Ở xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, đồng bào dân tộc Thái chiếm 99,6% dân số. Cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 47,55%. Vậy mà sau 5 năm địa phương này đã giảm nghèo một cách ngoạn mục, xuống chỉ còn 8,37% năm 2020. Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Lãnh đạo xã Hát Lừu hướng dẫn người dân thôn Hát 1 làm mô hình khoai tây vụ đông.
Thường xuyên chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh; người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, manh mún, nhỏ lẻ; dân trí không đồng đều, hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi; một số tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ triệt để; người dân còn có tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo... được xác định là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo cao.
Đó cũng chính là khó khăn, thách thức khi địa phương triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Đảng ủy, chính quyền địa phương đã đổi mới về tư duy, cách nghĩ, cách làm, triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp thiết thực, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế.
Trước hết, xã quán triệt, triển khai nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo cùng với các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của tỉnh, huyện. Hát Lừu đã xây dựng, cụ thể hóa thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong các chương trình, kế hoạch công tác, giao chỉ tiêu giảm nghèo cho từng thôn, bản cũng như phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã, các ban, ngành, đoàn thể, phối hợp để trực tiếp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo.
Xã tích cực tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thay đổi căn bản về nhận thức và thống nhất trong hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác giảm nghèo. Các giải pháp hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo thông qua thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu của Nhà nước đã được địa phương triển khai hiệu quả.
Đồng thời, Hát Lừu triển khai kịp thời các chính sách, đề án của các cấp về hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo theo hướng tích hợp, đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn để phát huy tiềm năng, lợi thế.
Đặc biệt, xã đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân đổi mới cách tổ chức sản xuất, xóa bỏ tập quán và thói quen canh tác lạc hậu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị của sản phẩm trên cùng diện tích; mở rộng liên kết sản xuất theo nhóm hộ, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, từng bước phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị là các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương.
Bên cạnh đó, Hát Lừu chăm lo phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, nhất là tại các thôn bản, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và chú trọng làm tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Thay đổi nhận thức, thống nhất hành động cùng quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân Hát Lừu đã tạo nên thành quả sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020: giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã từ 47,55% năm 2016 xuống còn 8,37% năm 2020, bình quân giai đoạn tỷ lệ giảm hộ nghèo đạt 9,51% và nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt trên 36,2 triệu đồng.
Tranh thủ ngoại lực và đặc biệt phát huy nội lực, đó cũng chính là lý do để Hát Lừu là xã đầu tiên trong 2 huyện 30a của tỉnh Yên Bái đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Theo Báo Yên Bái
Ở xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, đồng bào dân tộc Thái chiếm 99,6% dân số. Cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 47,55%. Vậy mà sau 5 năm địa phương này đã giảm nghèo một cách ngoạn mục, xuống chỉ còn 8,37% năm 2020. Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.Thường xuyên chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh; người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, manh mún, nhỏ lẻ; dân trí không đồng đều, hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi; một số tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ triệt để; người dân còn có tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo... được xác định là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo cao.
Đó cũng chính là khó khăn, thách thức khi địa phương triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Đảng ủy, chính quyền địa phương đã đổi mới về tư duy, cách nghĩ, cách làm, triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp thiết thực, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế.
Trước hết, xã quán triệt, triển khai nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo cùng với các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của tỉnh, huyện. Hát Lừu đã xây dựng, cụ thể hóa thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong các chương trình, kế hoạch công tác, giao chỉ tiêu giảm nghèo cho từng thôn, bản cũng như phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã, các ban, ngành, đoàn thể, phối hợp để trực tiếp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo.
Xã tích cực tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thay đổi căn bản về nhận thức và thống nhất trong hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác giảm nghèo. Các giải pháp hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo thông qua thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu của Nhà nước đã được địa phương triển khai hiệu quả.
Đồng thời, Hát Lừu triển khai kịp thời các chính sách, đề án của các cấp về hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo theo hướng tích hợp, đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn để phát huy tiềm năng, lợi thế.
Đặc biệt, xã đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân đổi mới cách tổ chức sản xuất, xóa bỏ tập quán và thói quen canh tác lạc hậu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị của sản phẩm trên cùng diện tích; mở rộng liên kết sản xuất theo nhóm hộ, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, từng bước phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị là các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương.
Bên cạnh đó, Hát Lừu chăm lo phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, nhất là tại các thôn bản, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và chú trọng làm tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Thay đổi nhận thức, thống nhất hành động cùng quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân Hát Lừu đã tạo nên thành quả sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020: giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã từ 47,55% năm 2016 xuống còn 8,37% năm 2020, bình quân giai đoạn tỷ lệ giảm hộ nghèo đạt 9,51% và nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt trên 36,2 triệu đồng.
Tranh thủ ngoại lực và đặc biệt phát huy nội lực, đó cũng chính là lý do để Hát Lừu là xã đầu tiên trong 2 huyện 30a của tỉnh Yên Bái đạt chuẩn xã nông thôn mới.