CTTĐT - Được triển khai từ năm 2017, đến nay Dự án “Lồng ghép cải thiện dinh dưỡng trẻ em khu vực miền núi phía bắc” bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Đồng bào H’Mông xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải chăm sóc gà đen.
Với số vốn đầu tư cho một hộ gia đình chỉ khoảng một triệu đồng, bao gồm hỗ trợ gà giống, giống rau, đậu và giống lúa, Dự án do Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới (WB), được thực hiện tại 10 xã của huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái), cùng 10 xã của huyện Mộc Châu, Mai Sơn (Sơn La).
Với hợp phần an ninh lương thực đã giúp nhiều bà mẹ là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) mang thai và nuôi con nhỏ, nhận biết cách chăn nuôi, trồng cấy đúng kỹ thuật, không những bổ sung nguồn thức ăn bảo đảm dinh dưỡng hằng ngày, mà còn bảo đảm an ninh lương lực cho mỗi hộ, nhất là đối với những hộ nghèo, ít tư liệu sản xuất.
Đến bản Pá Te, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu nằm ở thượng nguồn dòng Nậm Đông chảy về cánh đồng Mường Lò, là nơi sinh sống của 80 hộ dân Khơ mú. Anh Hà Sông Thao, cán bộ Trung tâm Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trạm Tấu đã trực tiếp đi kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật làm đất trồng rau, chăn nuôi gà tại gia đình Mè Thị Sơn, 29 tuổi, đang mang thai lần hai được tám tháng tuổi.
Cách đây hơn một năm, gia đình chị Sơn được hỗ trợ 15 con gà giống, đến giờ, số gà trên đã đẻ được ba lần. Gà con sau khi ấp nở, được chuyển xuống chuồng bên cạnh, được kê cao rồi cho ăn cám và uống nước sạch. Ngoài ra, một phần trứng được dùng làm thức ăn cho con trai của mình.
Dù kỹ thuật chăn nuôi đơn giản, nhưng với đồng bào dân tộc Khơ Mú vốn quen cho lợn gà thả rông, rau rừng hái lượm, nay áp dụng đúng kỹ thuật thì gà con không bị chết, rau được quây trong vườn có bón phân ủ mục, không dùng phân hóa học, su su trồng cạnh chuồng lợn và ao nước sai quả, đã chủ động dinh dưỡng trong bữa ăn cho gia đình.
Ông Mè Văn Pản, nay đã 63 tuổi, bố chồng chị Sơn cho biết, người Khơ Mú mình trước đây còn bị miệt thị là người Xá Cẩu, bị xã hội coi rẻ, không có đất sản xuất, cả đời phải đi làm thuê, nghèo lắm. Cách mạng đã đổi đời cho dân tộc mình, bây giờ đã định canh, định cư, được nhà nước hỗ trợ nhiều thứ, nên không còn đói khổ nữa.
Chỉ vào chuồng có hai chú lợn độ 20kg, bên cạnh là vườn rau xanh mướt, ông Pản bảo, tháng 5 vừa rồi, nhà nước hỗ trợ tiền cho hộ nghèo ảnh hưởng dịch Covid-19, cả nhà có năm khẩu, được gần bốn triệu đồng, mình dành gần ba triệu đồng mua lợn giống về nuôi, đến cuối năm bán lợn thịt đủ tiền giúp con dâu nuôi con nhỏ.
Không chỉ có chị Sơn, nhiều hộ thuộc đối tượng là bà mẹ mang thai và gia đình có nuôi trẻ dưới hai tháng tuổi ở các bản của xã Túc Đán, Phình Hồ cũng được đội ngũ khuyến nông viên trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà, kỹ thuật trồng một số giống rau trong vườn, trồng đậu tương và trồng lúa theo phương pháp hữu cơ, bền vững.
Bằng cách cầm tay chỉ việc, đồng bào DTTS đã nắm được những kiến thức cơ bản, áp dụng vào mô hình thực tế của gia đình, mang lại hiệu quả cho người dân khi chuyển đổi tập quán chăn nuôi, trồng cấy.
