Văn Chấn (Yên Bái) là huyện có 14 xã đặc biệt khó khăn và có 23 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng chung sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các dự án, chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc, bộ mặt nông thôn, miền núi ở Văn Chấn đã có nhiều khởi sắc. Nhiều mô hình giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, sản xuất giỏi đã trở thành phong trào sâu rộng, đạt được những kết quả đáng mừng.
Đồng bào xã Suối Giàng thu hoạch chè bằng máy.
Trưởng phòng Dân tộc huyện Văn Chấn Phạm Thị Tuyết cho biết, xã Nghĩa Sơn có gần 940 ha đất sản xuất thì đất lâm nghiệp chiếm gần 865 ha, còn lại là đất ruộng lúa hai vụ, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 15 triệu đồng/năm. Người Khơ Mú hiện chiếm hơn 72% số dân của xã, đời sống rất khó khăn. Ðể giúp các hộ dân thoát nghèo, huyện đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi như: hỗ trợ bò giống sinh sản, nông cụ sản xuất; làm mới 31 nhà ở cho hộ nghèo; vận động người dân tham gia trồng mới 25 ha quế, tận dụng đồng cỏ chăn thả đại gia súc. Ngoài ra, Ngân hành Chính sách xã hội huyện còn thẩm định, giải ngân cho vay lãi suất thấp hơn 11 tỷ đồng, để người dân có vốn mua con giống, vật tư, phân bón phát triển sản xuất.
Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn Lường Văn Si chia sẻ: Hiện trên diện tích đất lâm nghiệp thuộc xã quản lý, Công ty Cao-su Yên Bái đang kinh doanh trồng cây cao-su với diện tích 200 ha, thu hút 37 lao động là người địa phương tham gia. Năm nay, cây cao-su đã cho thu hoạch mủ, cho thu nhập bình quân đạt khoảng sáu triệu đồng/tháng. Ngoài ra, xã còn vận động, nhiều thanh niên DTTS tham gia học các lớp đào tạo nghề, hết khóa đào tạo, nhiều thanh niên đã rời gia đình đi làm ăn xa mong có thu nhập cao, tiết kiệm tiền về xây dựng nhà ở cho gia đình để thoát nghèo. Bằng nhiều cách làm cụ thể, Nghĩa Sơn đã giảm số hộ nghèo từ 79% năm 2015, còn 23% năm 2020. Bên cạnh phát triển kinh tế, xóa đói nghèo, người dân trong xã tiếp tục phục dựng, bảo tồn nét văn hóa truyền thống dân tộc Khơ Mú như: Lễ cầu mùa, lễ cúng cơm mới, nhằm lưu giữ nét đẹp cho đời sau…
Bên cạnh đó, huyện Văn Chấn luôn coi trọng, quan tâm đến đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, bởi đây chính là "cánh tay nối dài" của cấp ủy, chính quyền đến từng thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa. Hiện, các chính sách dành cho 163 người có uy tín ở các bản luôn được quan tâm đầy đủ, một số người có uy tín tiêu biểu được tham quan, học tập tại các địa phương có phong trào sản xuất tốt, qua đó về vận động đồng bào trong bản học tập làm theo. Ðiển hình như anh Triệu Văn Lý, Trưởng thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền là một tấm gương về vận động quần chúng, làm dân hiểu, nói dân nghe. Nhận thấy cây quế ở vùng cao Văn Chấn phù hợp thổ nhưỡng sinh trưởng tốt, hiệu quả kinh tế cao, từ năm 2006, anh Lý cùng gia đình quyết định chuyển sang trồng quế. Ðến nay, gia đình anh có hơn 10 ha quế. Nhờ có kinh nghiệm sản xuất, thu hoạch hạt quế ở những cây đủ tiêu chuẩn và ươm gieo quế giống hữu cơ, anh đã hướng dẫn các hộ dân khác cùng tham gia trồng được hơn 350 ha quế, giúp