Một trong những yếu tố để Yên Bình thực hiện hiệu quả kế hoạch giảm nghèo bền vững là sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh được phân công giúp đỡ các hộ nghèo ở các xã vùng đặc biệt khó khăn phù hợp với thực tế.
Phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả là một trong những giải pháp giúp hộ nghèo ở Yên Bình thoát nghèo.
Thời gian qua, công tác giảm nghèo của huyện Yên Bình được sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, huyện; sự chung tay của toàn xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác giảm nghèo.
Cùng với đó, các chương trình, chính sách giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống trở thành nguồn động viên người nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo và làm giàu cho gia đình, địa phương.
Đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: "Năm 2021, huyện Yên Bình đề ra mục tiêu giảm 0,85% hộ nghèo trở lên so với năm 2020, tương đương giảm từ 260 hộ nghèo trở lên, trong đó có ít nhất 20 hộ tự nguyện thoát nghèo. Phấn đấu đến cuối năm 2021, toàn huyện còn 727 hộ nghèo, tỷ lệ còn lại 2,39%. Đặc biệt, phấn đấu không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng hưởng chính sách người có công”.
Huyện Yên Bình xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị gắn với kế hoạch cụ thể; tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Ban Thường vụ Huyện ủy đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện, cấp ủy chính quyền các xã thị trấn để triển khai thực hiện, phụ trách, theo dõi, giúp đỡ, có chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp, thiết thực.
Thực hiện chính sách giảm nghèo được Yên Bình gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội và huy động tối đa các nguồn lực của xã hội để giảm nghèo.
Đồng chí Nguyễn Đức Long - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết, thời gian qua, Phòng đã phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện với các đề án, dự án cụ thể như: Đề án đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động nghèo, người khuyết tật; tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm mới tại các công ty, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn trong và ngoài tỉnh; xuất khẩu lao động; các hoạt động truyền thông, giám sát, đánh giá và quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.
Phối hợp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà đột nát cho các hộ gia đình chính sách, người có công, hộ gia đình có khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện...
Trong tháng 9 này, huyện tổ chức ra quân đồng loạt để hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo giảm nghèo.
Một trong những yếu tố để Yên Bình thực hiện hiệu quả kế hoạch giảm nghèo bền vững là sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh được phân công giúp đỡ các hộ nghèo ở các xã vùng đặc biệt khó khăn phù hợp với thực tế.
Từ đầu năm đến nay, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã hỗ trợ 20 triệu đồng cho 9 hộ dân của xã Cảm Nhân mua lợn giống, xây nhà vệ sinh; hỗ trợ 40 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa thôn Quyết Thắng 1 và Làng Rẫy. Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ 25 triệu đồng cho các hộ nghèo của xã Mỹ Gia sửa chữa nhà ở; hỗ trợ xã Xuân Lai 120 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa thôn Cây Tre và thôn Cây Mơ.
Sở Tư pháp hỗ trợ xã Yên Thành 135 triệu đồng giúp 15 hộ chăn nuôi, xây dựng mua sắm thiết bị cho nhà văn hóa Khe Cạn và Khe Ngang. Văn phòng Tỉnh ủy hỗ trợ xã Tân Nguyên 109 triệu đồng làm nhà cho hộ nghèo, mua con giống, vật tư, phân bón...
Sau hơn 8 tháng triển khai quyết liệt bằng nhiều biện pháp cùng sự cố gắng vươn lên thoát nghèo của người nghèo, sơ bộ toàn huyện có 217 hộ trên tổng số 30.463 hộ dân thoát nghèo.
Lồng ghép hiệu quả các nguồn lực; huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác giảm nghèo; xác định điều kiện cụ thể của từng hộ nghèo để đề ra phương án giúp đỡ phù hợp; nâng cao ý thức tự giác của người nghèo, nhất là đối với những hộ gia đình nghèo có người trong độ tuổi lao động..., đã giúp nhiều hộ nghèo ở Yên Bình bước đầu có sinh kế, đảm bảo kết quả giảm nghèo thật sự bền vững, nhất là ở những xã đặc biệt khó khăn của huyện.