Sau hơn hai năm triển khai, đối tượng được hưởng lợi gồm phụ nữ mang thai, các thành viên trong gia đình có con nhỏ dưới hai tuổi đã rất thích thú, khi được áp dụng kỹ thuật vào nuôi gà giống không bị chết, gà sau ấp nở tỷ lệ sống cao; trồng rau, đậu đã biết sử dụng phân hoai mục vào chăm sóc, tiết kiệm chi phí, nhờ đó có thêm phần dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ, nhằm nâng cao thể chất, giảm thấp còi, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Theo đánh giá khảo sát, hiện vẫn còn nhiều hộ đồng bào DTTS không có nhà vệ sinh, cụ thể ở huyện Mù Cang Chải còn gần 36%, huyện Trạm Tấu còn gần 71% số hộ chưa có hố xí, rất cần một cuộc vận động rộng trong nhân dân giải quyết vấn đề này, cần đưa thành một tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn. Cũng do tập tục sinh hoạt còn nặng nề, nên tỷ lệ thấp còi theo khảo sát ở Trạm Tấu là gần 40%, thiếu cân là 46%, gầy còm là 11,2%, cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ ngay từ gia đình.
Hơn 20 gia đình H’Mông bản Tà Chí Lử, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, hôm nay háo hức đưa con em đến điểm trường mầm non của xã, bổ sung chất dinh dưỡng.
Chị Giàng Thị Nở, 27 tuổi, tay bế đứa lớn, địu trên lưng đứa nhỏ cùng tham gia chương trình chống suy dinh dưỡng trẻ em cho hay, chỉ với 12 nghìn đồng/bữa, tháng ba lần, trẻ được bổ sung dinh dưỡng chủ yếu từ sản phẩm của địa phương như: trứng gà, thịt lợn, rau xanh, củ quả… cùng gạo, đỗ để nấu cháo bón cho trẻ.
Cái được là khi tập trung đông như vậy, ngoài việc cân, đo chiều cao kiểm soát thể chất cho trẻ nhỏ, cán bộ y tế thôn bản hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch, cách tránh thai, cách nuôi dạy trẻ, vận động mẹ mang thai khi sinh nở tại trạm y tế xã (trước đây sinh tại nhà, chồng làm bà đỡ), cách nuôi con bằng sữa mẹ, cách nấu cháo bổ sung chất dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện, chống thấp, còi.
Đặc biệt, với trẻ suy dinh dưỡng cấp tính, gầy yếu, được hỗ trợ can thiệp nhanh bằng chất Hebi trong vòng hai tháng, giúp trẻ lấy lại thể trạng phát triển.
Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, Lương Thị Xuyến cho biết, đây là một dự án mang ý nghĩa nhân văn, nhất là đối với phụ nữ nghèo vùng đồng bào DTTS. Với cách làm là không phát tiền, mà trực tiếp đưa con giống, hạt giống, đưa cán bộ xuống “cầm tay chỉ việc”, qua đó giúp chị em biết cách chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra nguồn dinh dưỡng tại chỗ, và qua sản phẩm làm ra chăm sóc cho trẻ và các thành viên gia đình tốt hơn.
Mù Cang Chải sẽ tổng kết các mô hình tốt, tạo sự lan tỏa ra các địa phương khác, bởi cách làm là sử dụng con giống, cây giống bản địa như: gà đen, su su, cải Mông, đậu đỗ nên không có dịch bệnh, phù hợp thổ nhưỡng địa phương, vốn ít nhưng hiệu quả đem lại tốt cho người vùng đồng bào DTTS.
Hiện tại, dự án đã triển khai với hợp phần an ninh lương thực được dự án hỗ trợ thực hiện bốn mô hình bao gồm: Xây dựng vườn rau dinh dưỡng và ủ phân hữu cơ; mô hình chăn nuôi gà theo phương pháp cải tiến; mô hình canh tác lúa bền vững SRI, mô hình trồng đậu tương theo phương pháp cải tiến.
Đến nay, có hơn 2.200 hộ đồng bào DTTS thuộc 10 xã vùng đặc biệt khó khăn của Yên Bái được hưởng lợi từ chương trình này. Ngay trong sáu tháng đầu năm 2020, có 28 trẻ được hỗ trợ điều trị miễn phí chất Hebi chống suy dinh dưỡng cấp tính, 2.095 hộ được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, hơn 500 phụ nữ có thai được thăm khám, tư vấn sức khỏe sinh sản.
