CTTĐT - Trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trạm Tấu đã giảm dần qua các năm, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Có được kết quả đó phải nhắc đến vai trò của tín dụng chính sách với các chương trình cho vay của Ngân hàng đã tạo điều kiện cho người dân có vốn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Người dân đến Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu làm thủ tục vay vốn.
Cách đây 3 năm, gia đình bà Hoàng Thị Pọm, ở thôn Hát 1, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trạm Tấu để mua lợn giống và làm chuồng trại chăn nuôi. Quyết tâm thoát nghèo từ hướng này, bà Pọm đã tích cực chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên lợn của gia đình bà luôn khỏe mạnh, được thương lái trả giá cao. Thành công bước đầu, bà Pọm tiếp tục đầu tư để từng bước mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, gia đình bà Pọm đã trả được hết nợ và duy trì mô hình nuôi 40 con lợn thịt/ lứa. Có vốn phát triển kinh tế, gia đình bà Pọm còn đầu tư làm dịch vụ xay xát. Với mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, gia đình bà Pọm trở thành hộ khá trong xã với nguồn thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ năm.
Chỉ tính riêng, qua kênh ủy thác của Hội Nông dân xã Hát Lừu đã có gần 200 hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu với tổng số vốn là 7,4 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, người dân xã Hát Lừu đã đầu tư mua cây, con, giống, làm nhà ở, công trình nước sạch và vệ sinh môi trường,… đầu tư cho con em học tập. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Dự kiến hết năm 2020, thu nhập bình quân của xã Hát Lừu đạt 36 triệu đồng/ người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 13%.
Huyện Trạm Tấu hiện có trên 5.000 người dân được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trạm Tấu với tổng dư nợ trên 176 tỷ đồng. Trong đó, doanh số cho vay 6 tháng năm 2020 là 28 tỷ đồng với gần 580 khách hàng; tập trung vào một số lĩnh vực như vay hộ nghèo, vay hộ mới thoát nghèo và vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Biết sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, nhiều hộ gia đình ở Trạm Tấu đã xây dựng được mô hình phát triển kinh tế bền vững, cho thu nhập cao, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, đời sống người dân từng bước được nâng lên; góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, tạo việc làm ổn định, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu tiếp tục xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, với UBND các xã, thị trấn và thực hiện hiệu quả việc củng cố, nâng cao chất lượng ủy thác, chất lượng hoạt động của mạng lưới các tổ tiết kiệm và vay vốn. Đồng thời, nâng cao hiệu quả, chất lượng các phiên giao dịch tại cơ sở, phát huy tối ưu nguồn vốn vay ưu đãi tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trạm Tấu đã giảm dần qua các năm, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Có được kết quả đó phải nhắc đến vai trò của tín dụng chính sách với các chương trình cho vay của Ngân hàng đã tạo điều kiện cho người dân có vốn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Cách đây 3 năm, gia đình bà Hoàng Thị Pọm, ở thôn Hát 1, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu được vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trạm Tấu để mua lợn giống và làm chuồng trại chăn nuôi. Quyết tâm thoát nghèo từ hướng này, bà Pọm đã tích cực chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên lợn của gia đình bà luôn khỏe mạnh, được thương lái trả giá cao. Thành công bước đầu, bà Pọm tiếp tục đầu tư để từng bước mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, gia đình bà Pọm đã trả được hết nợ và duy trì mô hình nuôi 40 con lợn thịt/ lứa. Có vốn phát triển kinh tế, gia đình bà Pọm còn đầu tư làm dịch vụ xay xát. Với mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, gia đình bà Pọm trở thành hộ khá trong xã với nguồn thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ năm.
Chỉ tính riêng, qua kênh ủy thác của Hội Nông dân xã Hát Lừu đã có gần 200 hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu với tổng số vốn là 7,4 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, người dân xã Hát Lừu đã đầu tư mua cây, con, giống, làm nhà ở, công trình nước sạch và vệ sinh môi trường,… đầu tư cho con em học tập. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Dự kiến hết năm 2020, thu nhập bình quân của xã Hát Lừu đạt 36 triệu đồng/ người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 13%.
Huyện Trạm Tấu hiện có trên 5.000 người dân được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trạm Tấu với tổng dư nợ trên 176 tỷ đồng. Trong đó, doanh số cho vay 6 tháng năm 2020 là 28 tỷ đồng với gần 580 khách hàng; tập trung vào một số lĩnh vực như vay hộ nghèo, vay hộ mới thoát nghèo và vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Biết sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, nhiều hộ gia đình ở Trạm Tấu đã xây dựng được mô hình phát triển kinh tế bền vững, cho thu nhập cao, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, đời sống người dân từng bước được nâng lên; góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, tạo việc làm ổn định, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu tiếp tục xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, với UBND các xã, thị trấn và thực hiện hiệu quả việc củng cố, nâng cao chất lượng ủy thác, chất lượng hoạt động của mạng lưới các tổ tiết kiệm và vay vốn. Đồng thời, nâng cao hiệu quả, chất lượng các phiên giao dịch tại cơ sở, phát huy tối ưu nguồn vốn vay ưu đãi tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.