Với phương châm “Không ai bị bỏ lại phía sau”, đồng thời hướng đến mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, trong thời gian qua, thành phố Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hội, đoàn thể các cấp; lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn gắn với chương trình mục tiêu giảm nghèo; tích cực huy động mọi nguồn lực tập trung cho công tác giảm nghèo đảm bảo 100% hộ nghèo được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, từ đó nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Trúc - Phó Chủ tịch UBND thành phố trao tiền hỗ trợ xây dựng nhà cho gia đình bà Nguyễn Thị Tuất ở thôn Trực Bình xã Minh Bảo.
Ban Chỉ đạo giảm nghèo của thành phố đã xây dựng kế hoạch, huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng chung tay giúp đỡ hộ nghèo. Các đoàn thể và xã, phường đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Cùng với đó, thành phố đã huy động các nguồn lực cho giảm nghèo như vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, thăm, tặng quà cho các cháu học sinh nghèo vượt khó học giỏi, tặng quà cho người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán, tặng sổ tiết kiệm, phương tiện sản xuất, con giống vật nuôi cây trồng và nhiều hoạt động khác, để người nghèo ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững. Tích cực triển khai cấp thẻ bảo hiểm y tế và tổ chức khám, chữa bệnh cho người nghèo, giúp người nghèo được hưởng các dịch vụ y tế kịp thời.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố Yên Bái đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững. Theo đó, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo về kiến thức, vay vốn, trợ cấp hàng tháng; hỗ trợ làm nhà ở cho 60 hộ nghèo với tổng kinh phí hỗ trợ là 2,02 tỷ đồng; triển khai thực hiện 12 chương trình tín dụng chính sách, 4.371 hộ gia đình đang vay vốn, tổng dư nợ 105.222 tỷ đồng, trong đó dư nợ chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm 23% tổng dư nợ; thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho 1.838 lượt học sinh nghèo, kinh phí là 1,081 tỷ đồng; hỗ trợ chi phí học tập cho 2.140 lượt học sinh, sinh viên với số tiền 1,729 tỷ đồng; cấp trên 8.000 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, 3.400 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo...
Trong năm 2019, thành phố đã có 298 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,62%, giảm 1,07% so với năm 2018, vượt 0,47% so với kế hoạch tỉnh giao; Tính cả giải đoạn tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,02% năm 2015 xuống còn 1,12% năm 2020, bình quân mỗi năm giảm 0,78%/năm.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Yên Bái phấn đấu bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,6%/năm và đến năm 2025 thành phố không còn hộ nghèo theo tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2015 - 2020. Để đạt được mục tiêu này, thành phố Yên Bái tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững; hỗ trợ về vốn, kiến thức, kỹ thuật sản xuất, giới thiệu việc làm, định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động thuộc diện nghèo, tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu, vươn lên thoát nghèo, không để người nghèo bị bỏ lại phía sau.
Ban Biên tập
Với phương châm “Không ai bị bỏ lại phía sau”, đồng thời hướng đến mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, trong thời gian qua, thành phố Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hội, đoàn thể các cấp; lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn gắn với chương trình mục tiêu giảm nghèo; tích cực huy động mọi nguồn lực tập trung cho công tác giảm nghèo đảm bảo 100% hộ nghèo được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, từ đó nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.Ban Chỉ đạo giảm nghèo của thành phố đã xây dựng kế hoạch, huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng chung tay giúp đỡ hộ nghèo. Các đoàn thể và xã, phường đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Cùng với đó, thành phố đã huy động các nguồn lực cho giảm nghèo như vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, thăm, tặng quà cho các cháu học sinh nghèo vượt khó học giỏi, tặng quà cho người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán, tặng sổ tiết kiệm, phương tiện sản xuất, con giống vật nuôi cây trồng và nhiều hoạt động khác, để người nghèo ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững. Tích cực triển khai cấp thẻ bảo hiểm y tế và tổ chức khám, chữa bệnh cho người nghèo, giúp người nghèo được hưởng các dịch vụ y tế kịp thời.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố Yên Bái đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững. Theo đó, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo về kiến thức, vay vốn, trợ cấp hàng tháng; hỗ trợ làm nhà ở cho 60 hộ nghèo với tổng kinh phí hỗ trợ là 2,02 tỷ đồng; triển khai thực hiện 12 chương trình tín dụng chính sách, 4.371 hộ gia đình đang vay vốn, tổng dư nợ 105.222 tỷ đồng, trong đó dư nợ chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm 23% tổng dư nợ; thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho 1.838 lượt học sinh nghèo, kinh phí là 1,081 tỷ đồng; hỗ trợ chi phí học tập cho 2.140 lượt học sinh, sinh viên với số tiền 1,729 tỷ đồng; cấp trên 8.000 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, 3.400 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo...
Trong năm 2019, thành phố đã có 298 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,62%, giảm 1,07% so với năm 2018, vượt 0,47% so với kế hoạch tỉnh giao; Tính cả giải đoạn tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,02% năm 2015 xuống còn 1,12% năm 2020, bình quân mỗi năm giảm 0,78%/năm.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Yên Bái phấn đấu bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,6%/năm và đến năm 2025 thành phố không còn hộ nghèo theo tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2015 - 2020. Để đạt được mục tiêu này, thành phố Yên Bái tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững; hỗ trợ về vốn, kiến thức, kỹ thuật sản xuất, giới thiệu việc làm, định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động thuộc diện nghèo, tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu, vươn lên thoát nghèo, không để người nghèo bị bỏ lại phía sau.