nhiều hộ dân trong bản cùng thoát nghèo. Ðể có quỹ chi tiêu các công việc của bản, anh Triệu Văn Lý đề xuất phát triển đồi quế chung, hằng năm trồng mới và trồng thay thế từ 3 đến 5 ha, đến nay diện tích tăng lên được 35 ha quế, mỗi năm thu được hơn 150 triệu đồng từ việc bán lá, cành và một số sản phẩm khác. Số tiền này được sử dụng chủ yếu hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hay đau ốm; cho vay không tính lãi đối với các hộ mua vật tư, con giống phát triển sản xuất; khen thưởng các cháu học sinh giỏi, cá nhân tiêu biểu gương mẫu trong thôn. Nhờ làm tốt công tác dân vận, người dân đã tự góp công sức làm mới được 12 km đường đất dân sinh rộng 3,5 m, đủ cho xe tải đi qua. Tháng 5-2020, được UBND huyện Văn Chấn hỗ trợ 170 triệu đồng mua vật liệu làm đường bê-tông, anh Lý đã vận động người dân trong bản làm 1,7 km đường đoạn dốc cao nhất, giúp cho mọi người đi lại dễ dàng.
Chú trọng chuyển đổi giống, cây trồng và vật nuôi theo hướng hàng hóa ở vùng đồng bào DTTS, huyện Văn Chấn đã phối hợp Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc (Học viện Dân tộc) đưa vào trồng 4,5 ha mận tam hoa, giúp 20 hộ đồng bào H’Mông xã Suối Giàng có điều kiện cải thiện thu nhập, nhất là khi Suối Giàng được đầu tư trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng, khám phá của tỉnh Yên Bái. Ðồng thời đưa cây na vào trồng trên diện tích hàng chục ha tại xã Suối Bu, một xã vùng cao có địa hình núi đá vôi hiểm trở, khí hậu thổ nhưỡng tương đồng với vùng núi đá huyện Chi Lăng (Lạng Sơn). Ðáng chú ý, huyện đã triển khai trồng 5 ha cây mắc ca trên đất chè, mật độ 150 cây/ha tại hai xã: Gia Hội, Nậm Búng, nơi có hơn 550 ha chè shan trồng tập trung mật độ cao trên các nương bằng phẳng. Ðây là hướng đi mới, bởi cây mắc ca sau bốn năm trồng cho thu hoạch quả với giá trị cao, đồng thời là cây tạo bóng che mát cho chè shan, vừa tăng hiệu quả trên một diện tích đất. Hiện Văn Chấn có hơn 1.500 ha chè shan, thật sự là cây xóa nghèo cho đồng bào vùng cao trong tỉnh. Tại nhiều xã có diện tích chè shan lớn như: Suối Giàng, Nậm Mười, Suối Quyền, Sùng Ðô, Nậm Búng…, đồng bào H’Mông, Dao thu hái bán cho các doanh nghiệp chế biến với giá búp tươi đạt 25.000 đồng/kg.
Bí thư Huyện ủy Văn Chấn Mai Mộng Tuân cho biết: Ngoài triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, trong 5 năm qua (2015- 2020), huyện đã đầu tư hơn 330 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo cho hơn 7.200 hộ với kinh phí hơn 18 tỷ đồng, qua đó giúp hơn 3.000 hộ thoát nghèo. Ðồng bào DTTS sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ về y tế, giáo dục, được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất. Thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách của Ðảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào DTTS là nhiệm vụ trọng tâm của Ðảng bộ, chính quyền huyện Văn Chấn trong thời gian qua cũng như trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Văn Chấn tiếp tục làm tốt chỉ dẫn địa lý, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp đối với các sản phẩm do chính đồng bào DTTS làm ra như: nếp tan Tú Lệ, cam Văn Chấn, ba ba gai Cát Thịnh, Tuyết sơn trà… Ðó là những tiền đề để Văn Chấn bứt phá đi lên.