Với mức đầu tư nhỏ, bước đầu mang lại hiệu quả trong cải thiện điều kiện sống, đồng bào biết áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nâng cao đời sống vật chất, cần được nhân rộng ra các địa phương khác.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Được triển khai từ năm 2017, đến nay Dự án “Lồng ghép cải thiện dinh dưỡng trẻ em khu vực miền núi phía bắc” bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực.Với số vốn đầu tư cho một hộ gia đình chỉ khoảng một triệu đồng, bao gồm hỗ trợ gà giống, giống rau, đậu và giống lúa, Dự án do Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới (WB), được thực hiện tại 10 xã của huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái), cùng 10 xã của huyện Mộc Châu, Mai Sơn (Sơn La).
Với hợp phần an ninh lương thực đã giúp nhiều bà mẹ là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) mang thai và nuôi con nhỏ, nhận biết cách chăn nuôi, trồng cấy đúng kỹ thuật, không những bổ sung nguồn thức ăn bảo đảm dinh dưỡng hằng ngày, mà còn bảo đảm an ninh lương lực cho mỗi hộ, nhất là đối với những hộ nghèo, ít tư liệu sản xuất.
Đến bản Pá Te, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu nằm ở thượng nguồn dòng Nậm Đông chảy về cánh đồng Mường Lò, là nơi sinh sống của 80 hộ dân Khơ mú. Anh Hà Sông Thao, cán bộ Trung tâm Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trạm Tấu đã trực tiếp đi kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật làm đất trồng rau, chăn nuôi gà tại gia đình Mè Thị Sơn, 29 tuổi, đang mang thai lần hai được tám tháng tuổi.
Cách đây hơn một năm, gia đình chị Sơn được hỗ trợ 15 con gà giống, đến giờ, số gà trên đã đẻ được ba lần. Gà con sau khi ấp nở, được chuyển xuống chuồng bên cạnh, được kê cao rồi cho ăn cám và uống nước sạch. Ngoài ra, một phần trứng được dùng làm thức ăn cho con trai của mình.
Dù kỹ thuật chăn nuôi đơn giản, nhưng với đồng bào dân tộc Khơ Mú vốn quen cho lợn gà thả rông, rau rừng hái lượm, nay áp dụng đúng kỹ thuật thì gà con không bị chết, rau được quây trong vườn có bón phân ủ mục, không dùng phân hóa học, su su trồng cạnh chuồng lợn và ao nước sai quả, đã chủ động dinh dưỡng trong bữa ăn cho gia đình.
Ông Mè Văn Pản, nay đã 63 tuổi, bố chồng chị Sơn cho biết, người Khơ Mú mình trước đây còn bị miệt thị là người Xá Cẩu, bị xã hội coi rẻ, không có đất sản xuất, cả đời phải đi làm thuê, nghèo lắm. Cách mạng đã đổi đời cho dân tộc mình, bây giờ đã định canh, định cư, được nhà nước hỗ trợ nhiều thứ, nên không còn đói khổ nữa.
Chỉ vào chuồng có hai chú lợn độ 20kg, bên cạnh là vườn rau xanh mướt, ông Pản bảo, tháng 5 vừa rồi, nhà nước hỗ trợ tiền cho hộ nghèo ảnh hưởng dịch Covid-19, cả nhà có năm khẩu, được gần bốn triệu đồng, mình dành gần ba triệu đồng mua lợn giống về nuôi, đến cuối năm bán lợn thịt đủ tiền giúp con dâu nuôi con nhỏ.
Không chỉ có chị Sơn, nhiều hộ thuộc đối tượng là bà mẹ mang thai và gia đình có nuôi trẻ dưới hai tháng tuổi ở các bản của xã Túc Đán, Phình Hồ cũng được đội ngũ khuyến nông viên trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà, kỹ thuật trồng một số giống rau trong vườn, trồng đậu tương và trồng lúa theo phương pháp hữu cơ, bền vững.
Bằng cách cầm tay chỉ việc, đồng bào DTTS đã nắm được những kiến thức cơ bản, áp dụng vào mô hình thực tế của gia đình, mang lại hiệu quả cho người dân khi chuyển đổi tập quán chăn nuôi, trồng cấy.
