàn tỉnh có đường giao thông được bê tông hóa. 70% số xã trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí quốc gia về y tế, 100% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 89 % hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng. 100% cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động; 100 % các xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; có 8 xã được trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyền cổ động. Trên 90% các hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác; hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho 921 hộ nghèo sống tại các xã đặc biệt khó khăn.
Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 đã bao phủ diện rộng cho nhiều nhóm đối tượng hưởng lợi (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số...) trong đó ưu tiên 100% nhóm đối tượng có đủ điều kiện tham gia các dự án, tiểu dự án và các hoạt động giảm nghèo bao gồm: Hộ nghèo sống tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, hộ nghèo có chủ hộ là nữ; hộ nghèo thuộc diện chính sách để tập trung nguồn lực tạo điều kiện giúp những hộ này sớm thoát nghèo.