CTTĐT - Những năm qua, huyện Trạm Tấu đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Qua đó đã góp phần giảm nghèo bền vững của huyện miền núi còn đặc biệt khó khăn này.
Huyện đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo
Trong 12 năm thực hiện Nghị quyết số 30a (2008 -2020), tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện Trạm Tấu đạt trên 503 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển là gần 355 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là trên 148 tỷ. Từ nguồn vốn trên, huyện đã đầu tư xây dựng 22 công trình giao thông; 37 công trình thủy lợi, nước sinh hoạt; 3 công trình trường học và 1 chợ. Trong đó nhiều công trình có vốn đầu tư lớn như: đường trung tâm xã Tà Xi Láng, đường xã Pá Hu, đường xã Bản Công; công trình thủy lợi Tà Xi Láng, thủy lợi xã Trạm Tấu, thủy lợi xã Bản Mù, cấp nước sinh hoạt xã Hát Lừu, Bản Công… Các công trình đều được triển khai khá đồng bộ, trong đó ưu tiên đầu tư đường xá, thủy lợi, nước sinh hoạt. Các công trình thủy lợi phát huy hiệu quả, chủ động cung ứng đủ nguồn nước tưới tiêu cho 1.520 ha lúa cấy 2 vụ/năm; 9/11 xã có đường bê tông đến trung tâm xã; các tuyến đường liên thôn, bản cơ bản được mở mới và gần 40% được bê tông hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa của người dân.
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, huyện đã triển khai chính sách xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, đối tượng chính sách theo tiêu chí "3 cứng” gồm: khung cứng, mái cứng, nền cứng. Qua đó, có 918 hộ trên địa bàn được hưởng lợi, kinh phí thực hiện trên 22,6 tỷ đồng. Để tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo phát triển kinh tế, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tạo điều kiện cho hơn 12.000 lượt người dân vay vốn với tổng số tiền gần 400 tỷ đồng để phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Chính sách hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được đặc biệt quan tâm. Từ năm 2009 đến nay, 280.680 lượt người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế; 545.368 lượt hộ được hỗ trợ tiền điện; 472.629 lượt học sinh và giáo viên được hỗ trợ và miễn giảm học phí; 4.701 lao động nông thôn được hưởng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ…
Có thể thấy, sau 12 năm triển khai, Nghị quyết 30a đã tạo bước chuyển biến rõ nét về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện. Nhờ các giải pháp đồng bộ và cách làm sáng tạo đã làm thay đổi nhận thức của đa số cán bộ và người dân, từ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cơ chế chính sách của Nhà nước, chuyển sang chủ động thực hiện. Người dân tích cực tham gia vào các mô hình, dự án sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, phát huy thế mạnh của địa phương. Nhiều hộ đã viết đơn xin thoát nghèo.
Thời gian tới, huyện Trạm Tấu tiếp tục triển khai hiệu quả các nguồn vốn được đầu tư, chú trọng ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực đặc biệt khó khăn; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tăng cường các hoạt động giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo về cây, con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật; đẩy mạnh các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm; thực hiện tốt các chính sách bảo trợ xã hội… để người dân đổi mới cách nghĩ, cách làm giảm nghèo bền vững.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, huyện Trạm Tấu đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Qua đó đã góp phần giảm nghèo bền vững của huyện miền núi còn đặc biệt khó khăn này.Trong 12 năm thực hiện Nghị quyết số 30a (2008 -2020), tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện Trạm Tấu đạt trên 503 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển là gần 355 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là trên 148 tỷ. Từ nguồn vốn trên, huyện đã đầu tư xây dựng 22 công trình giao thông; 37 công trình thủy lợi, nước sinh hoạt; 3 công trình trường học và 1 chợ. Trong đó nhiều công trình có vốn đầu tư lớn như: đường trung tâm xã Tà Xi Láng, đường xã Pá Hu, đường xã Bản Công; công trình thủy lợi Tà Xi Láng, thủy lợi xã Trạm Tấu, thủy lợi xã Bản Mù, cấp nước sinh hoạt xã Hát Lừu, Bản Công… Các công trình đều được triển khai khá đồng bộ, trong đó ưu tiên đầu tư đường xá, thủy lợi, nước sinh hoạt. Các công trình thủy lợi phát huy hiệu quả, chủ động cung ứng đủ nguồn nước tưới tiêu cho 1.520 ha lúa cấy 2 vụ/năm; 9/11 xã có đường bê tông đến trung tâm xã; các tuyến đường liên thôn, bản cơ bản được mở mới và gần 40% được bê tông hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa của người dân.
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, huyện đã triển khai chính sách xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, đối tượng chính sách theo tiêu chí "3 cứng” gồm: khung cứng, mái cứng, nền cứng. Qua đó, có 918 hộ trên địa bàn được hưởng lợi, kinh phí thực hiện trên 22,6 tỷ đồng. Để tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo phát triển kinh tế, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tạo điều kiện cho hơn 12.000 lượt người dân vay vốn với tổng số tiền gần 400 tỷ đồng để phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Chính sách hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được đặc biệt quan tâm. Từ năm 2009 đến nay, 280.680 lượt người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế; 545.368 lượt hộ được hỗ trợ tiền điện; 472.629 lượt học sinh và giáo viên được hỗ trợ và miễn giảm học phí; 4.701 lao động nông thôn được hưởng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ…
Có thể thấy, sau 12 năm triển khai, Nghị quyết 30a đã tạo bước chuyển biến rõ nét về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện. Nhờ các giải pháp đồng bộ và cách làm sáng tạo đã làm thay đổi nhận thức của đa số cán bộ và người dân, từ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cơ chế chính sách của Nhà nước, chuyển sang chủ động thực hiện. Người dân tích cực tham gia vào các mô hình, dự án sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, phát huy thế mạnh của địa phương. Nhiều hộ đã viết đơn xin thoát nghèo.
Thời gian tới, huyện Trạm Tấu tiếp tục triển khai hiệu quả các nguồn vốn được đầu tư, chú trọng ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực đặc biệt khó khăn; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tăng cường các hoạt động giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo về cây, con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật; đẩy mạnh các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm; thực hiện tốt các chính sách bảo trợ xã hội… để người dân đổi mới cách nghĩ, cách làm giảm nghèo bền vững.