Văn Chấn (Yên Bái) là huyện có 14 xã đặc biệt khó khăn và có 23 dân tộc thiểu số (DTTS) cùng chung sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các dự án, chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc, bộ mặt nông thôn, miền núi ở Văn Chấn đã có nhiều khởi sắc. Nhiều mô hình giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, sản xuất giỏi đã trở thành phong trào sâu rộng, đạt được những kết quả đáng mừng.Trưởng phòng Dân tộc huyện Văn Chấn Phạm Thị Tuyết cho biết, xã Nghĩa Sơn có gần 940 ha đất sản xuất thì đất lâm nghiệp chiếm gần 865 ha, còn lại là đất ruộng lúa hai vụ, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 15 triệu đồng/năm. Người Khơ Mú hiện chiếm hơn 72% số dân của xã, đời sống rất khó khăn. Ðể giúp các hộ dân thoát nghèo, huyện đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi như: hỗ trợ bò giống sinh sản, nông cụ sản xuất; làm mới 31 nhà ở cho hộ nghèo; vận động người dân tham gia trồng mới 25 ha quế, tận dụng đồng cỏ chăn thả đại gia súc. Ngoài ra, Ngân hành Chính sách xã hội huyện còn thẩm định, giải ngân cho vay lãi suất thấp hơn 11 tỷ đồng, để người dân có vốn mua con giống, vật tư, phân bón phát triển sản xuất.
Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn Lường Văn Si chia sẻ: Hiện trên diện tích đất lâm nghiệp thuộc xã quản lý, Công ty Cao-su Yên Bái đang kinh doanh trồng cây cao-su với diện tích 200 ha, thu hút 37 lao động là người địa phương tham gia. Năm nay, cây cao-su đã cho thu hoạch mủ, cho thu nhập bình quân đạt khoảng sáu triệu đồng/tháng. Ngoài ra, xã còn vận động, nhiều thanh niên DTTS tham gia học các lớp đào tạo nghề, hết khóa đào tạo, nhiều thanh niên đã rời gia đình đi làm ăn xa mong có thu nhập cao, tiết kiệm tiền về xây dựng nhà ở cho gia đình để thoát nghèo. Bằng nhiều cách làm cụ thể, Nghĩa Sơn đã giảm số hộ nghèo từ 79% năm 2015, còn 23% năm 2020. Bên cạnh phát triển kinh tế, xóa đói nghèo, người dân trong xã tiếp tục phục dựng, bảo tồn nét văn hóa truyền thống dân tộc Khơ Mú như: Lễ cầu mùa, lễ cúng cơm mới, nhằm lưu giữ nét đẹp cho đời sau…
Bên cạnh đó, huyện Văn Chấn luôn coi trọng, quan tâm đến đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, bởi đây chính là "cánh tay nối dài" của cấp ủy, chính quyền đến từng thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa. Hiện, các chính sách dành cho 163 người có uy tín ở các bản luôn được quan tâm đầy đủ, một số người có uy tín tiêu biểu được tham quan, học tập tại các địa phương có phong trào sản xuất tốt, qua đó về vận động đồng bào trong bản học tập làm theo. Ðiển hình như anh Triệu Văn Lý, Trưởng thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền là một tấm gương về vận động quần chúng, làm dân hiểu, nói dân nghe. Nhận thấy cây quế ở vùng cao Văn Chấn phù hợp thổ nhưỡng sinh trưởng tốt, hiệu quả kinh tế cao, từ năm 2006, anh Lý cùng gia đình quyết định chuyển sang trồng quế. Ðến nay, gia đình anh có hơn 10 ha quế. Nhờ có kinh nghiệm sản xuất, thu hoạch hạt quế ở những cây đủ tiêu chuẩn và ươm gieo quế giống hữu cơ, anh đã hướng dẫn các hộ dân khác cùng tham gia trồng được hơn 350 ha quế, giúp nhiều hộ dân trong bản cùng thoát nghèo. Ðể có quỹ chi tiêu các công việc của bản, anh Triệu Văn Lý đề xuất phát triển đồi quế chung, hằng năm trồng mới và trồng thay thế từ 3 đến 5 ha, đến nay diện tích tăng lên được 35 ha quế, mỗi năm thu được hơn 150 triệu đồng từ việc bán lá, cành và một số sản phẩm khác. Số tiền này được sử dụng chủ yếu hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hay đau ốm; cho vay không tính lãi đối với các hộ mua vật tư, con giống phát triển sản xuất; khen thưởng các cháu học sinh giỏi, cá nhân tiêu biểu gương mẫu trong thôn. Nhờ làm tốt công tác dân vận, người dân đã tự góp công sức làm mới được 12 km đường đất dân sinh rộng 3,5 m, đủ cho xe tải đi qua. Tháng 5-2020, được UBND huyện Văn Chấn hỗ trợ 170 triệu đồng mua vật liệu làm đường bê-tông, anh Lý đã vận động người dân trong bản làm 1,7 km đường đoạn dốc cao nhất, giúp cho mọi người đi lại dễ dàng.