Sau hơn hai năm triển khai, đối tượng được hưởng lợi gồm phụ nữ mang thai, các thành viên trong gia đình có con nhỏ dưới hai tuổi đã rất thích thú, khi được áp dụng kỹ thuật vào nuôi gà giống không bị chết, gà sau ấp nở tỷ lệ sống cao; trồng rau, đậu đã biết sử dụng phân hoai mục vào chăm sóc, tiết kiệm chi phí, nhờ đó có thêm phần dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ, nhằm nâng cao thể chất, giảm thấp còi, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Theo đánh giá khảo sát, hiện vẫn còn nhiều hộ đồng bào DTTS không có nhà vệ sinh, cụ thể ở huyện Mù Cang Chải còn gần 36%, huyện Trạm Tấu còn gần 71% số hộ chưa có hố xí, rất cần một cuộc vận động rộng trong nhân dân giải quyết vấn đề này, cần đưa thành một tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn. Cũng do tập tục sinh hoạt còn nặng nề, nên tỷ lệ thấp còi theo khảo sát ở Trạm Tấu là gần 40%, thiếu cân là 46%, gầy còm là 11,2%, cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ ngay từ gia đình.
Hơn 20 gia đình H’Mông bản Tà Chí Lử, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, hôm nay háo hức đưa con em đến điểm trường mầm non của xã, bổ sung chất dinh dưỡng.
Chị Giàng Thị Nở, 27 tuổi, tay bế đứa lớn, địu trên lưng đứa nhỏ cùng tham gia chương trình chống suy dinh dưỡng trẻ em cho hay, chỉ với 12 nghìn đồng/bữa, tháng ba lần, trẻ được bổ sung dinh dưỡng chủ yếu từ sản phẩm của địa phương như: trứng gà, thịt lợn, rau xanh, củ quả… cùng gạo, đỗ để nấu cháo bón cho trẻ.
Cái được là khi tập trung đông như vậy, ngoài việc cân, đo chiều cao kiểm soát thể chất cho trẻ nhỏ, cán bộ y tế thôn bản hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch, cách tránh thai, cách nuôi dạy trẻ, vận động mẹ mang thai khi sinh nở tại trạm y tế xã (trước đây sinh tại nhà, chồng làm bà đỡ), cách nuôi con bằng sữa mẹ, cách nấu cháo bổ sung chất dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện, chống thấp, còi.
Đặc biệt, với trẻ suy dinh dưỡng cấp tính, gầy yếu, được hỗ trợ can thiệp nhanh bằng chất Hebi trong vòng hai tháng, giúp trẻ lấy lại thể trạng phát triển.
Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, Lương Thị Xuyến cho biết, đây là một dự án mang ý nghĩa nhân văn, nhất là đối với phụ nữ nghèo vùng đồng bào DTTS. Với cách làm là không phát tiền, mà trực tiếp đưa con giống, hạt giống, đưa cán bộ xuống “cầm tay chỉ việc”, qua đó giúp chị em biết cách chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra nguồn dinh dưỡng tại chỗ, và qua sản phẩm làm ra chăm sóc cho trẻ và các thành viên gia đình tốt hơn.
Mù Cang Chải sẽ tổng kết các mô hình tốt, tạo sự lan tỏa ra các địa phương khác, bởi cách làm là sử dụng con giống, cây giống bản địa như: gà đen, su su, cải Mông, đậu đỗ nên không có dịch bệnh, phù hợp thổ nhưỡng địa phương, vốn ít nhưng hiệu quả đem lại tốt cho người vùng đồng bào DTTS.
Hiện tại, dự án đã triển khai với hợp phần an ninh lương thực được dự án hỗ trợ thực hiện bốn mô hình bao gồm: Xây dựng vườn rau dinh dưỡng và ủ phân hữu cơ; mô hình chăn nuôi gà theo phương pháp cải tiến; mô hình canh tác lúa bền vững SRI, mô hình trồng đậu tương theo phương pháp cải tiến.
Đến nay, có hơn 2.200 hộ đồng bào DTTS thuộc 10 xã vùng đặc biệt khó khăn của Yên Bái được hưởng lợi từ chương trình này. Ngay trong sáu tháng đầu năm 2020, có 28 trẻ được hỗ trợ điều trị miễn phí chất Hebi chống suy dinh dưỡng cấp tính, 2.095 hộ được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, hơn 500 phụ nữ có thai được thăm khám, tư vấn sức khỏe sinh sản.
Với mức đầu tư nhỏ, bước đầu mang lại hiệu quả trong cải thiện điều kiện sống, đồng bào biết áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nâng cao đời sống vật chất, cần được nhân rộng ra các địa phương khác.