Theo Báo Yên Bái
Một trong những yếu tố để Yên Bình thực hiện hiệu quả kế hoạch giảm nghèo bền vững là sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh được phân công giúp đỡ các hộ nghèo ở các xã vùng đặc biệt khó khăn phù hợp với thực tế.Thời gian qua, công tác giảm nghèo của huyện Yên Bình được sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, huyện; sự chung tay của toàn xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác giảm nghèo.
Cùng với đó, các chương trình, chính sách giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống trở thành nguồn động viên người nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo và làm giàu cho gia đình, địa phương.
Đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: "Năm 2021, huyện Yên Bình đề ra mục tiêu giảm 0,85% hộ nghèo trở lên so với năm 2020, tương đương giảm từ 260 hộ nghèo trở lên, trong đó có ít nhất 20 hộ tự nguyện thoát nghèo. Phấn đấu đến cuối năm 2021, toàn huyện còn 727 hộ nghèo, tỷ lệ còn lại 2,39%. Đặc biệt, phấn đấu không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng hưởng chính sách người có công”.
Huyện Yên Bình xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị gắn với kế hoạch cụ thể; tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Ban Thường vụ Huyện ủy đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện, cấp ủy chính quyền các xã thị trấn để triển khai thực hiện, phụ trách, theo dõi, giúp đỡ, có chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp, thiết thực.
Thực hiện chính sách giảm nghèo được Yên Bình gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội và huy động tối đa các nguồn lực của xã hội để giảm nghèo.
Đồng chí Nguyễn Đức Long - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết, thời gian qua, Phòng đã phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện với các đề án, dự án cụ thể như: Đề án đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động nghèo, người khuyết tật; tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm mới tại các công ty, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn trong và ngoài tỉnh; xuất khẩu lao động; các hoạt động truyền thông, giám sát, đánh giá và quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.
Phối hợp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà đột nát cho các hộ gia đình chính sách, người có công, hộ gia đình có khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện...
Trong tháng 9 này, huyện tổ chức ra quân đồng loạt để hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo giảm nghèo.
Một trong những yếu tố để Yên Bình thực hiện hiệu quả kế hoạch giảm nghèo bền vững là sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh được phân công giúp đỡ các hộ nghèo ở các xã vùng đặc biệt khó khăn phù hợp với thực tế.
Từ đầu năm đến nay, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã hỗ trợ 20 triệu đồng cho 9 hộ dân của xã Cảm Nhân mua lợn giống, xây nhà vệ sinh; hỗ trợ 40 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa thôn Quyết Thắng 1 và Làng Rẫy. Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ 25 triệu đồng cho các hộ nghèo của xã Mỹ Gia sửa chữa nhà ở; hỗ trợ xã Xuân Lai 120 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa thôn Cây Tre và thôn Cây Mơ.
Sở Tư pháp hỗ trợ xã Yên Thành 135 triệu đồng giúp 15 hộ chăn nuôi, xây dựng mua sắm thiết bị cho nhà văn hóa Khe Cạn và Khe Ngang. Văn phòng Tỉnh ủy hỗ trợ xã Tân Nguyên 109 triệu đồng làm nhà cho hộ nghèo, mua con giống, vật tư, phân bón...
Sau hơn 8 tháng triển khai quyết liệt bằng nhiều biện pháp cùng sự cố gắng vươn lên thoát nghèo của người nghèo, sơ bộ toàn huyện có 217 hộ trên tổng số 30.463 hộ dân thoát nghèo.
Lồng ghép hiệu quả các nguồn lực; huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác giảm nghèo; xác định điều kiện cụ thể của từng hộ nghèo để đề ra phương án giúp đỡ phù hợp; nâng cao ý thức tự giác của người nghèo, nhất là đối với những hộ gia đình nghèo có người trong độ tuổi lao động..., đã giúp nhiều hộ nghèo ở Yên Bình bước đầu có sinh kế, đảm bảo kết quả giảm nghèo thật sự bền vững, nhất là ở những xã đặc biệt khó khăn của huyện.