Chú trọng chuyển đổi giống, cây trồng và vật nuôi theo hướng hàng hóa ở vùng đồng bào DTTS, huyện Văn Chấn đã phối hợp Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc (Học viện Dân tộc) đưa vào trồng 4,5 ha mận tam hoa, giúp 20 hộ đồng bào H’Mông xã Suối Giàng có điều kiện cải thiện thu nhập, nhất là khi Suối Giàng được đầu tư trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng, khám phá của tỉnh Yên Bái. Ðồng thời đưa cây na vào trồng trên diện tích hàng chục ha tại xã Suối Bu, một xã vùng cao có địa hình núi đá vôi hiểm trở, khí hậu thổ nhưỡng tương đồng với vùng núi đá huyện Chi Lăng (Lạng Sơn). Ðáng chú ý, huyện đã triển khai trồng 5 ha cây mắc ca trên đất chè, mật độ 150 cây/ha tại hai xã: Gia Hội, Nậm Búng, nơi có hơn 550 ha chè shan trồng tập trung mật độ cao trên các nương bằng phẳng. Ðây là hướng đi mới, bởi cây mắc ca sau bốn năm trồng cho thu hoạch quả với giá trị cao, đồng thời là cây tạo bóng che mát cho chè shan, vừa tăng hiệu quả trên một diện tích đất. Hiện Văn Chấn có hơn 1.500 ha chè shan, thật sự là cây xóa nghèo cho đồng bào vùng cao trong tỉnh. Tại nhiều xã có diện tích chè shan lớn như: Suối Giàng, Nậm Mười, Suối Quyền, Sùng Ðô, Nậm Búng…, đồng bào H’Mông, Dao thu hái bán cho các doanh nghiệp chế biến với giá búp tươi đạt 25.000 đồng/kg.
Bí thư Huyện ủy Văn Chấn Mai Mộng Tuân cho biết: Ngoài triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, trong 5 năm qua (2015- 2020), huyện đã đầu tư hơn 330 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo cho hơn 7.200 hộ với kinh phí hơn 18 tỷ đồng, qua đó giúp hơn 3.000 hộ thoát nghèo. Ðồng bào DTTS sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ về y tế, giáo dục, được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất. Thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách của Ðảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào DTTS là nhiệm vụ trọng tâm của Ðảng bộ, chính quyền huyện Văn Chấn trong thời gian qua cũng như trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Văn Chấn tiếp tục làm tốt chỉ dẫn địa lý, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp đối với các sản phẩm do chính đồng bào DTTS làm ra như: nếp tan Tú Lệ, cam Văn Chấn, ba ba gai Cát Thịnh, Tuyết sơn trà… Ðó là những tiền đề để Văn Chấn bứt phá đi lên.